Tình trạng viêm chu vai thường gặp nhiều ở người lớn tuổi. Căn bệnh này có thể gây nên tình trạng đau đớn và gây nên nhiều hạn chế trong đời sống hàng ngày. Bệnh được phát hiện và được chữa trị sớm sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi được các chức năng và hoạt động ở vùng vai.
18/01/2023 | Trật khớp vai - Tìm hiểu về biến chứng và cách phòng ngừa 10/01/2023 | Khớp vai kêu lạch cạch là do nguyên nhân nào? 03/01/2023 | Gãy xương đòn vai và những cách điều trị hiệu quả 02/12/2022 | Bài tập vai giúp “đánh bay” cơn đau mỏi cổ vai gáy
1. Khái niệm về bệnh lý viêm chu vai
Viêm chu vai còn được biết đến với một tên gọi khác là viêm quanh khớp vai hoặc là viêm chu vi khớp vai. Đây là những trường hợp khớp vùng vai bị đau và có sự hạn chế về vận động. Nguyên nhân chính là do những sự tổn thương ở phần mềm như các gân cơ, hệ dây chằng hoặc những bao hoạt dịch bao khớp.
Bệnh lý này xuất hiện thường là do những tổn thương ở vùng sụn, vùng xương khớp vai và do tình trạng nhiễm trùng.
Viêm chu vai là một bệnh lý xuất hiện nhiều ở người cao tuổi
Những triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh sẽ gồm những cơn đau vai và đi kèm là tình trạng khớp vai gặp phải những khó khăn khi hoạt động. Bệnh lý được chia thành bốn thể, bao gồm:
2. Nguyên nhân hình thành bệnh lý viêm chu vai
Tuổi tác là một trong những nguyên nhân khiến bệnh xuất hiện. Theo ghi nhận, những người trên 50 tuổi thường sẽ có tỷ lệ mắc bệnh lý này khá cao. Bên cạnh đó, căn bệnh này có thể đến sớm hơn nếu bạn phải lao động và mang vác nặng trong một thời gian dài.
Những chấn thương ở vùng vai chính là nguyên nhân gây bệnh
Các chấn thương do tai nạn giao thông ở vùng vai, tập luyện quá sức, hoạt động sai tư thế, người lười vận động hoặc những người hút thuốc lá quá nhiều cũng có nguy cơ bị mắc phải bệnh lý này. Ngoài ra, viêm chu vai đôi khi cũng vì một số lý do sau:
-
Do tình trạng thoái hóa và bị viêm gân cơ chóp xoay với nhiều cấp độ như bị thoái hóa, bị viêm hoạt tử,...
-
Do viêm bao hoạch dịch ở dưới mỏm cùng của vai.
-
Do viêm túi hoạt dịch gân cơ nhị ở đầu cánh tay.
-
Do viêm gân dài cơ nhị ở đầu cánh tay.
-
Do viêm dính bao khớp ổ chảo - cánh tay (bị đông cứng vùng khớp vai).
-
Bị loạn dưỡng do phản xạ của hệ thần kinh giao cảm.
Một vài nguyên nhân khác được kể đến như vùng khớp vai bị đau nhức do rễ hoặc các dây thần kinh bị chèn ép, bị chấn thương sọ não hoặc bị viêm màng não,...
3. Các thể bệnh viêm chu vai thường gặp
Bệnh lý viêm chu vai có thể chia thành nhiều thể bệnh khác nhau, cụ thể:
Bệnh được chẩn đoán thông qua những dấu hiệu của từng thể
3.1. Viêm gân mạn tính
Người bệnh bị đau khớp vai ở cấp độ vừa phải. Những cơn đau sẽ xuất hiện một cách tự nhiên và có dấu hiệu tăng dần khi khớp vai hoạt động. Khi bạn sờ hoặc ấn vào sẽ cảm thấy đau nhức ở một vài điểm.
3.2. Viêm khớp vi tinh thể
Đối với thể này, người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau dữ dội và chúng xuất hiện một cách đột ngột. Những cơn đau ở quanh khớp vai có thể lan dần xuống đến cánh tay hoặc lên vùng cổ. Vùng khớp ở vai sẽ có thể bị sưng to và người bệnh bị sốt nhẹ. Khớp vùng vai sẽ bị hạn chế vận động và thường có xu hướng ép sát vào trong nách để tự động tránh những cơn đau.
3.3. Đứt mũ gân cơ quay
Những cơn đau xuất hiện một cách dữ dội. Đặc biệt khi khớp vai vận động sẽ xuất hiện những tiếng kêu răng rắc nếu sai tư thế. Lúc này, vùng vai sẽ có những khối bầm tím nhẹ ở phía trước cánh tay và đa phần người bệnh đều không nâng vai được.
3.4. Đông cứng khớp vai
Những cơn đau sẽ ít hơn nhưng các hoạt động ở vùng khớp này sẽ có sự hạn chế. Người bệnh cũng sẽ gặp nhiều khó khăn để thực hiện được những động tác như dạng hoặc xoay ngoài.
Bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán được chính xác về thực trạng của viêm chu vai sẽ yêu cần người bệnh chụp X-quang cho cả hai bên khớp vai. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ được chụp cộng hưởng từ vùng vai để có thể tiến hành đánh giá và so sánh các kết quả một cách hiệu quả hơn.
Phương pháp chụp X-quang sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn
Đây cũng là một phương pháp vô cùng tối ưu để giúp cho bác sĩ đưa ra được những phán đoán chuẩn và nhanh nhất. Qua đó, các tiên lượng bệnh và liệu pháp điều trị phù hợp cũng sẽ được chọn lọc đúng đắn.
4. Viêm chu vai được điều trị ra sao?
Để hiệu quả chữa trị viêm chu vai được tốt nhất, bác sĩ thường sẽ chỉ định bệnh nhân kết hợp nhiều liệu pháp khác nhau. Trong số đó, phương pháp nội khoa cùng với vật lý trị liệu sẽ được áp dụng cho nhiều trường hợp nhất.
Người bệnh cũng sẽ được kê thêm một vài loại thuốc giảm đau và chống viêm trong một vài trường hợp. Các loại thuốc có tác dụng chống thoái hóa khớp hoặc chống loãng xương,... cũng sẽ được chỉ định. Bệnh nhân có thể sẽ được treo tay hoặc được nẹp bột để hạn chế cử động ở vùng khớp vai.
Viêm chu vai được điều trị hiệu quả hơn nhờ vật lý trị liệu
Những bài tập vật lý trị liệu sẽ có hiệu quả tốt hơn khi người bệnh kiên trì tập luyện. Sau một thời gian nỗ lực, các chức năng khớp vai sẽ được phục hồi một cách đáng kể. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể áp dụng một số phương pháp như hình thức châm cứu, liệu pháp đắp parafin, thực hiện bức xạ hồng ngoại, tiến hành xung điện hoặc có thể là phẫu thuật nếu vùng gân khớp vai bị đứt.
Các ca phẫu thuật thường sẽ được chỉ định đối với những bệnh nhân trẻ tuổi có sức khỏe tốt. Và những bệnh nhân cao tuổi không thích hợp để thực hiện những ca phẫu thuật vùng vai.
Ngoài việc điều trị thì nhiều phương pháp dự phòng khác cũng được khuyến khích để hạn chế tỷ lệ mắc bệnh. Bạn cần tập cho mình một thói quen sống lành mạnh, duy trì tập thể dục đều đặn. Trước những bài tập, bạn cần khởi động thật kỹ để tránh bị chấn thương. Bạn cũng không nên hút thuốc lá quá nhiều và khi lao động cần phải chú ý đến các tư thế để tránh những tác động xấu đến khớp vai.
Việc thăm khám sức khỏe định kỳ cũng là cách tốt nhất để phát hiện bệnh viêm chu vai nói riêng và các bệnh lý khác nói chung, từ đó có phác đồ điều trị tốt nhất. Bạn có thể tìm đến những cơ sở ý tế uy tín như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu hỗ trợ khám và điều trị. Quý khách có thể liên hệ với bệnh viện qua số đường dây nóng 1900 56 56 56 để đặt lịch khám nhanh chóng và tiện lợi.