Bong gân cổ chân là một trong những tình trạng thường bắt gặp khi người bệnh có những hoạt động mạch gây áp lực lên chân. Tình trạng này không quá nguy hiểm nếu như được kịp thời xử lý đúng cách. Vậy thì xử lý tình trạng bong gân cổ chân như thế nào là đúng cách? Khi nào cần đưa người bệnh tới bệnh viện?
04/03/2021 | Bật mí cách chữa bong gân cổ chân hiệu quả với phương pháp RICE 17/12/2020 | Thông tin y khoa cần biết về hội chứng ống cổ chân 26/10/2020 | Tràn dịch khớp cổ chân gây ảnh hưởng đến người bệnh như thế nào?
1. Bong gân cổ chân có nguy hiểm không?
Tình trạng bị bong gân cổ chân có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi và có thể bị từ những va chạm nhẹ nhất. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý một cách đúng đắn mà thường xem nhẹ cho qua và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm về sau. Bong gân cổ chân được hiểu là hiện tượng các nhóm dây chằng bao quanh khớp cổ chân bị giãn ra đột ngột hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn là bị rách dây chằng. Mức độ chấn thương còn tùy thuộc vào tác nhân gây ra cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Hầu hết các trường hợp bong gân cổ chân thường được coi là không nghiêm trọng vì vậy mọi người chỉ thực hiện một số biện pháp xử lý tại nhà như thoa dầu, chườm đá và nghỉ ngơi. Tuy nhiên, trường hợp bị bong gân mức nặng thì cần phải tìm tới các y bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất, tránh tình trạng biến chứng xảy ra.
Chườm đá thường được thực hiện để xử lý nhanh tình trạng bong gân
Mức độ nghiêm trọng khi bị bong gân cổ chân có thể được chia ra làm 3 loại như sau:
-
Bong gân mức độ nhẹ (mức độ 1): Tình trạng này xuất hiện khi người bệnh chỉ bị tác động nhẹ tới vùng cổ chân và gây giãn dây chằng. Vùng cổ chân sẽ bị sưng nhỏ và có cảm giác hơi đau nhưng vẫn có thể đi lại được.
-
Bong gân mức độ trung bình (mức độ 2): Dây chằng bị rách hoặc bị đứt hẳn một số dây chằng vùng cổ chân. Tình trạng này sẽ khiến phần cổ chân sưng khá to, thâm tím dần và khó chịu khi đi lại.
-
Bong gân cổ chân mức nghiêm trọng (mức độ 3): Trường hợp người bệnh bị bong gân mức độ rất nặng thì khả năng cao các sợi dây chằng ở cổ chân đã bị đứt toàn bộ. Ở mức độ này, người bệnh khó có thể đi lại hay thậm chí đứng lên cũng khó khăn, cổ chân sưng to, bầm tím và lan rộng ra cả bàn chân. Trường hợp này người bệnh cần được sơ cứu và đưa tới bệnh viện để kiểm tra ngay.
2. Chẩn đoán và điều trị khi bị bong gân cổ chân
Khi bị bong gân cổ chân thì dù gặp phải ở mức độ nhẹ hay nặng thì cũng không nên chủ quan không xử lý ngay. Trường hợp bị bong gân ở mức nhẹ, người bệnh có thể thực hiện một số phương pháp sau đây để xử lý ngay tại nhà một cách hiệu quả nhất:
-
Chườm đá ngay sau khi phát hiện chân bị sưng do bong gân sẽ giúp giảm sưng và giảm đau hiệu quả.
-
Hạn chế đi lại dù mức độ bong gân có nặng hay nhẹ.
-
Có thể dùng băng vải mềm để cố định cổ chân nhưng không được tahwts quá chặt.
-
Có thể dùng thuốc giảm đau nếu quá khó chịu.
Trong trường hợp người bệnh bị bong gân cổ chân ở mức độ trung bình hoặc mức độ nặng thì đều cần phải sơ cứu trước và sau đó tìm tới các cơ sở y tế để được kiểm tra lại. Các bác sĩ sẽ chỉ định khám và thực hiện các bước như sau:
-
Kiểm tra vùng gân và dây chằng ở cổ chân bệnh nhân, đồng thời hỏi kỹ về nguyên nhân bị bong gân, tiền sử bị bong gân và các bệnh lý nền về xương khớp.
-
Trường hợp bác sĩ thấy tình trạng bong gân cổ chân ở mức độ nghiêm trọng sẽ chỉ định chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ MRI nhằm kiểm tra xem vùng xương khớp có gặp vấn đề gì hay không.
Bị bong gân cổ chân cũng có thể phải chụp X-quang hoặc MRI để xác định mức độ ảnh hưởng xương khớp
-
Nếu xương khớp không bị ảnh hưởng thì bác sĩ sẽ thực hiện nẹp cổ chân hoặc băng vải ép cố định phần cổ chân. Kê một số loại thuốc giảm đau, ngừa viêm, giảm sưng tấy cho bệnh nhân và hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc cơ thể để hạn chế nguy cơ bệnh chuyển biến nặng hơn.
-
Một số bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp việc hồi phục các dây chằng đã bị đứt ở cổ chân nhanh hơn, người bệnh sẽ nhanh chóng có thể đi lại bình thường.
Bên cạnh việc điều trị bong gân cổ chân người bệnh cũng cần lưu ý những điểm sau đây để mau chóng hồi phục cũng như tránh được các biến chứng do bệnh gây ra:
-
Tuyệt đối không được chườm nóng trong 72h đầu tiên vì nguy cơ cổ chân sẽ sưng to hơn chứ không thuyên giảm.
-
Hạn chế tối đa việc đi lại. Nếu cần thiết phải đi lại thì hãy sử dụng nạng để tránh áp lực trực tiếp tới vùng cổ chân đang bị thương.
-
Nên đặt chân cao hơn bình thường khi nằm (có thể sử dụng một chiếc gối mềm để kê chân.
-
Việc chườm đá lạnh chỉ nên thực hiện khoảng 30 phút một lần vì làm lâu hơn cũng không có tác dụng mà thậm chí có nguy cơ bị bỏng lạnh. Chia nhỏ những lần chườm đá khoảng 2, 3 lần trong 1 ngày.
-
Lập tức liên hệ ngay tới các bác sĩ chuyên khoa khi phát hiện chân có những biểu hiện bất thường như tê liệt cả bàn chân, màu sắc bàn chân chuyển sang màu sẫm hơn, ngón chân bị lạnh,...
3. Phòng ngừa nguy cơ bị bong gân cổ chân
Một số biện pháp phòng ngừa nguy cơ bị bong gân cổ chân như:
-
Hạn chế đi giày cao gót quá cao, trường hợp bị ngã cũng sẽ không quá nghiêm trọng đến cổ chân.
-
Sử dụng miếng vải chuyên dụng bảo vệ cổ chân khi hoạt động quá sức như chơi thể thao, chạy bộ đường dài,...
-
Trọng lực cơ thể có thể khiến nguy cơ bị bong gân nặng hơn vì vậy hãy giữ mức cân nặng hợp lý, cố gắng giảm cân khi bị lên cân quá đà.
-
Tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ về điều trị khi bị bong gân để tránh tình trạng tái bong gân do không kiêng cữ.
-
Hạn chế tham gia các hoạt động yêu cầu vận động quá mạnh khi không có kinh nghiệm.
-
Kiểm tra tình trạng xương khớp định kỳ cũng sẽ giảm thiểu các biến chứng nặng khi bị bong gân cổ chân.
Hạn chế đi giày cao gót sẽ giảm nguy cơ bị bong gân cổ chân
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay có dấu hiệu bị bong gân cổ chân thì bạn hãy lập tức liên hệ tới bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Quý bạn đọc có thể dễ dàng đặt lịch khám chữa bệnh thông qua số hotline của viện 1900 56 56 56.