Nhiều người thường không biết cách phân biệt bong gân và căng cơ khác nhau như thế nào. Điều này khiến cho việc điều trị sai cách, tình trạng đau không thuyên giảm mà còn làm cho bệnh trở nặng thêm. Do vậy, các bạn nên tìm hiểu đôi chút về cách phân biệt 2 dạng đau này để biết cách xử trí đúng.
18/04/2021 | Góc tư vấn: Cách trị bong gân hiệu quả và khi nào thì cần tới bệnh viện? 04/03/2021 | Tìm hiểu triệu chứng điển hình của các mức độ bong gân cổ tay
1. Phân biệt bong gân và căng cơ như thế nào?
Đều là một dạng đau nhức sau chấn thương, nhưng bong gân và căng cơ khác hẳn nhau. Cách phân biệt như sau:
Phân biệt bản chất của bong gân và căng cơ
Bong gân: là tình trạng các dây chằng và mô khớp nối giữa các xương bị chấn thương khiến dây chằng bị giãn ra hoặc rách. Thường gặp nhất ở cổ chân, đôi khi ở cổ tay.
Căng cơ là tình trạng các cơ bị căng giãn quá mức và vượt quá giới hạn chịu đựng của cơ. Căng cơ thường gặp ở cổ tay, cổ chân, cơ đùi, cơ bụng chân, vùng thắt lưng,... Cần phân biệt bong gân và căng cơ để có hướng điều trị đúng đắn.
Cần phân biệt bong gân và căng cơ là 2 tình trạng chấn thương khác nhau
Phân biệt theo triệu chứng nhận biết
Bong gân: triệu chứng của bong gân là sưng, bầm tím ở vùng chấn thương cổ chân hoặc cổ tay. Vết thương sưng lên đau, tê buốt và rất khó di chuyển, cầm nắm đồ vật. tùy theo tình trạng chấn thương mà người bệnh có thể cảm giác đau nhẹ hoặc nặng.
Căng cơ: vùng bị căng cơ thường bị co thắt, đau, sưng, rất khó cử động và hay bị chuột rút vô cùng đau đớn. Ở mức độ nhẹ thì người bệnh sẽ cảm giác căng tức cơ bên trong. Còn nếu bị đứt gân thì sẽ đau đớn hơn nhiều và gần như không thể cử động được.
Nguyên nhân gây bong gân và căng cơ
Nguyên nhân giống nhau là điều khiến nhiều người không thể phân biệt bong gân và căng cơ. Bởi bong gân và căng cơ đều là tình trạng xuất hiện sau chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động. Hoặc té ngã trong quá trình di chuyển, chơi thể thao. Khuân vác quá nặng, quá sức cũng dễ bị căng cơ hoặc bong gân. Nhiều người bị bong gân khi chơi thể thao mà không vận động đủ mức trước khi chơi. Việc di chuyển sai cách, đứng, ngồi nằm không đúng thư thế cũng là nguyên nhân gây bong gân hoặc căng cơ.
Hình ảnh bệnh nhân bị bong gân
Tại sao bong gân và căng cơ hay bị nhầm lẫn
Tại sao bình thường chúng ta khó phân biệt bong gân và căng cơ ? Nguyên do là bởi bong gân và căng cơ đều xuất hiện khi bị chấn thương nặng. Biểu hiện của 2 tình trạng này tương đối giống nhau và ở những vị trí gần như nhau. Đây đều là một dạng chấn thương vật lý làm ảnh hưởng đến hệ xương khớp và cơ.
Việc xác định sai giữa bong gân và căng cơ sẽ làm nhầm lẫn hướng điều trị. Bởi 2 tình trạng này cần có cách điều trị hoàn toàn khác nhau. Do vậy, nếu không phân biệt rõ bong gân và căng cơ sẽ khó để điều trị đúng hướng và đạt được hiệu quả như ý muốn.
2. Điều trị bong gân và căng cơ đúng cách
Khi bị bong gân hoặc căng cơ, dù chưa xác định được chính xác là tình trạng gì thì việc đầu tiên cần phải làm là nghỉ ngơi. Nằm hoặc ngồi một chỗ, tránh di chuyển để tránh làm tổn thương thêm vùng bị đau. Đồng thời áp dụng những biện pháp sau:
Sơ cứu đúng cách
Nếu chưa phân biệt bong gân và căng cơ thì bạn cũng nên thực hiện những cách sơ cứu thông thường để làm giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Trước hết, bạn có thể dùng túi nước đá để chườm lạnh ở vùng bị sưng, đau. Thực hiện thao tác chườm lạnh trong 2 ngày, mỗi ngày 4 - 8 lần/ngày, mỗi lần 10 - 15 phút/lần. Chườm lạnh sẽ giúp vết sưng bớt sưng và đỡ đau hơn nhiều. Nhưng nếu sau 2 ngày không hết đau và sưng thì cần phải đi khám ngay.
Hoặc bạn có thể sơ cứu bằng cách cố định khớp bằng vải có độ đàn hồi cao. Dùng vải băng lại vết thương ở mức độ vừa phải, không băng quá chặt. Đồng thời nâng cao phần bị bong gân để làm giảm cảm giác đau. Cách này giúp làm giảm độ sưng của vết thương.
Sơ cứu đúng cách khi bị bong gân hay căng cơ
Khi nào cần đi bác sĩ?
Khi có những dấu hiệu bất thường hoặc nhận thấy mức độ bong gân, căng cơ trầm trọng thì cần đến khám ngay ở cơ sở y tế uy tín. Nhất là khi thấy đau đớn, khó hoặc không thể cử động. Sưng to và bầm tím nặng ở vùng bị chấn thương. Thấy xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, có mủ kèm theo hiện tượng sốt. Phần xương khớp có dấu hiệu biến dạng. Đây đều là những dấu hiệu cho thấy tình trạng chấn thương ở mức độ nghiêm trọng cần được xử lý kịp thời.
Phẫu thuật khi cần thiết
Khi đã phân biệt bong gân và căng cơ và xác định mức độ chấn thương, bác sĩ sẽ có thể chỉ định phẫu thuật với trường hợp cần thiết. Nhất là với những trường hợp vết thương bị nhiễm trùng, cần được xử lý gấp để tránh bội nhiễm. Hoặc những trường hợp bong gân, căng cơ kèm theo tổn thương nứt, rạn xương, lệch xương. Lúc này cần phẫu thuật để cố định hoặc sắp xếp lại vị trí xương cho đúng và điều trị dài ngày để phục hồi.
Khởi động đúng cách để tránh bị bong gân
3. Cách phòng tránh bong gân và căng cơ
Để đề phòng trường hợp bị bong gân và căng cơ, các bạn nên lưu ý những điều sau:
-
Nên luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để có một cơ thể dẻo dai, xương chắc khỏe.
-
Chú ý vận động đúng cách trước khi luyện tập thể thao. Không tập thể thao quá sức và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn cơ ngay sau khi ngừng tập.
-
Chế độ ăn uống hàng ngày cần có đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nhất là canxi, vitamin D và khoáng chất.
-
Khi đang nằm, ngồi không đứng dậy đột ngột dễ bị giãn dây chằng. Đi lại cần chú ý bởi chỉ cần vấp té ngã là cũng có thể bị bong gân ngay lập tức.
-
Tránh vận động quá sức, không mang vác quá nặng hay lao động nặng quá sức. Điều này khiến các cơ và gân bị kéo giãn quá đà, rất dễ bị căng cơ, gây đau mỏi và ảnh hưởng đến xương khớp về sau.
Phân biệt bong gân và căng cơ bằng những dấu hiệu và triệu chứng nhận biết là cách không khó. Phân biệt đúng tình trạng chấn thương giúp bạn có cách sơ cứu cũng như tự điều trị tại nhà đúng cách. Đồng thời, hiểu về bản chất của bong gân và căng cơ cũng giúp bạn biết cách phòng ngừa các nguy cơ gây chấn thương gây bệnh.