Máy sóng xung kích là phương pháp khá phổ biến trong lĩnh vực điều trị chấn thương và các bệnh lý về cơ xương khớp. Khi áp dụng phương pháp này, người bệnh sẽ không cần phẫu thuật mà vẫn đạt được những kết quả rất tích cực.
18/04/2023 | Các bài tập vật lý trị liệu liệt nửa người đem lại hiệu quả 29/07/2021 | Khi nào nên áp dụng bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa? 16/11/2020 | Các phương pháp vật lý trị liệu mang lại hiệu quả cao
1. Cơ chế hoạt động của máy sóng xung kích
Bản chất của sóng xung kích là một dạng sóng âm thanh cơ học. Loại sóng này có thể lan truyền trong những môi trường có tính đàn hồi như môi trường lỏng hay khí,...
Máy sóng xung kích có thể thay thế phẫu thuật
- Theo các chuyên gia, một số nguyên lý chính tạo ra sóng xung kích là:
+ Sóng áp lực xuyên tâm: Tạo ra sóng xung kích phân kỳ.
+ Điện thủy lực, áp điện, điện từ là những nguyên lý tạo ra sóng xung kích hội tụ - đây cũng chính là phương pháp được áp dụng trong điều trị nhiều loại bệnh về xương khớp, điều trị chấn thương và cũng là một phương pháp vật lý trị liệu rất hiệu quả.
Sóng xung kích được đánh giá là rất hiệu quả trong việc lan truyền và hấp thu tốt trong cơ thể. Những tia sóng có năng lượng cao tác động lên các mô sẹo trong cơ thể sẽ tạo ra những tác động cục bộ. Từ đó, những mô và tế bào bị tổn thương phục hồi nhanh hơn. Người bệnh sẽ giảm bớt cảm giác đau nhức và sớm hồi phục chức năng vận động.
Bên cạnh đó, những tia sóng năng lượng này còn có tác dụng nhất định trong việc điều trị một số bệnh lý về tim mạch, tiết niệu, bệnh về thần kinh,...
Sóng xung kích có tác dụng giảm đau xương khớp hiệu quả
- Có 2 loại sóng xung kích được áp dụng trong y học là:
+ Sóng xung kích phân kỳ: Năng lượng sóng theo dạng tỏa tròn, khả năng xuyên thấu thấp. Chính vì thế, loại sóng này phù hợp trong việc điều trị các tổn thương mô bên ngoài.
+ Sóng xung kích hội tụ: Có thể tập trung năng lượng tại một điểm và có khả năng xuyên thấu cao. Do đó, năng lượng sóng sẽ tác động chính xác vào điểm tổn thương và xuyên sâu vào cơ thể (độ sâu tối đa là 12cm).
Đây cũng là loại sóng có ưu điểm lớn và được đánh giá là sự lựa chọn tốt nhất, đặc biệt phù hợp trong điều trị những tổn thương sâu trong cơ thể. Khi tác động tại một điểm nhất định, năng lượng sóng đến vị trí tổn thương sẽ rất cao, giúp giảm đau nhanh. Bên cạnh đó với độ rung nhỏ, loại sóng xung kích hội cũng ít gây ra những tổn thương cho vùng xung quanh, từ đó hạn chế tác dụng phụ.
2. Vai trò của máy sóng xung kích
- Trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình: Nhiều người cho rằng để điều trị chấn thương chỉnh hình, cần phải áp dụng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, những tác dụng của sóng xung kích có thể thay thế phẫu thuật và mang đến nhiều lựa chọn hơn cho người bệnh. Loại sóng đặc biệt này có tác dụng điều trị vôi hóa và giúp các mô xương và dây chằng bị tổn thương phục hồi nhanh hơn. Từ đó người bệnh sớm lấy lại được khả năng đi đứng, vận động,...
Máy sóng xung kích cũng được dùng phổ biến trong lĩnh vực vật lý trị liệu
- Trong lĩnh vực thể thao, loại máy này cũng rất phổ biến. Tác dụng của loại sóng này là giảm đau nhanh, tái tạo lại các tổ chức bị thương, giúp vết thương nhanh lành.
- Trong vật lý trị liệu: Năng lượng sóng xung kích giúp điều trị những vấn đề như đau cơ mãn tính, đau ở cổ và lưng. Phương pháp sử dụng máy xung kích này có hiệu quả tốt hơn và thời gian điều trị cũng ngắn hơn.
3. Máy sóng xung kích có thể điều trị được những bệnh nào?
Năng lượng sóng xung kích hội tụ đã được sử dụng ở nhiều quốc gia có nền y học phát triển bậc nhất thế giới, có thể kể đến như Mỹ, Đức,... Máy sóng xung kích rất phổ biến trong điều trị giảm đau, các bệnh lý cơ xương khớp mạn tính, chấn thương phần mềm,...
Một số bệnh được điều trị bằng sóng xung kích có thể kể đến như viêm gân bánh chè, viêm khớp vai, hội chứng ống cổ tay, đau vùng khớp chậu, cứng khớp gối, co thắt cơ cấp tính do hoạt động thể thao,...
Một số trường hợp chống chỉ định với loại máy này, bao gồm:
- Người bị rối loạn đông máu, bị chấn thương cấp và có nguy cơ chảy máu cao, bị thiếu máu hoặc có khối u ung thư trong cơ thể.
- Tổn thương của người bệnh ở dạng nhiễm trùng, vết thương hở, viêm nghiêm trọng.
- Bệnh nhân đang dùng Corticoid.
- Chị em đang mang thai cũng không nên áp dụng phương pháp điều trị này.
4. Ưu điểm và tác dụng phụ của máy xung kích
- Máy sóng xung kích có những ưu điểm như sau:
+ Không cần dùng đến phương pháp phẫu thuật trong những trường hợp bị đau xương khớp mạn tính.
Thời gian điều trị máy sóng xung kích thường rất ngắn
+ Người bệnh chỉ cần 3 đến 4 lần điều trị trong một tuần. Thời gian cho mỗi lần điều trị thường rất ngắn, chỉ 10 phút. Do đó, tâm lý của người bệnh thường rất thoải mái và không ngại điều trị.
Các chuyên gia khuyên rằng, sau khi điều trị bằng loại máy đặc biệt này, bệnh nhân cần nghỉ ngơi đầy đủ, tuyệt đối không vận động mạnh, không bê vác nặng để tránh gây kích thích hoặc căng kéo ở nhiều ở vùng vừa điều trị. Từ đó đảm bảo hiệu quả điều trị tối ưu, giúp bệnh nhân nhanh chóng bình phục.
- Ngoài những ưu điểm nêu trên, điều trị bệnh bằng sóng xung kích cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ như sau:
+ Vùng điều trị bị xuất huyết dưới da: Nếu xảy ra tình trạng này, người bệnh cũng không cần điều trị bổ sung. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể chườm đá tại vùng bị xuất huyết dưới da.
+ Đau tăng lên, kèm theo sưng nề: Rất hiếm gặp những trường hợp xuất hiện tác dụng phục này. Tuy nhiên, khi không tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ thì nguy cơ cơn đau tăng và tình trạng sưng nề vùng vừa điều trị là hoàn toàn có thể xảy ra.
Hi vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về máy sóng xung kích cũng như ưu điểm và nhược điểm trong điều trị bệnh bằng phương pháp này. Để hạn chế tác dụng phụ và tăng hiệu quả điều trị, bạn nên tuyệt đối tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ.