Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ thì phải làm sao? | Medlatec

Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ thì phải làm sao?

Nhiễm khuẩn tiết niệu là một bệnh phổ biến ở trẻ em. Bệnh có thể gây ra nhiều đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của bé. Tuy vậy, tình trạng này rất khó phát hiện nếu không được hiểu rõ. Vì vậy, trong bài viết này MEDLATEC sẽ chia sẻ những thông tin liên quan đến nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ để giúp phụ huynh dễ dàng phòng tránh cũng như phát hiện và điều trị kịp thời.


15/02/2022 | Chăm sóc nhiễm khuẩn tiết niệu trẻ sơ sinh cần lưu ý điều gì?
06/11/2021 | Những phương pháp điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu không nên bỏ qua

Nhiễm trùng tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào

Nhiễm trùng tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào

1. Tìm hiểu về viêm đường tiết niệu

Để phòng tránh cũng như điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả thì việc hiểu rõ về bệnh lý này là điều rất cần thiết.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở trẻ em 

Trẻ em có hệ miễn dịch khá mỏng manh nên rất dễ mắc bệnh, trong đó nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng là bệnh thường gặp ở nhóm đối tượng này. Được biết, vi khuẩn đường ruột là tác nhân chủ yếu gây ra tình trạng này. Thông thường, vi khuẩn này sẽ từ phân và da xâm nhập vào đường tiết niệu của trẻ theo thời gian rồi tiến triển thành bệnh. 

Ngoài vi khuẩn là tác nhân chính thì các yếu tố dưới đây khiến trẻ có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn đường tiết niệu cao hơn, cụ thể:

  • Bé trai gặp tình trạng ứ đọng nước tiểu do bị hẹp bao quy đầu. Đây là điều kiện tốt để vi khuẩn phát triển và hình thành bệnh.

  • Hệ tiết niệu của trẻ có các dị tật bẩm sinh. Đây cũng là nguyên nhân gây ra ứ đọng nước tiểu dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.

  • Trẻ mắc các bệnh lý liên quan đến suy giảm hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch bị suy giảm, các vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Từ đó, nguy cơ mắc các bệnh về viêm nhiễm cũng tăng cao, trong đó có viêm đường tiết niệu ở trẻ.

  • Trẻ đang mắc các bệnh về hệ tiết niệu như: sỏi bàng quang, sỏi niệu thận,... Đây cũng là điều kiện khiến bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu được hình thành.

  • Vệ sinh không đúng cách. Vệ sinh không đúng cách khiến không loại bỏ hết các chất bẩn còn sót lại. Đây là cơ hội để các vi khuẩn xâm nhập vào đường niệu đạo và gây nhiễm khuẩn. 

  • Nhiều trẻ có thói quen nhịn tiểu hay uống ít nước cũng dễ mắc nhiễm khuẩn đường tiết niệu hơn.

Vi khuẩn đường ruột là tác nhân chính gây ra nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ

Vi khuẩn đường ruột là tác nhân chính gây ra nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ

Các nhận biết nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ

Để có thể nhận biết trẻ bị viêm đường tiết niệu, mẹ có thể chú ý các dấu hiệu sau:

  • Trẻ thường khóc khi đi tiểu.

  • Trẻ đi tiểu nhiều hơn về ban đêm.

  • Nước tiểu có mùi lạ và màu đục, thậm chí đi tiểu ra máu hoặc mủ.

  • Trẻ bị tiểu gấp nhưng khi tiểu lại ít.

  • Tiêu chảy nhưng không rõ nguyên nhân.

  • Có cảm giác đau ở hạ vị và các vùng xung quanh.

Ngoài những triệu chứng trên, khi bị nhiễm khuẩn tiết niệu trẻ có thể bị sốt cao. Phụ huynh cần lưu ý, nếu trẻ sốt cao trên 39°C cần tiến hành hạ sốt và đưa trẻ đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

2. Nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng đường tiết niệu được đánh giá là khá dễ để điều trị, tuy nhiên cần phải phát hiện sớm và đưa người bệnh đi điều trị kịp thời và đúng cách. Cũng vì nguyên nhân này mà nhiều người trở nên chủ quan, thờ ơ đến khi bệnh trở nặng, gây ra các biến chứng nghiêm trọng và không thể điều trị dứt điểm được nữa. Những biến chứng phải kể đến như:

  • Viêm thận bể thận cấp. Đây là bệnh lý cấp tính, biểu hiện là ổ nhiễm trùng đã lan ra các vùng xung quanh với mức độ nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, vẫn có thể điều trị, nếu thuận lợi thì trong 10 - 14 ngày là khỏi.

  • Áp xe xung quanh thận. Lúc này tình trạng nhiễm trùng đã tiến triển thành các ổ áp xe. Khi tình trạng này xảy ra, việc điều trị của trẻ trở nên phức tạp và với thời gian dài hơn, đặc biệt người bệnh cần can thiệp dẫn lưu ổ áp xe.

  • Nhiễm trùng huyết: Các vi khuẩn từ ổ nhiễm trùng đã lan đến máu. Nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

  • Suy thận cấp. Tình trạng bệnh khá nghiêm trọng, đặc biệt là thận. Cơ quan này đã bị suy giảm chức năng, không thể lọc và loại bỏ các chất độc hại ra ngoài môi trường.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

3. Phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ

Để phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu và hạn chế bệnh tiến triển xấu, phụ huynh nên thực hiện những điều sau:

  • Vệ sinh vùng kín của trẻ sạch sẽ và đúng cách. Trước khi vệ sinh, bố mẹ cần chú ý rửa tay sạch sẽ đồng thời có thói quen cũng như hướng dẫn cho trẻ vệ sinh từ sau ra trước để hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu từ hậu môn thông qua việc vệ sinh.

  • Thay bỉm thường xuyên và lau khô vùng kín của trẻ mỗi khi đi vệ sinh xong. Đồng thời, bố mẹ cũng nên theo dõi sức khoẻ của bé thông qua màu nước tiểu. Nếu có bất thường gì, cần đưa trẻ đi khám để kịp thời điều trị.

  • Nếu trẻ mắc các bệnh về hệ tiết niệu, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • Trẻ nên uống đủ nước mỗi ngày.

  • Khuyến khích trẻ đi tiểu.

  • Nếu có các dấu hiệu của nhiễm khuẩn tiết niệu, cần đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời.

Cần chú ý hơn đến việc vệ sinh cho trẻ

Cần chú ý hơn đến việc vệ sinh cho trẻ

Có thể thấy rằng, nhiễm khuẩn tiết niệu là bệnh lý phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó có trẻ em. Bệnh điều trị khá đơn giản nhưng nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. 

Trên đây là những thông tin liên quan đến nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ. Hy vọng thông qua bài viết này, quý vị phụ huynh có thêm hiểu biết để phòng tránh cũng như nhận biết bệnh từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu quý vị còn thắc mắc hay có nhu cầu đặt lịch thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, đừng ngại ngần hãy liên hệ đường dây nóng 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc như thế nào?

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu bị chàm sữa, trẻ sẽ rất khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như quá trình phát triển toàn diện của con. Để giúp trẻ sớm thoát khỏi tình trạng chàm sữa, mẹ cần phải biết cách chăm sóc đúng cách và hiệu quả. 
Ngày 22/06/2023

3 bước hút mũi cho bé cha mẹ cần biết

Hút mũi cho bé là một trong những bước chăm sóc cơ bản, giúp bảo vệ trẻ trước các bệnh lý về đường hô hấp. Tuy nhiên, việc hút mũi nếu không làm đúng cách đôi khi còn gây tổn thương hoặc tác động xấu đến đường hô hấp của bé. Để giúp mẹ có thêm thông tin hữu ích, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách hút mũi an toàn và hiệu quả cho bé. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ nổi mề đay: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ nổi mề đay dẫn đến tình trạng phát ban đỏ gây ngứa ngáy khắp người và khó chịu, quấy khóc khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Nổi mề đay ở trẻ có nguy hiểm không? Tìm hiểu những nguyên nhân và biện pháp chữa trị hiệu quả sẽ giúp con sớm trở về cuộc sống bình thường. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ biếng ăn - Truy tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ biếng ăn luôn là vấn đề khiến các bậc phụ huynh phải trăn trở bởi điều này ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của con. Tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn sẽ giúp ba mẹ phần nào khắc phục được tình trạng này và có biện pháp giúp bé ăn ngoan, ăn khỏe hơn.
Ngày 22/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp