Trên hành trình vượt cạn, người phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro sức khỏe. Trong đó, nhiễm khuẩn hậu sản là một trong những tai biến sản khoa thường gặp nhất. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ. Do đó, chị em không nên chủ quan về vấn đề nghiêm trọng này.
05/07/2021 | Nhiễm khuẩn hậu sản ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?
1. Nhiễm khuẩn hậu sản là gì và thường gặp ở những đối tượng nào?
Tình trạng vùng kín của sản phụ bị nhiễm trùng trong thời kỳ hậu sản được gọi là nhiễm khuẩn hay còn có thể gọi là nhiễm trùng hậu sản. Bệnh thường xảy ra trong vòng 6 tuần sau sinh.
Nhiễm khuẩn hậu sản có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm
Một số vi khuẩn thường gặp như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, khuẩn E.coli,… có thể xâm nhập ngược dòng từ âm đạo đến cổ tử cung, qua vòi tử cung và vào phúc mạc, cuối cùng gây nhiễm khuẩn hậu sản. Ngoài ra một số vi khuẩn từ nhau thai cũng có ngu cơ xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng máu.
Bất cứ sản phụ nào cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng hậu sản, tuy nhiên những đối tượng sau được cho là có nguy cơ cao hơn:
-
Những sản phụ không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
-
Các trường hợp sản phụ bị thiếu máu.
-
Những phụ nữ bị nhiễm độc thai nghén.
-
Những trường hợp sản phụ bị thừa cân, béo phì.
-
Một số trường hợp phải khám âm đạo nhiều lần hoặc gặp phải một vài vấn đề trong quá trình chuyển dạ.
-
Sản phụ bị nhiễm khuẩn âm đạo hoặc nhiễm trùng lây qua đường tình dục.
-
Các trường hợp áp dụng hình thức xâm lấn tử cung để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
-
Thời gian chuyển dạ kéo dài cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hậu sản.
-
Những sản phụ bị ứ sản dịch.
-
Các trường hợp bị sót một phần nhau thai trong tử cung sau quá trình chuyển dạ.
-
Sản phụ bị băng huyết sau sinh.
Nhiễm trùng hậu sản do không đảm bảo vô khuẩn trong quá trình rạch, khâu tầng sinh môn
Khi bị nhiễm khuẩn hậu sản, sản phụ có thể gặp phải một số triệu chứng như sau:
- Một bên hoặc cả hai bên vú của bệnh nhân có hiện tượng cương cứng, đau nóng, đỏ. Ngoài ra bệnh nhân có thể kèm theo tình trạng sốt hay ớn lạnh, mệt mỏi và đau đầu, đau cơ.
- Xung quanh vết mổ hay vết rạch tầng sinh môn có hiện tượng đỏ da, sưng nóng, đau, tiết dịch.
- Sản phụ bị đau hạ vị, có hiện tượng sốt nhẹ, sản dịch có mùi hôi.
- Sản phụ có biểu hiện tiểu buốt, thường xuyên đi tiểu nhưng lượng tiểu thường rất ít, nước tiểu lẫn máu hoặc có bọt,…
2. Nhiễm khuẩn hậu sản nguy hiểm như thế nào?
Nhiễm khuẩn hậu sản là một trong vấn đề nghiêm trọng, có nguy cơ tiến triển nhanh và có thể gây tử vong nếu như không phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho người bệnh. Dưới đây là các hình thái thường gặp khi bị nhiễm trùng hậu sản:
Đây là tình trạng ít nghiêm trọng nhất. Nguyên nhân thường do kỹ thuật rạch, khâu tầng sinh môn chưa đảm bảo đúng kỹ thuật, chưa đảm bảo vô khuẩn và thậm chí có một số trường hợp sót gạc trong âm đạo. Biểu hiện nhiễm khuẩn tầng sinh môn là tình trạng sưng tấy hoặc có mủ, bệnh nhân sốt nhẹ, tử cung co bóp bình thường và sản dịch không có mùi hôi. Nếu được điều trị kịp thời, bệnh sẽ được cải thiện tốt.
Sốt là biểu hiện của nhiễm trùng hậu sản
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này thường là do sót rau, nhiễm trùng ối, thời gian chuyển dạ kéo dài, chưa đảm bảo vô khuẩn hiệu quả,… Khi gặp phải tình trạng này, bệnh nhân thường có biểu hiện sốt, mạch đập nhanh, cơ thể mệt mỏi, sản dịch có mùi hôi, tử cung co hồi chậm. Phương pháp điều trị khi bị viêm niêm mạc tử cung là sử dụng thuốc kháng sinh. Trong trường hợp do sót nhau thì có thể phải nong nạo buồng tử cung, tuy nhiên phương pháp này chỉ được thực hiện khi bệnh nhân giảm hoặc hết sốt.
Khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn ở tử cung rất dễ lan sang các dây chằng và phần phụ với một số triệu chứng có thể gặp phải như sốt cao, người mệt mỏi, sản dịch có mùi hôi và khả năng co bóp của tử cung chậm.
Nếu điều trị kịp thời có bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi. Ngược lại, nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây ra biến chứng viêm phúc mạc tiểu khung khối mủ, có thể gây biến chứng tắc ruột, tử vong. Trong trường hợp vỡ mủ còn có thể dẫn tới viêm phúc mạc toàn thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của sản phụ.
Phương pháp điều trị như sau: Bệnh nhân cần nghỉ ngơi, có thể chườm lạnh để giảm đau hoặc sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm, kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Với những bệnh nhân nặng có thể cần phẫu thuật tử cung.
Khi có biểu hiện bất thường cần thăm khám sớm để được điều trị kịp thời
Nguyên nhân thường là không đảm bảo vô khuẩn tốt trong quá trình khâu tử cung, sót nhau, hoặc cũng có thể bị sót gạc trong bụng, nhiễm khuẩn ối, biến chứng của các hình thái nhiễm khuẩn hậu sản như viêm tử cung toàn bộ, hoặc đã bị viêm phúc mạc tiểu khung nhưng không được điều trị hiệu quả.
Đây là hình thái nhiễm trùng hậu sản nghiêm trọng nhất, có thể để lại di chứng nặng nề hoặc có thể gây tử vong. Khi bị nhiễm khuẩn huyết, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao liên tục, toàn thân mệt mỏi, da vàng, khó thở, nước tiểu đậm màu, môi khô, lưỡi bẩn,… Trong quá trình điều trị, các bác sĩ có thể điều trị kết hợp nội khoa và ngoại khoa để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Nhiễm khuẩn hậu sản vô cùng nguy hiểm và cần được điều trị sớm. Bạn có thể gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56, các chuyên gia hàng đầu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề này.