Nguyên nhân và cách khắc phục đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối | Medlatec

Nguyên nhân và cách khắc phục đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối

Thai phụ luôn được chăm sóc, theo dõi với chế độ đặc biệt về nhiều mặt như sức khỏe, sinh hoạt, dinh dưỡng,… Mỗi thay đổi bất thường trong giai đoạn này đều có thể dẫn đến những lo lắng, bất an với bậc cha mẹ. Trong đó, đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không và xuất phát từ nguyên nhân nào luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm.


31/12/2020 | Đau bụng dưới rốn và những dấu hiệu không được chủ quan
09/10/2020 | Nguyên nhân và giải pháp khắc phục khi bị đau bụng trên rốn
08/10/2020 | Đừng bỏ qua những cơn đau bụng dưới trong chu kỳ rụng trứng của phụ nữ

1. Tại sao bị đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối, nhưng chủ yếu phổ biến là:

Đau đẻ giả hoặc là dấu hiệu sắp sinh

Đau đẻ giả hay còn gọi là cơn gò Braxton Hicks diễn ra không thường xuyên và không theo chu kỳ, xuất hiện nhiều khi mẹ hoạt động quá mạnh. Đau có thể gây co thắt khó chịu và sẽ biến mất sau khoảng 1 giờ.

Khác với cơn gò Braxton Hicks, nếu đau bụng dưới xảy ra thường xuyên, liên tục kèm theo rò nước ối, bong nút nhầy và đau nhức tại lưng, cần đưa thai phụ đến ngay cơ sở y tế uy tín gần nhất để được theo dõi, bởi đây có thể là dấu hiệu sắp sinh.

Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối thường gây khó chịu, mệt mỏi

Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối thường gây khó chịu, mệt mỏi

Nhau bị bong non

Trong suốt quá trình mang thai, tử cung của thai phụ sẽ phát triển song hành với bánh nhau (một cơ quan thực hiện chức năng cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ). Tuy nhiên, do một số tác động tiêu cực khác nhau, nhau thai có thể bị bong ra khỏi thành tử cung gây căng cứng và đau nhức ở tử cung. Nếu đau bụng kèm ra máu âm đạo, khuyến cáo nên sớm gặp bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Thai nhi tác động lên thành bụng

Thai kỳ sau tam cá nguyệt thứ hai có thể sẽ bắt đầu xuất hiện cú đạp của thai nhi. Đây được xem là dấu hiệu cho thấy thai nhi phát triển khỏe mạnh, bình thường, tuy nhiên có thể dẫn đến căng cứng thành bụng gây khó chịu và hình thành những cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối cho mẹ bầu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Theo thống kê của một số Tổ chức y tế cho thấy có khoảng 10% thai phụ có nguy cơ đối diện với vấn đề nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai với những triệu chứng:

  • Khi đi tiểu có hiện tượng đau, nóng rát, khó chịu, có thể kèm mùi tanh khó chịu hoặc máu.

  • Vùng bụng dưới phía trên xương mu hoặc vùng chậu đau nhức dữ dội.

  • Đi tiểu đột ngột, không kiểm soát ngay cả khi trong bang quang có chứa rất ít nước tiểu.

Tình trạng này nếu không sớm phát hiện có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, gây ảnh hưởng đến trẻ và mẹ.

Táo bón gây đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối

Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, không đầy đủ dưỡng chất và nạp vào cơ thể quá lượng thức ăn cần thiết là nguyên nhân dẫn đến táo bón ở thai phụ. Ngoài ra, sự chèn ép liên tục của tử cung lên thành ruột hoặc sự tăng nhanh của nồng độ Progesterone làm giảm nhu động ruột cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau nhức dữ dội ở bụng dưới. Để khắc phục vấn đề này, thai phụ cần thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp, luyện tập thể thao phù hợp.

Thai phụ cần thiết lập thói quen dinh dưỡng khoa học để hạn chế bị táo bón

Thai phụ cần thiết lập thói quen dinh dưỡng khoa học để hạn chế bị táo bón

2. Biện pháp kiểm soát cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối

Trong tháng cuối mang thai, nếu thấy xuất hiện những cơn đau tại bụng dưới, cần bình tĩnh xác định nguyên nhân để tìm cách xử lý phù hợp. Tùy theo mức độ và thời gian đau, có thể tiến hành gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Ngoài ra, nếu hiện tượng đau nhức là do chế độ dinh dưỡng không phù hợp hoặc do trẻ đạp thì thai phụ có thể áp dụng một số phương pháp sau để có thể kiểm soát cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối:

  • Nên massage nhẹ nhàng toàn thân và tắm nước ấm mỗi ngày để cơ thể được thư giãn.

  • Không nên mặc áo quần bó sát để tránh dẫn đến hiện tượng chèn ép cơ thể.

  • Mỗi ngày nên uống đủ lượng nước cần thiết, có thể kết hợp các loại nước ép hoa quả bên cạnh nước lọc.

  • Tránh thức uống có cồn, đồ ăn đóng hộp chế biến sẵn, cay nóng và có chứa nhiều tinh bột. Bởi đây được xem là một trong những nguyên nhân chính gây táo bón.

  • Tránh tình trạng đứng hoặc ngồi quá lâu trong một tư thế, nên kê chân lên ghế thấp hơn khi ngồi.

  • Giữ tinh thần luôn được thoải mái và ngủ đủ giấc, ngon giấc mỗi ngày.

  • Cung cấp bổ sung thêm lượng Canxi, Kali và nước cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm như chuối, nho,…

  • Thực hiện thể dục phù hợp, tránh các hoạt động quá sức ở những tháng cuối thai kỳ để dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

  • Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, tránh việc sinh non cần tuyệt đối không quan hệ tình dục trong những tháng cuối thai kỳ.

đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý giúp nâng cao sức khỏe cho cả mẹ và bé

3. Khi nào nên gặp bác sĩ

Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối có thể là dấu hiệu của việc phát triển bình thường của thai nhi hoặc do những thay đổi bình thường ở thai phụ. Tuy nhiên không ít trường hợp được xem là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe mẹ và bé. Do đó, nên sớm thực hiện kiểm tra sức khỏe khi xuất hiện những cơn đau bất thường tại vùng bụng. 

Trong mỗi lần thăm khám, nên thực hiện kê khai đầy đủ và chính xác các dấu hiệu, triệu chứng và mức độ tiến triển của cơn đau để được kiểm tra chính xác, hiệu quả. Đồng thời cần lưu ý gọi ngay cho chuyên gia y tế hoặc đến ngay phòng cấp cứu khi xuất hiện những vấn đề sau:

  • Đau bụng dữ dội, vượt quá mức chịu đựng, đặc biệt là vùng bụng phía bên phải.

  • Thai phụ đau bụng có kèm máu chảy ra từ âm đạo.

  • Hiện tượng co thắt bụng diễn ra đều đặn, liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Huyết áp thai phụ bị rối loạn, có thể kèm biểu hiện sốt, chóng mặt, đau đầu, khó thở, mỏi mệt.

  • Da toàn thân hoặc một vùng có hiện tượng ngứa, vàng da, đôi khi xảy ra tại vùng mắt.

Đau bụng dưới trong tháng cuối thai kỳ tuyệt đối không nên chủ quan, bởi đây có thể là dấu hiệu của sinh non. Nếu không có phương pháp xử lý kịp thời có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp, đảm bảo thăm khám định kỳ đều đặn nhằm đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân và thai nhi.

Thai phụ nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường

Thai phụ nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường

Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối xuất phát từ nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau. Do đó, để tránh những hậu quả đáng tiếc, cần theo dõi mức độ, biểu hiện và thời gian đau nhức để có thể đưa ra biện pháp xử lý phù hợp. Trong trường hợp có những biểu hiện bất thường kèm theo, nên sớm đến cơ sở y tế để được kiểm tra.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp