Đau bụng dưới rốn và những dấu hiệu không được chủ quan | Medlatec

Đau bụng dưới rốn và những dấu hiệu không được chủ quan

Đau bụng dưới rốn là triệu chứng thường thấy nên nhiều người vẫn chủ quan bỏ qua. Tuy nhiên, có những trường hợp xảy ra chính là cảnh báo sớm của những căn bệnh nguy hiểm. Mời bạn đọc tìm hiểu thêm thông tin về hiện tượng này qua bài viết sau.


31/10/2020 | Đau bụng trên rốn và những nguy cơ tiềm ẩn không thể bỏ qua
09/10/2020 | Nguyên nhân và giải pháp khắc phục khi bị đau bụng trên rốn
05/10/2020 | Đau bụng dưới ở phụ nữ là dấu hiệu của bệnh gì và có nguy hiểm không?

1. Đau bụng dưới rốn không ảnh hưởng quá lớn tới sức khỏe

Đau bụng dưới là tình trạng thường thấy trong cuộc sống hàng ngày và hầu hết chúng là hiện tượng sinh lý không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Tuy nhiên nó có thể gây ra những bất tiện và khó chịu kéo dài với phái nữ.

Đau bụng dưới trong thời kỳ rụng trứng

Trong thời gian rụng trứng, thường là ở giữa hai kỳ kinh sẽ có những cơn đau bụng dưới rốn xuất hiện. Nguyên nhân là do buồng trứng vào thời điểm này sẽ giải phóng một quả trứng trưởng thành cùng với máu và một số chất dịch khác. Việc này khiến cho phúc mạc bụng bị kích thích tạo thành những cơn đau tại bụng dưới.

Đau bụng dưới trong thời kỳ rụng trứng là hiện tượng sinh lý bình thường không đáng lo ngại

Đau bụng dưới trong thời kỳ rụng trứng là hiện tượng sinh lý bình thường không đáng lo ngại

Trường hợp này hoàn toàn bình thường và không hề có hại, thường sẽ biến mất sau vài giờ nghỉ ngơi.

Đau bụng dưới rốn khi đang trong thời kỳ kinh nguyệt

Vào thời kỳ kinh nguyệt, tử cung sẽ co bóp mạnh để đẩy lớp nội mạc tử cung ra ngoài, hiện tượng này xảy ra khi trứng không gặp được tinh trùng và thụ tinh. Theo đó, những chất thải từ trong cơ thể sẽ được đẩy ra ngoài trong thời kỳ kinh nguyệt. Đây là cơ chế hoạt động bình thường của cơ thể phụ nữ để đảm bảo sức khỏe của bạn. 

Rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là do lối sống không lành mạnh hoặc căng thẳng stress kéo dài. Người bị rối loạn tiêu hóa sẽ cảm thấy những cơn đau âm ỉ tại vùng bụng dưới. Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng như chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi, táo bón,...

Nếu rối loạn tiêu hóa dẫn tới táo bón nặng thì bạn còn phải chịu những cơn đau thắt tại vùng bụng dưới do phân bị mắc lại và gây áp lực lên trực tràng.

Đau bụng do hội chứng tiền kinh nguyệt

Vào thời điểm từ 1 - 2 ngày trước khi kinh nguyệt bắt đầu thì chị em sẽ cảm thấy những biểu hiện của tiền kinh nguyệt như:

  • Thèm ăn hoặc chán ăn thất thường.

  • Buồn nôn.

  • Đau lưng hoặc đau bụng dưới rốn.

  • Tức ngực.

  • Nổi mụn.

  • Cảm thấy uể oải, mệt mỏi.

Hội chứng tiền kinh nguyệt gây khó chịu cho phái nữ

Hội chứng tiền kinh nguyệt gây khó chịu cho phái nữ

Những biểu hiện trên hoàn toàn bình thường, xuất hiện do thay đổi nội tiết tố, kèm theo việc lối sống không lành mạnh như ít tập thể dục, chế độ ăn thiếu hụt vitamin,...

2. Đau bụng dưới rốn là dấu hiệu của bệnh lý

Mặc dù hầu hết triệu chứng đau bụng dưới rốn thường gặp là an toàn nhưng vẫn có những trường hợp gây nguy hiểm cho sức khỏe. Đối với việc đau bụng kèm theo những dấu hiệu dưới đây sẽ là cảnh báo cho bệnh lý nguy hiểm tới sức khỏe của bạn.

Dấu hiệu cảnh báo mang thai ngoài tử cung

Việc này xảy ra do khi thụ tinh phôi thai làm tổ bên ngoài buồng tử cung, thường là ở ống dẫn trứng. Tình trạng này gây ra những cơn đau dữ dội ở vùng bụng dưới, vùng chậu, ngoài ra còn khiến vùng kín chảy máu bất thường kèm theo chóng mặt, buồn nôn,...

Dấu hiệu cảnh báo u nang buồng trứng

Một nang trứng trong chu kỳ kinh sẽ biến thành trứng. Tuy nhiên trong vài trường hợp, có một số nang sẽ không phát triển được mà bị ứ dịch, tạo thành u nang. Khi loại u này đang nhỏ thì sẽ không xảy ra hiện tượng gì nhưng khi u nang to ra sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn ở vùng chậu. Hiện tượng đau bụng dưới rốn kèm theo đi tiểu nhiều và lên cân mất kiểm soát là dấu hiệu của bệnh này.

U xơ tử cung

Bệnh này khá phổ biến đối với phụ nữ ở độ tuổi từ 30 - 40, xuất hiện do một số tế bào thành tử cung phát triển đột biến. U xơ tử cung thường không gây ra vấn đề quá nguy hiểm tới sức khỏe nhưng lại khiến cho chị em hay bị đau bụng dưới rốn kèm theo đau lưng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

U xơ tử cung khiến người bệnh cảm thấy đau lưng và đau bụng dưới rốn

U xơ tử cung khiến người bệnh cảm thấy đau lưng và đau bụng dưới rốn

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Bệnh này xuất hiện do phụ nữ bị nhiễm khuẩn tại niệu đạo, vi khuẩn e coli từ đường tiêu hóa xâm nhập vào đường tiết niệu gây ra tình trạng này. Những triệu chứng của bệnh bao gồm đau bụng dưới rốn, vùng kín sưng viêm, tiểu buốt,...

Viêm ruột thừa

Khi bạn bị đau ruột thừa, cơn đau sẽ chuyển dần từ đau âm ỉ xung quanh rốn xuống dần phía bên phải bụng dưới, cơn đau này khá giống với đau dạ dày bình thường nên dễ khiến người bệnh hiểu lầm trong việc xác định bệnh. Viêm ruột thừa còn kèm thêm các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa,...

Khi bạn nhận thấy các triệu chứng trên, cần ngay lập tức đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được xét nghiệm và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu và viêm phúc mạc toàn thể gây nguy hiểm và đau đớn cho người bệnh.

3. Cách loại bỏ những cơn đau bụng dưới rốn

Nếu cơn đau bụng dưới rốn của bạn xuất hiện kèm theo những triệu chứng cho thấy bạn có thể mắc phải một trong những bệnh lý nghiêm trọng trên, chúng tôi khuyên bạn nên đến ngay bệnh viện gần nhất để được siêu âm và kiểm tra. Bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và phương pháp điều trị bệnh dựa theo tình trạng của bạn.

Những phương pháp y học sẽ giúp bạn xác minh được tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân

Những phương pháp y học sẽ giúp bạn xác minh được tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân

Còn nếu bạn đau bụng do triệu chứng sinh lý bình thường thì bạn có thể áp dụng những biện pháp sau để cải thiện tình trạng này:

  • Uống một cốc lớn nước ấm, có thể thả thêm vài lát gừng tươi để tăng hiệu quả giảm đau.

  • Sử dụng túi chườm nóng, bạn có thể thay thế bằng khăn hoặc chai nước ấm.

  • Matxa nhẹ nhàng vùng bụng dưới khi tắm bằng nước ấm.

  • Thay đổi lối sống bằng cách tăng cường vận động, ăn đủ chất,...

  • Tập thiền để giảm những cơn đau thắt bụng do căng thẳng.

Trong bất cứ trường hợp đau bụng dưới rốn nào bạn cũng nên đi khám sức khỏe để nắm rõ tình hình của mình để điều trị kịp thời. Bạn có thể lựa chọn kiểm tra và thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc gọi điện theo hotline 1900565656 để được tư vấn và xếp lịch khám. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp