Thủy đậu là bệnh hay gặp khi chuyển mùa từ mùa xuân sang mùa hè và có khả năng lây lan nhanh chóng. Tuy không nghiêm trọng nhưng nếu điều trị không đúng cách bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, trong bài viết này, MEDLATEC sẽ chia sẻ đến quý bạn đọc cách điều trị thủy đậu hiệu quả.
11/05/2022 | Thủy đậu uống thuốc gì để mau khỏi và không để lại biến chứng? 10/05/2022 | Bác sĩ giải đáp: Vắc xin thủy đậu tiêm khi nào? 10/05/2022 | Thủy đậu tắm lá gì nhanh khỏi - 5 mẹo chữa trị từ dân gian ít người biết
Thủy đậu là căn bệnh không còn xa lạ gì đối với nhiều người
1. Tìm hiểu về bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, việc trang bị kiến thức để phòng ngừa và điều trị thủy đậu này là điều vô cùng cần thiết.
Bệnh thủy đậu là gì
Thủy đậu hay còn có tên gọi khác là bệnh trái rạ, đây là một bệnh lý truyền nhiễm lành tính. Bệnh được lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua các dịch tiết hoặc giọt bắn từ đường hô hấp khi nói chuyện, ho và hắt hơi. Ngoài ra, bệnh còn được lây truyền gián tiếp qua việc dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng,...
Virus Varicella - Zoster là tác nhân chính gây ra bệnh thủy đậu. Khi virus này xâm nhập vào cơ thể sẽ tiến hành nhân số lượng ở niêm mạc đường hô hấp trên và tế bào biểu mô. Sau khoảng 10 - 21 ngày ủ bệnh, các mụn nước trên nền ban đỏ sẽ xuất hiện và dần lan ra khắp cơ thể.
Trẻ em là đối tượng thường xuyên mắc thủy đậu, có tới 90% số bệnh nhân là trẻ em từ 1 - 14 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay số lượng trẻ được tiêm phòng thủy đậu khá nhiều nên số ca nhiễm được giảm đáng kể. Đối với trẻ sơ sinh và người bị suy giảm hệ miễn dịch thường có các triệu chứng nặng hơn những đối tượng khác.
Tác nhân chính gây ra bệnh thủy đậu là Virus Varicella - Zoster
Thông thường, những ai đã mắc phải bệnh thủy đầy rồi sẽ không bao giờ mắc lại nữa vì đây là bệnh miễn dịch 1 lần. Tuy nhiên, kể cả khi khỏi bệnh vẫn còn một số virus Varicella tồn tại ở trạng thái tiềm tàng nhưng không gây bệnh. Khi gặp các điều kiện thuận lợi như: suy giảm miễn dịch, các sang chấn tinh thần hoặc suy nhược cơ thể,... loại virus này sẽ tái hoạt động trở lại và có thể gây bệnh zona thần kinh.
Triệu chứng của bệnh thủy đậu
Trong giai đoạn ủ bệnh, người bị thủy đậu sẽ không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào. Chỉ khi kết thúc quá trình này, các biểu hiện mới dần được bộc lộ. Cụ thể, triệu chứng của bệnh thủy đậu được chia làm 4 giai đoạn:
Đây là giai đoạn từ khi nhiễm virus đến khi cơ thể phát bệnh, giai đoạn khoảng 10 - 14 ngày. Trong những ngày này, bệnh khá khó để phát hiện do không có dấu hiệu đặc biệt gì.
Ở giai đoạn này, bệnh nhân đã có những triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, đau đầu, toàn thân đau nhức, nổi hạch sau tai, phát ban nhỏ, sốt nhẹ,...
Trên nền các nốt ban đỏ có chứa mụn nước lan khắp toàn thân. Lúc này, bệnh nhân bị sốt, các mụn nước xuất hiện ở vùng đầu, mặt sau đó lan dần xuống thân người và chân, tay. Trong một vài trường hợp hiếm gặp còn có các vết mẩn đỏ nhỏ xuất hiện trên thân người. Các mụn nước có quầng đỏ xung quanh này gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Ở giai đoạn toàn phát các nốt phát ban biến thành các mụn nước có quầng đỏ xung quanh
Sau 7 - 10 ngày, các mụn nước sẽ bị vỡ sau đó dần khô lại và đóng vảy, lớp da non thay thế dần được tái tạo. Dịch mụn nước chuyển từ màu trong suốt dần chuyển vàng, khô dần và đóng vảy tiết trong 4 - 5 ngày và từ từ khỏi bệnh. Quá trình vảy tiết lành cần đến 1 - 3 tuần sau đó dần bong đi và để lại các dát màu hồng có thể lõm xuống hoặc không.
Biến chứng của bệnh thủy đậu
Thủy đậu là căn bệnh ít để lại biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, các biến chứng nguy hiểm này sẽ xuất hiện nếu người bệnh không được điều trị đúng cách. Các biến chứng có thể kể đến là:
-
Nhiễm trùng tại chỗ.
-
Zona thần kinh.
-
Viêm phổi.
-
Viêm màng não, viêm nào.
-
Hội chứng Reye.
2. Điều trị thủy đậu hiệu quả
Để điều trị thủy đậu hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc như:
-
Thuốc chống virus: do tác nhân chính gây ra bệnh thủy đậu là virus nên cần sử dụng này để chống lại virus, cải thiện tình trạng bệnh.
-
Thuốc giảm đau: thuốc này giúp xoa dịu cơn đau do thủy đậu gây ra, đặc biệt là các tổn thương vùng miệng.
-
Thuốc hạ sốt: khi bị sốt cao trên 38.5 nên sử dụng loại thuốc này để hạ sốt nhanh chóng.
-
Thuốc bôi tại chỗ: có thể sử dụng Xanh Methylen để bôi giúp chống bội nhiễm da, đặc biệt chỉ cần bôi những mụn nước đã bị vỡ.
-
Thuốc kháng Histamin: có công dụng giảm ngứa hiệu quả.
Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc điều trị thủy đậu
Có thể thấy rằng, thủy đậu là bệnh lý phổ biến, dễ dàng điều trị. Tuy nhiên, nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách bệnh vẫn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nếu phát hiện các dấu hiệu của bệnh cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được tư vấn, thăm khám và điều trị.
Hiện nay, không nhiều phòng khám có khả năng thực hiện xét nghiệm bệnh thủy đậu với dịch vụ tốt, trả về kết quả nhanh chóng, chính xác. Và Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là số ít địa chỉ có thể đáp ứng được các tiêu chí trên. Với 26 năm bề dày kinh nghiệm, bệnh viện là nơi quy tụ nhiều chuyên gia, bác sĩ đầu ngành.
Bên cạnh đó, bệnh viện còn có trang thiết bị y tế hiện đại, cập nhật nhanh các kỹ thuật y khoa tiên tiến của thế giới. Trong đó, Phòng xét nghiệm của MEDLATEC vinh dự nhận được chứng nhận ISO 15189:2012 do Bộ khoa học và Công nghệ cấp và chứng chỉ CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ. Ngoài việc xét nghiệm bệnh thủy đậu, với năng lực có được, MEDLATEC còn thực hiện được hơn 1.000 danh mục xét nghiệm khác, đáp ứng cho nhu cầu khám chữa bệnh của khách hàng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến mặt bệnh và cách điều trị thủy đậu. Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề này hay có nhu cầu đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC, quý khách vui lòng liên hệ qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp.