Bác sĩ giải đáp: Vắc xin thủy đậu tiêm khi nào? | Medlatec

Bác sĩ giải đáp: Vắc xin thủy đậu tiêm khi nào?

Tuy là bệnh lành tính nhưng nếu không biết cách chăm sóc và điều trị kịp thời, thủy đậu cũng có thể gây ra những biến chứng khó lường, đặc biệt nguy hiểm với những đối tượng như trẻ em và phụ nữ mang thai. Hiện nay, tiêm vắc xin phòng bệnh là phương pháp hiệu quả nhất. Vậy vắc xin thủy đậu tiêm khi nào và cần lưu ý những gì?


08/05/2022 | Sởi và thủy đậu - bệnh mùa hè nguy hiểm cần đề phòng
06/05/2022 | Chuyên gia tư vấn: Bị thủy đậu nên ăn gì và kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?
24/09/2021 | Một số biến chứng thủy đậu ở phụ nữ mang thai
12/11/2019 | Tiêm phòng thủy đậu ở đâu và vắc xin thủy đậu giá bao nhiêu

1. Vắc xin phòng bệnh thủy đậu quan trọng như thế nào?

1.1. Vì sao cần tiêm phòng bệnh thủy đậu?

Thủy đậu do loại virus có tên là Varicella Zoster gây ra và có thể lây qua đường hô hấp. Khi tiếp xúc, nói chuyện với người bệnh, bạn sẽ có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Ngoài ra, người khỏe cũng có thể bị lây nhiễm bệnh nếu dùng chung đồ với người bệnh, chẳng hạn như khăn mặt, quần áo và một số đồ dùng sinh hoạt khác,… 

Virus Varicella Zoster là nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu

Virus Varicella Zoster là nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu

Sau khi khỏi bệnh, những nốt thủy đậu có thể để lại sẹo gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Đối với các bệnh nhân có sức đề kháng kém, suy dinh dưỡng nghiêm trọng, những nốt thủy đậu không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến hoại tử, rất nguy hiểm. 

Một số biến chứng nghiêm trọng khác có thể kể đến như viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm thận cấp, viêm phổi, thậm chí là viêm não gây tử vong nếu không được xử trí, cấp cứu kịp thời. 

Trẻ em có sức đề kháng kém, nếu không được chăm sóc đúng cách có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Đối với phụ nữ đang mang thai, nếu mắc thủy đậu trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ có thể truyền bệnh sang thai nhi, gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi chẳng hạn như hội chứng thủy đậu bẩm sinh, đục thủy tinh thể, dị tật đầu nhỏ, chi ngắn, nhẹ cân, chậm phát triển,… Nếu mẹ bị thủy đậu trong giai đoạn sắp sinh, đứa trẻ khi sinh ra cũng có nguy cơ bị lây bệnh, nổi nhiều mụn nước, bị viêm phổi và có nguy cơ tử vong cao. 

Cần chăm sóc trẻ bị thủy đậu đúng cáchCần chăm sóc trẻ bị thủy đậu đúng cách

Các chuyên gia y tế khuyên rằng, mỗi chúng ta nên chú trọng nhiều hơn đến việc phòng ngừa bệnh thủy đậu để hạn chế tối đa những nguy cơ rủi ro về sức khỏe. Hiện nay, tiêm vắc xin là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất. 

1.2. Cơ chế hoạt động của vắc xin phòng ngừa bệnh thủy đậu

Các nhà khoa học sử dụng virus thủy đậu để điều chế vắc xin phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên loại virus này đã được xử lý nhằm giảm độc để không còn khả năng gây bệnh. Khi cơ thể tiếp nhận vắc xin, hệ miễn dịch sẽ làm quen với kháng nguyên và sản xuất kháng thể để tiêu diệt chúng. Trong tương lai, nếu cơ thể bị loại virus này xâm nhập, hệ thống miễn dịch sẽ dễ dàng nhận ra và tiêu diệt virus gây bệnh. 

Sau khi tiêm phòng khoảng 1 đến 2 tuần, vắc xin thủy đậu sẽ bắt đầu phát huy tác dụng. Kháng thể miễn dịch thường tồn tại lâu dài trong máu nhưng cũng có một số trường hợp kháng thể giảm dần và làm giảm khả năng miễn dịch. Miễn dịch của mẹ sẽ được truyền một phần cho thai nhi nhưng sẽ không duy trì lâu. Do đó, trẻ vẫn cần tiêm phòng thủy đậu khi đủ tuổi.

2. Vắc xin thủy đậu tiêm khi nào?

Vắc xin thủy đậu tiêm khi nào” là thắc mắc của rất nhiều người. Tuy nhiên, tùy vào từng loại vắc xin và độ tuổi tiêm, các chuyên gia sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn. Hiện nay 2 loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu phổ biến nhất là Varicella và Varivax. Lịch tiêm như sau: 

Tùy vào từng loại vắc xin và độ tuổi tiêm, lịch tiêm sẽ khác nhauTùy vào từng loại vắc xin và độ tuổi tiêm, lịch tiêm sẽ khác nhau

  • Đối với vắc xin Varicella

+ Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi: Tiêm 2 mũi: Trong đó, mũi một được tiêm khi trẻ đạt 12 tháng tuổi và mũi 2 được tiêm trong giai đoạn trẻ từ 4 đến 6 tuổi. 

+ Đối với trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm 2 mũi và khoảng cách giữa các mũi tiêm ít nhất là 1 tháng. 

+ Đối với những phụ nữ đang có kế hoạch mang thai: Nên hoàn thành 2 mũi tiêm trước khi có thai khoảng 3 tháng. 

  • Đối với vắc xin Varivax

+ Trẻ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: Tiêm 1 mũi Varivax. Mũi tiêm sau tiêm cách mũi đầu ít nhất 3 tháng.

+ Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa mắc thủy đậu cần tiêm 2 mũi. Trong đó, khoảng cách giữa các mũi tiêm là khoảng 4 đến 8 tuần. 

  • Đối với vắc xin Varilrix

Đây là loại vắc xin dành cho trẻ từ 9 tuổi trở lên với lịch tiêm cụ thể như sau: 

+ Trẻ từ 9 tháng - 12 tuổi: Tiêm 2 mũi, khoảng cách giữa các mũi tiêm ít nhất là 6 tuần. 

+ Trẻ từ 13 tuổi và người lớn: Tiêm 2 mũi, mũi đầu tiên cách mũi thứ hai ít nhất là 6 tuần. 

3. Những vấn đề cần lưu ý khi tiêm phòng 

Để đạt được hiệu quả tốt nhất của vắc xin, bạn cần lưu ý những vấn đề sau: 

- Không tiêm phòng đối với những trường hợp tiền sử dị ứng nặng, sốc phản vệ khi tiêm; những trường hợp có hệ miễn dịch kém, có những vấn đề về máu,…

Sau tiêm phòng, cần được theo dõi sức khỏe tại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phútSau tiêm phòng, cần được theo dõi sức khỏe tại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút

- Hoãn tiêm với những trẻ không đảm bảo sức khỏe, bị sốt, đang trong thời gian phục hồi sức khỏe, nhiễm khuẩn cấp tính,…

- Sau tiêm phòng, cần được theo dõi sức khỏe tại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút. Nếu có những dấu hiệu bất thường như buồn nôn, sốt, cơ thể tím tái,… bệnh nhân cần được xử trí kịp thời.

- Sau khi tiêm phòng mẹ không nên để trẻ tiếp xúc với người mắc thủy đậu trong vòng 6 tuần vì ở thời điểm này, kháng thể chưa đầy đủ để chống lại virus.

Hiện nay, bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang là địa chỉ uy tín trong lĩnh vực tiêm chủng phòng ngừa bệnh thủy đậu. MEDLATEC sử dụng các loại vắc xin có nguồn gốc rõ ràng và được bảo quản lạnh theo đúng quy trình để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Khách hàng sẽ được tư vấn chi tiết, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sức khỏe sau khi tiêm và đánh giá sức khỏe sau khi ra về theo đúng quy định của Bộ Y tế về tiêm chủng.

Để được hướng dẫn về cách đặt lịch tiêm, bạn có thể gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ chi tiết cho bạn. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh: những điều cha mẹ nên biết

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh là giải pháp phòng ngừa chứng rối loạn xuất huyết dẫn đến tử vong và nhiều di chứng nguy hiểm khác do thiếu hụt vitamin này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất để cha mẹ hiểu về ý nghĩa của mũi tiêm vitamin K ngay sau khi trẻ chào đời.
Ngày 01/06/2023

Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho bé và những điều cha mẹ nên biết

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản, cha mẹ nên tìm hiểu và cho con tiêm phòng sớm. Trước khi tiêm chủng, chúng ta cần lựa chọn loại vắc xin phù hợp, tuân thủ lịch tiêm phòng để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo bài viết sau để có thêm nhiều thông tin bổ ích trước khi cho trẻ đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản.
Ngày 01/06/2023

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung HPV tiêm mấy mũi?

Ung thư cổ tử cung đang ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi và trở thành nỗi lo lắng của mọi chị em phụ nữ. Vì thế, hiện nay việc tiêm phòng HPV để ngừa ung thư cổ tử cung luôn được quan tâm hơn bao giờ hết. Vậy vắc xin HPV tiêm mấy mũi? Khi nào là thời điểm tiêm ngừa tốt nhất?
Ngày 30/05/2023

Chia sẻ lịch tiêm vắc xin phế cầu dành cho trẻ nhỏ

Phế cầu là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh nhiễm trùng, sức đề kháng suy giảm nghiêm trọng. Để ngăn ngừa sự tấn công của loại vi khuẩn này, các bậc phụ huynh nên chủ động đưa bé đi tiêm vắc xin phế cầu. Vậy lịch tiêm chủng như thế nào, mời cha mẹ tham khảo trong bài viết này.
Ngày 30/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp