Huyết áp là một trong những thông số đánh giá tình trạng sức khỏe của mỗi người. Huyết áp thấp sẽ khiến bạn cảm thấy choáng váng và có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan về tình trạng huyết áp giảm cũng như cách điều trị tụt huyết áp.
21/10/2021 | Xử trí khi bị tụt huyết áp như thế nào cho đúng cách? 20/10/2021 | Bác sĩ tư vấn: Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu? 12/06/2020 | Các biểu hiện điển hình và cách xử trí khi bị tụt huyết áp?
1. Tìm hiểu về tình trạng tụt huyết áp
Theo các bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, tụt huyết áp được xác định là tình trạng huyết áp dưới 90 mmHg. Người bệnh không nên chủ quan khi nhận thấy huyết áp cũng mình có xu hướng giảm. Bởi nó có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm cho tim và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình cung cấp oxy, dẫn đến tình trạng cơ thể bị sốc.
Các nguyên nhân điển hình gây tụt huyết áp
Tình trạng tụt huyết áp có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, người già là đối tượng cần được quan tâm, chú ý nhất. Dưới đây là những nguyên nhân điển hình gây nên tình trạng tụt huyết áp:
-
Tiêu chảy, nôn ói hay suy nhược cơ thể dẫn đến cơ thể bị mất nước.
-
Một số bệnh lý gây nên tình trạng suy giảm chức năng bơm máu của tim như viêm tim, suy tim,...
-
Các bệnh lý liên quan đến nội tiết làm rối loạn quá trình sản xuất hormon trong thể thể như suy hoặc cận giáp, tiểu đường,...
-
Người thiếu dinh dưỡng, thiếu máu, phụ nữ đang trong quá trình mang thai,... có sự ảnh hưởng đến tuần hoàn máu cơ thể.
-
Người bị sốc phản vệ do có sự phản ứng với thức ăn, thuốc hay sự nhiễm khuẩn,... Các trường hợp này gây ra tình trạng hạ huyết áp khá nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.
-
Tác dụng phụ của một số loại cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng tụt huyết áp như thuốc chống trầm cảm ba vòng, lợi tiểu,...
Tụt huyết áp để lại các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh
Biểu hiện khi bị tụt huyết áp
Bên cạnh việc điều trị tụt huyết áp thì việc nhận biết các biểu hiện của bệnh cũng là điều cực kỳ quan trọng, giúp người bệnh có hướng xử lý kịp thời trước khi quá muộn. Vậy những dấu hiệu điển hình khi bị tụt huyết áp bạn cần nhìn nhận sớm bao gồm:
-
Người bệnh nhận thấy người lâng lâng, hoa mắt, chóng mặt và choáng váng đầu óc,...
-
Xuất hiện triệu chứng buồn nôn, vã mồ hôi.
-
Người bệnh sẽ khó ngủ, giấc ngủ bị đảo lộn hoặc có thể gây mất ngủ kéo dài.
-
Chân tay của người bị tụt huyết áp thường bị lạnh, làn da xanh xao, nhợt nhạt thiếu sức sống.
-
Trong công việc thường hay quên, khó tập trung, đầu óc lú lẫn.
-
Nhịp tim đập nhanh và người bệnh thường có xu hướng thở nông.
Tụt huyết áp khiến bạn có cảm giác lâng lâng, buồn nôn, khó chịu
2. Tụt huyết áp bao gồm những loại nào?
Tình trạng tụt huyết áp có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong ngày, do đó người bệnh không nên lơ là, chủ quan. Tuy nhiên, với đối tượng người huyết áp thấp cơ địa, tụt huyết áp sẽ ập đến một cách bất ngờ, đưa bạn vào tư thế bị động, nhất là khi thay đổi tư thế và sau khi ăn no.
Tụt huyết áp sau bữa ăn no
Sau khi ăn no, huyết áp của chúng ta rất dễ bị giảm thấp. Bởi lúc này, máu tập trung nhiều ở hệ tiêu hóa để giúp hỗ trợ quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, gây nên quá trình dẫn truyền tín hiệu của các thụ thể cảm áp khiến cho nhiều cơ quan bị thiếu máu, trong đó có cả vùng não bộ và gây nên tình trạng tụt huyết áp.
Tụt huyết áp lúc đang đứng
Khi bạn đang ở tư thế nằm hoặc ngồi sau đó đứng lên, lượng máu dồn xuống chân là phần nhiều dẫn đến sự giảm lượng máu lên não. Từ các thụ thể cảm áp nằm ở vị trí động mạch gần tim, các tín hiệu được truyền lên não, dẫn đến sự kích thích con tim đập với tốc độ nhanh và co mạch máu để điều chỉnh huyết áp về mức bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu chức năng tim của bạn hoạt động không được tốt hay các thụ thể cảm áp kém nhạy bén khiến cho cơ chế điều chỉnh huyết áp diễn ra chập chạm, người bệnh dễ rơi vào tình trạng tụt huyết áp tư thế đứng.
Tụt huyết áp qua trung gian thần kinh
Tình trạng tụt huyết áp này chủ yếu xuất hiện ở đối tượng người trẻ tuổi sau khi đứng trong thời gian dài. Với các triệu chứng đặc trưng như chóng mặt buồn nôn và ngất xỉu.
3. Cách điều trị tụt huyết áp hiệu quả
Để có thể điều trị và phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý tụt huyết áp, người bệnh cần phối hợp với đội ngũ y bác sĩ để tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Với những trường hợp bị tụt huyết áp chưa rõ nguyên nhân thì cần điều trị theo hướng bổ máu, tăng lưu lượng tuần hoàn. Để việc điều trị tụt huyết áp được đảm bảo, cần có sự kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm:
Sử dụng thuốc chống tụt huyết áp
Một trong số các cách điều trị tụt huyết áp tạm thời là sử dụng thuốc tây. Đây được đánh giá là phương pháp điều trị phổ biến nhất. Nếu bạn là người thường xuyên bị tụt huyết áp gây ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc thì bác sĩ sẽ tiến hành kê loại thuốc có tác dụng co mạch, tăng sự co bóp của cơ tim và giúp giữ nước để kéo chỉ số huyết áp lên cao hơn. Phương pháp điều trị này giúp giảm tối đa các biến chứng cho người bệnh.
Sử dụng thuốc tây trong điều trị huyết áp có tác dụng co mạch, tăng sự co bóp của tim nhằm kéo chỉ số huyết áp lên cao
Duy trì chế độ sống khoa học
Đối với người bị tụt huyết áp cần lưu lại chế độ dinh dưỡng dưới đây để góp phần bảo vệ, duy trì sức khỏe:
-
Tránh bỏ bữa, ăn các thức ăn mặn hơn so với người bình thường, đầy đủ chất và nhiều vitamin.
-
Tăng cường lượng chất xơ cho cơ thể như gạo lứt, quả chín kết hợp với các loại hạt.
-
Uống nhiều nước hơn mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tăng thể tích máu.
-
Cần chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày thay vì ăn lượng lớn thức ăn trong mỗi bữa.
-
Ngừng ngay việc hút thuốc, uống rượu, bia khi huyết áp của bạn đang có vấn đề.
-
Thực hiện ngủ nghỉ đủ giấc, tránh việc thay đổi tư thế đột ngột.
-
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp động mạch đàn hồi tốt, đảm bảo quá trình lưu thông máu lên não được ổn định.
Thường xuyên theo dõi huyết áp
Bạn nên chủ động theo dõi tình trạng huyết áp của mình hàng ngày bằng dụng cụ tại nhà, giúp bạn nắm rõ hơn về tình trạng sức khỏe để có sự lưu ý, nhanh chóng có biện pháp điều chỉnh sức khỏe phù hợp.
Thường xuyên kiểm tra áp huyết để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về phương pháp điều trị tụt huyết áp cũng như những kiến thức liên quan đến căn bệnh này. Hy vọng sẽ giúp ích được phần nào cho bạn đọc để có thể bảo vệ, duy trì một sức khỏe tốt cho bản thân, gia đình.