Xử trí khi bị tụt huyết áp như thế nào cho đúng cách? | Medlatec

Xử trí khi bị tụt huyết áp như thế nào cho đúng cách?

Chỉ số huyết áp ổn định có vai trò rất quan trọng với sức khỏe, bất cứ tình trạng huyết áp cao hay thấp đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, tụt huyết áp đột ngột nếu không được xử lý tốt sẽ gây tổn hại đến não và các cơ quan trong cơ thể, thời gian càng kéo dài thì tổn thương càng nặng và khó hồi phục. Vậy xử trí khi bị tụt huyết áp như thế nào?


20/10/2021 | Bác sĩ tư vấn: Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu?
28/08/2021 | Lời giải đáp cho băn khoăn: khi nào dừng uống thuốc hạ huyết áp
07/08/2021 | Góc giải đáp: Chỉ số huyết áp bình thường của trẻ em là bao nhiêu?

1. Nhận biết dấu hiệu bị tụt huyết áp

Huyết áp cơ thể ổn định là dấu hiệu cho biết tim vẫn đang bơm máu đều đặn đến các cơ quan và nhận máu trở về. Huyết áp cơ thể được coi là bình thường khi huyết áp tâm thu từ 90 - 139 mmHg, huyết áp tâm trương từ 60 - 89 mmHg, nếu huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mmHg, huyết áp tâm trương thấp hơn 60 mmHg được gọi là tụt huyết áp.

xử trí khi bị tụt huyết áp

Tụt huyết áp có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không xử trí kịp thời

Tụt huyết áp đột ngột khiến người bệnh có những triệu chứng sau:

  • Hoa mắt, chóng mặt.

  • Choáng váng, khó giữ thăng bằng, người bệnh do đó thường ngồi sụp xuống.

  • Tim đập nhanh, hồi hộp bất thường.

  • Lơ mơ, lú lẫn, mất ý thức hoặc thậm chí là ngất xỉu.

Thời gian tụt huyết áp càng kéo dài thì máu cung cấp đến não và các cơ quan càng bị thiếu hụt, dẫn đến các tế bào sẽ chết dần do thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Não là cơ quan cần nhiều máu nuôi nhất nên cũng chịu ảnh hưởng đầu tiên khi bị tụt huyết áp, gây ra các triệu chứng do rối loạn chức năng não bộ. Nghiêm trọng hơn, tụt huyết áp có thể gây thiếu máu não và chết não, khả năng phục hồi kém.

Tụt huyết áp kéo dài có thể gây biến chứng tim mạch và não bộ

Tụt huyết áp kéo dài có thể gây biến chứng tim mạch và não bộ

Tụt huyết áp có thể chỉ xảy ra trong khoảnh khắc ngắn và tự hồi phục sau đó, tuy nhiên người bệnh vẫn không nên chủ quan. Nếu thấy người xung quanh có những dấu hiệu tụt huyết áp nguy hiểm như trên, cần thực hiện các biện pháp sơ cứu càng sớm càng tốt. Khi huyết áp của người bệnh ổn định hơn, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để cấp cứu và kiểm tra chuyên sâu hơn.

2. Bác sĩ hướng dẫn cách xử trí khi bị tụt huyết áp

Để sơ cứu nhanh, hiệu quả cho người bị tụt huyết áp hay gặp bất cứ biến chứng sức khỏe đột ngột nào, tâm lý bình tĩnh, xử lý tình huống dứt khoát là rất quan trọng. Nếu không nắm rõ các biện pháp sơ cứu, cần nhờ người có khả năng sơ cứu, nếu thực hiện sai có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: nhồi máu cơ tim, suy thận, đau thắt ngực, tai biến mạch máu não,…

Đầu tiên, cần kiểm tra người bệnh có tiền sử bệnh tiểu đường hay không, nếu không thì loại bỏ khả năng do hạ đường huyết. Xử trí khi bị tụt huyết áp thực hiện như sau:

  • Từ từ đặt bệnh nhân nằm xuống bề mặt phẳng, nếu không thì ngồi dựa vào ghế, dùng gối kê đầu và chân sao cho chân cao hơn đầu.

  • Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, cho bệnh nhân ăn socola, kẹo ngọt hoặc trà gừng, nước sâm, chè đặc,… để bảo vệ thành mạch máu, giúp huyết áp trở lại bình thường. Sau đó bệnh nhân cần được uống nhiều nước lọc để kích thích tim đập, nâng chỉ số huyết áp trở về mức bình thường.

Nên cho bệnh nhân ăn kẹo ngọt hoặc uống trà để đưa huyết áp trở lại bình thường

Nên cho bệnh nhân ăn kẹo ngọt hoặc uống trà để đưa huyết áp trở lại bình thường

  • Kiểm tra nếu bệnh nhân mang theo thuốc điều trị huyết áp thấp do bệnh lý tim mạch, huyết áp thì cho bệnh nhân uống.

  • Khi bệnh nhân đã tỉnh táo hơn, đỡ bệnh nhân ngồi dậy từ từ, tập cử động chân tay để tránh choáng váng cơ thể.

  • Nếu người bệnh vẫn gặp triệu chứng khó chịu, thậm chí xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm như hôn mê, lú lẫn, mất thăng bằng, mất tri giác,… thì cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Với những người huyết áp không ổn định, thường xuyên tụt huyết áp hoặc huyết áp cao bất thường thì cần thường xuyên theo dõi tại nhà. Bác sĩ có thể kê thuốc để bệnh nhân sử dụng khi huyết áp bất thường, người nhà người bệnh nên nắm rõ các triệu chứng và cách xử trí khi bị tụt huyết áp để áp dụng bất cứ khi nào. 

3. Vậy cần làm gì để phòng ngừa tụt huyết áp?

Hạ huyết áp là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang bất thường, cần tìm ra nguyên nhân gây tụt huyết áp như: hạ đường huyết, thiếu dinh dưỡng, dùng thuốc điều trị gây tác dụng phụ, bệnh tim mạch,… Trong trường hợp do nguyên nhân bệnh lý, cần điều trị nghiêm túc để kiểm soát bệnh cũng như ngăn ngừa tụt huyết áp tái phát.

Tụt huyết áp xảy ra đột ngột có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, do đó nên hạn chế các công việc nguy hiểm, làm việc trên cao, làm việc với máy móc hoặc lái xe. Bên cạnh đó, có một số cách giúp bạn ngăn ngừa tình trạng tụt huyết áp nên thực hiện như:

Người bị tụt huyết áp nên chú ý chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng

Người bị tụt huyết áp nên chú ý chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng

3.1. Chế độ ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng

Những thói quen ăn uống không tốt như: bỏ bữa, ăn uống không đúng giờ giấc, thiếu hụt dinh dưỡng,… đều là nguyên nhân dẫn đến tụt huyết áp. Do đó, cần thay đổi nếu bạn đang có những thói quen ăn uống này, đặc biệt không được bỏ bữa ăn sáng.

Ngoài ra, cũng cần chú ý đến dinh dưỡng có trong các thực phẩm hàng ngày, đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng cho cơ thể. Nên chú ý bổ sung đa dạng các loại Vitamin, khoáng chất đến từ các loại rau xanh, hoa quả hay ngũ cốc hay thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, các loại hạt,…

3.2. Uống đủ nước

Cơ thể cần được cung cấp đủ nước để đảm bảo các hoạt động sống và trao đổi chất không bị gián đoạn. Để phòng ngừa tụt huyết áp, bạn cần uống nước thước xuyên đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày kể cả khi không có cảm giác khát. Nếu làm việc hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời gây mất nhiều mồ hôi, cần bổ sung nước nhiều hơn kết hợp với muối khoáng để tránh hiện tượng mất nước và hạ huyết áp.

Ngủ đủ giấc giúp trái tim khỏe mạnh và huyết áp ổn định

Ngủ đủ giấc giúp trái tim khỏe mạnh và huyết áp ổn định

3.3. Sinh hoạt điều độ

Sinh hoạt điều độ giúp bạn có sức khỏe tốt hơn, hoạt động của tim mạch cũng ổn định khỏe mạnh hơn: không làm việc quá sức, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, tránh thay đổi tư thế đột ngột,…

3.4. Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên, đều đặn là cách tốt nhất để giữ cho động mạch đàn hồi tốt, tim đập ổn định, đảm bảo máu lưu thông liên tục đến các cơ quan. Các bộ môn thể dục tốt cho sức khỏe tim mạch như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, tập yoga,… 

3.5. Tránh căng thẳng quá mức

Cố gắng giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, hạn chế căng thẳng và các cảm xúc tiêu cực khác như sợ hãi, buồn rầu, lo lắng, tuyệt vọng,… là cách để giữ trái tim khỏe mạnh, ngăn ngừa tụt huyết áp và biến chứng.

Nắm chắc cách xử trí khi bị tụt huyết áp mà MEDLATEC chia sẻ trên bài viết này sẽ giúp bạn đọc xử lý hiệu quả khi bản thân hoặc người xung quanh không may gặp phải tình trạng này. Không nên chủ quan bởi tụt huyết áp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.

Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp thắc mắc 24/7.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tự đo huyết áp tại nhà: những vấn đề nên biết

Đo huyết áp tại nhà là việc làm quen thuộc của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng, đảm bảo cho kết quả chính xác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nhận định tình trạng sức khỏe và áp dụng biện pháp điều trị khi đo huyết áp sai cách. Bài viết dưới đây của MEDLATEC sẽ giúp bạn tránh được tình trạng này để tiến hành thao tác đơn giản và thu được chỉ số huyết áp đúng.
Ngày 21/06/2023

Nhận diện triệu chứng thiếu máu cơ tim và cách xử trí

Thiếu máu cơ tim là bệnh lý được xếp vào nhóm có nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong và có thể gặp phải ở mọi độ tuổi. Nhận diện sớm triệu chứng của bệnh để điều trị ngay là cách tốt nhất để giảm thiểu biến chứng và bảo vệ sự sống.
Ngày 21/06/2023

Hạ đường huyết và những thông tin cơ bản cần ghi nhớ

Nhiều người bị hạ đường huyết do đói nhưng cũng có không ít người gặp phải tình trạng này do bệnh lý mắc phải. Hạ đường huyết có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là với bệnh nhân tiểu đường. Trong  nội dung được chia sẻ dưới đây, MEDLATEC sẽ liệt kê những vấn đề liên quan đến hạ đường huyết cần ghi nhớ để bạn đọc chủ động đối phó với tình trạng này
Ngày 20/06/2023

LAD là gì trong tim mạch? Định nghĩa và vai trò

Mạch LAD (Left Anterior Descending) là động mạch vành trái, một trong những mạch quan trọng nhất trong hệ thống tim mạch, đóng vai trò then chốt trong cung cấp máu và duy trì sự hoạt động cho trái tim. Ở bài viết này, MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc khám phá sâu hơn về LAD là gì trong tim mạch, bao gồm định nghĩa, chức năng và những vấn đề liên quan.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp