Tự đo huyết áp tại nhà: những vấn đề nên biết | Medlatec

Tự đo huyết áp tại nhà: những vấn đề nên biết

Đo huyết áp tại nhà là việc làm quen thuộc của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng, đảm bảo cho kết quả chính xác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nhận định tình trạng sức khỏe và áp dụng biện pháp điều trị khi đo huyết áp sai cách. Bài viết dưới đây của MEDLATEC sẽ giúp bạn tránh được tình trạng này để tiến hành thao tác đơn giản và thu được chỉ số huyết áp đúng.


15/06/2023 | Huyết áp thấp uống thuốc gì? Nguyên nhân và triệu chứng tụt huyết áp?
09/06/2023 | Cách sử dụng máy đo huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ
23/05/2023 | Huyết áp cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?

1. Vì sao cần đo huyết áp tại nhà đúng cách và thường xuyên?

1.1. Lợi ích của đo huyết áp áp tại nhà thường xuyên

Đối với những người có chỉ số huyết áp bất thường, đo huyết áp tại nhà thường xuyên sẽ giúp nhận định đúng và có phương án kiểm soát huyết áp hiệu quả. Dành ra 10 phút/ngày để đo huyết áp sẽ giúp:

Đo huyết áp tại nhà đều đặn giúp phát hiện sớm những bất thường của chỉ số huyết áp 

Đo huyết áp tại nhà đều đặn giúp phát hiện sớm những bất thường của chỉ số huyết áp 

- Giúp phát hiện sớm bất thường về chỉ số huyết áp để kiểm tra và được chẩn đoán đúng bệnh.

- Theo dõi sự thay đổi chỉ số huyết áp trong quá trình điều trị.

- Có động lực để thực hiện biện pháp cải thiện huyết áp.

- Giảm chi phí theo dõi huyết áp định kỳ tại cơ sở y tế.

1.2. Vì sao cần đo huyết áp tại nhà đúng cách?

Đo huyết áp tại nhà cần được thực hiện đúng cách vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác của chỉ số huyết áp, nhờ đó sẽ có được cái nhìn đúng về nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan. Nếu đo huyết áp sai, chỉ số huyết áp thấp hơn hoặc cao hơn so với tình trạng thực tế của sức khỏe thì sẽ có cái nhìn sai lệch về sức khỏe và chủ quan, không điều trị; chỉ số huyết áp cao hơn thực tế lại dễ lầm tưởng và áp dụng biện pháp giảm huyết áp sai gây bất lợi cho sức khỏe.

2. Hướng dẫn cách đo huyết áp tại nhà

Để đo huyết áp tại nhà bạn có thể lựa chọn một trong các cách sau:

2.1. Đo huyết áp tại nhà bằng huyết áp cơ

Đây là cách đo huyết áp không dùng tới bất cứ thiết bị điện tử nào mà sẽ sử dụng: ống nghe, một quả bóng hơi có khả năng co giãn và 1 băng quấn để đo, 1 đồng hồ đo.

Muốn đo huyết áp thủ công tại nhà, bạn hãy:

- Ngồi ở tư thế thoải mái nhất, lưng thẳng, cánh tay thả lỏng trên bàn, nếp khuỷu tay đặt ngang mức tim. Lưu ý, trước khi bắt đầu đo huyết áp, người được đo cần nghỉ ngơi 10 - 15 phút.

- Dùng băng quấn đặt lên trên bắp tay sao cho bờ dưới bao đo ở trên nếp lằn khuỷu tay 2cm và đặt loa ống nghe vào động mạch cánh tay bên dưới lớp băng quấn, đặt máy ở vị trí đản bảo máy hoặc mốc 0 của thang đo ngang với mức tim.

- Bóp bóng hơi liên tục để tăng áp lực bên trong vùng được quấn băng.

- Bóp liên tục đến khi không nghe tiếng mạch đập nữa và cầm bơm hơi thêm 30mmHg rồi xả hơi với tốc độ 2 - 3mmHg/nhịp đập.

- Chú ý lắng nghe âm thanh mạch đập và kim chỉ số trên mặt đồng hồ đo rồi ghi lại kết quả: thông số thu được ở nhịp đầu tiên chính là huyết áp tâm thu còn thông số ở nhịp cuối cùng chính là huyết áp tâm trương.

- Kết thúc quá trình đo thì xả hơi cho hết và tháo băng quấn khỏi cánh tay.

Hướng dẫn tự đo huyết áp tại nhà

Hướng dẫn tự đo huyết áp tại nhà

2.2. Đo huyết áp tại nhà bằng máy 

Dùng băng quấn và máy đo huyết áp tự động là cách đo huyết áp tại nhà nhanh và đơn giản nhất. Các thiết bị đo huyết áp tự động đều kèm theo băng quấn ở cánh tay hoặc bắp tay, bạn chỉ cần thao tác đúng cách là được.

Để đo huyết áp tại nhà bằng máy, bạn hãy:

- Kiểm tra máy đo để chắc chắn rằng máy còn đủ pin và hoạt động tốt.

- Kiểm tra kích cỡ băng quấn cho phù hợp với tay vì nếu băng có kích thước nhỏ hơn bắp tay có thể làm tăng chỉ số huyết áp lên 2 - 10 mmHg.

- Để cơ thể trong tư thế cố định, trạng thái thư giãn để không ảnh hưởng đến kết quả đo.

- Ngồi tựa lưng thẳng vào ghế, chạm toàn bộ chân xuống đất và không bắt chéo chân.

Cách đo cũng tương tự như đo huyết áp cơ. Chỉ khác là không cần phải bóp bóng sau khi quấn băng tay mà chỉ cần ấn nút start (bắt đầu).

Thiết bị đo huyết áp tự động thường ghi nhận phép đo từ cảm biến ở trong băng quấn cánh tay sau đó gửi đến kết quả đo trên màn hình kỹ thuật số.

3. Lưu ý về kết quả đo huyết áp tại nhà

Sau khi đo huyết áp tại nhà bạn sẽ thu được kết quả. Bình thường, chỉ số huyết áp của mỗi người trong khoảng 120/80mmHg nhưng sẽ có sự chênh lệch chút ít ở mỗi người vì có sự tác động của các yếu tố: cân nặng, tuổi tác, hoạt động thể chất, đời sống tình dục,...

Nếu khi đo huyết áp tại nhà thu được kết quả cao hơn ngưỡng nêu trên thì hãy nghỉ ngơi 5 phút rồi đo lại huyết áp thêm vài lần nữa để có kết quả đúng.  Trường hợp giá trị giữa 2 lần đo chênh nhau > 10mmHg thì hãy đo lại vài lần nữa với thời gian nghỉ lâu hơn rồi lấy kết quả là giá trị trung bình giữa 2 lần đo cuối. Khi đã đo nhiều lần mà chỉ số huyết áp vẫn vượt ngưỡng nêu trên thì bạn nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán đúng.

Đối với thao tác quấn bao tay hãy chú ý quấn vừa với tay và đặt bao quấn ở vùng da trần không có áo. Trong quá trình theo dõi bằng cách đo huyết áp tại nhà, hãy cố gắng chọn một thời điểm phù hợp với bạn để đo và lấy đó làm thời điểm để đo hàng ngày, lưu lại chỉ số đo được trong mỗi lần để theo dõi và có căn cứ để tham khảo ý kiến bác sĩ.

Ngoài việc tự đo huyết áp tại nhà người bệnh cũng nên khám sức khỏe định kỳ để biết chính xác tình trạng huyết áp của mình

Ngoài việc tự đo huyết áp tại nhà người bệnh cũng nên khám sức khỏe định kỳ để biết chính xác tình trạng huyết áp của mình

Bên cạnh việc chủ động theo dõi sức khỏe bằng cách đo huyết áp tại nhà thì bạn cũng nên kiểm tra huyết áp định kỳ tại cơ sở y tế uy tín để đảm bảo tính chính xác của hoạt động theo dõi sức khỏe. Qua mỗi lần khám bạn sẽ biết được đúng chỉ số huyết áp và được tư vấn phương pháp kiểm soát huyết áp phù hợp.

Hiện nay rất nhiều bệnh viện đã sử dụng phương pháp đo huyết áp Holter để đơn giản hóa quá trình kiểm tra và tăng tính chính xác của chỉ số huyết áp đo được. Đây là máy theo dõi huyết áp tự động liên tục trong khoảng 24 - 48 giờ cho phép ghi lại chỉ số huyết áp trong suốt thời gian đeo máy. Toàn bộ dữ liệu đo được đều lưu lại ở bộ nhớ của máy. 

Quý khách hàng có nhu cầu theo dõi huyết áp định kỳ có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, bác sĩ chuyên môn giỏi thăm khám, kiểm tra và chẩn đoán, định hướng khắc phục hiệu quả các vấn đề liên quan đến chỉ số huyết áp. Để giảm bớt thời gian chờ đợi, khám theo khung giờ phù hợp, quý khách có thể chủ động đặt trước lịch khám qua hotline 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tự đo huyết áp tại nhà: những vấn đề nên biết

Đo huyết áp tại nhà là việc làm quen thuộc của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng, đảm bảo cho kết quả chính xác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nhận định tình trạng sức khỏe và áp dụng biện pháp điều trị khi đo huyết áp sai cách. Bài viết dưới đây của MEDLATEC sẽ giúp bạn tránh được tình trạng này để tiến hành thao tác đơn giản và thu được chỉ số huyết áp đúng.
Ngày 21/06/2023

Nhận diện triệu chứng thiếu máu cơ tim và cách xử trí

Thiếu máu cơ tim là bệnh lý được xếp vào nhóm có nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong và có thể gặp phải ở mọi độ tuổi. Nhận diện sớm triệu chứng của bệnh để điều trị ngay là cách tốt nhất để giảm thiểu biến chứng và bảo vệ sự sống.
Ngày 21/06/2023

Hạ đường huyết và những thông tin cơ bản cần ghi nhớ

Nhiều người bị hạ đường huyết do đói nhưng cũng có không ít người gặp phải tình trạng này do bệnh lý mắc phải. Hạ đường huyết có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là với bệnh nhân tiểu đường. Trong  nội dung được chia sẻ dưới đây, MEDLATEC sẽ liệt kê những vấn đề liên quan đến hạ đường huyết cần ghi nhớ để bạn đọc chủ động đối phó với tình trạng này
Ngày 20/06/2023

LAD là gì trong tim mạch? Định nghĩa và vai trò

Mạch LAD (Left Anterior Descending) là động mạch vành trái, một trong những mạch quan trọng nhất trong hệ thống tim mạch, đóng vai trò then chốt trong cung cấp máu và duy trì sự hoạt động cho trái tim. Ở bài viết này, MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc khám phá sâu hơn về LAD là gì trong tim mạch, bao gồm định nghĩa, chức năng và những vấn đề liên quan.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp