Nguyên nhân dẫn đến liệt thần kinh mặt là gì? Bệnh có điều trị được không? | Medlatec

Nguyên nhân dẫn đến liệt thần kinh mặt là gì? Bệnh có điều trị được không?

Liệt thần kinh mặt là bệnh lý liên quan đến thần kinh ngoại biên xuất hiện ở nhiều người. Nếu được phát hiện sớm dựa trên các biểu hiện của bệnh thì sẽ giúp việc điều trị trở nên dễ dàng hơn và ít nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.


22/06/2022 | Chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh
18/06/2022 | Chỉ điểm cách nhận diện và xử lý khi bị liệt dây thần kinh số IV
03/06/2022 | U thần kinh nội tiết và những thông tin không phải ai cũng biết

1. Nguyên nhân gây liệt thần kinh mặt là gì?

Liệt thần kinh mặt còn được biết đến là bệnh liệt Bell hay liệt dây thần kinh số 7 là một bệnh lý thần kinh ngoại biên gặp ở nhiều người. Khi dây thần kinh cơ mặt bị mất chức năng hay gặp tổn thương thì sẽ làm suy yếu và chảy xệ hẳn một bên cơ mặt. Đa phần những trường hợp bị liệt thần kinh mặt đều có cơ hội chữa khỏi hoàn toàn nhưng cũng có người phải mang theo di chứng này cả đời. 

Hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng này, tuy nhiên một số các tình trạng bệnh lý như mắc bệnh tự miễn, thiếu máu cục bộ mạch máu hoặc nhiễm virus (nhất là virus Herpes tiềm ẩn như Herpes zoster, Herpes simplex) được cho là những yếu tố làm tăng nguy cơ liệt thần kinh mặt.

Liệt thần kinh mặt hay còn gọi là liệt dây thần kinh số 7 

Liệt thần kinh mặt hay còn gọi là liệt dây thần kinh số 7 

Dưới đây là những loại virus có liên quan mật thiết đến bệnh liệt thần kinh mặt:

  • Virus Adenovirus gây nên bệnh về đường hô hấp;

  • Virus cúm B;

  • Virus gây bệnh rubella hay bệnh sởi Đức;

  • Virus gây bệnh quai bị;

  • Virus Herpes zoster gây bệnh zona và thủy đậu;

  • Virus Herpes simplex gây bệnh mụn rộp và mụn rộp sinh dục;

  • Virus Epstein-Barr gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng;

  • Nhiễm trùng cytomegalovirus;

  • Coxsackievirus gây bệnh tay chân miệng.

Ngoài ra các yếu tố khác như nhổ răng, di truyền cùng những loại bệnh lý sau cũng có thể dẫn tới liệt thần kinh mặt:

  • Bệnh tiểu đường;

  • Bệnh bạch cầu;

  • Bệnh Hansen;

  • Bệnh phong;

  • Bệnh Lyme;

  • Bệnh Sarcoidosis (u hạt);

  • Teo cơ cột sống;

  • Gãy xương nền sọ;

  • Lupus ban đỏ hệ thống;

  • Viêm não thân não;

  • Viêm màng não do Cryptococcus;

  • Các hội chứng: Miller-Fisher, Guillain-Barre, Moebius,...

2. Liệt thần kinh mặt có các triệu chứng như thế nào? 

Các dây thần kinh mặt có chức năng chi phối vận động các cơ vùng hàm mặt, các cơ bên trong tuyến lệ, tuyến dưới hàm, kiểm soát một phần cảm giác ở tai và vị giác của ⅔ phía trước lưỡi. Do đó nếu bệnh nhân bị liệt thần kinh mặt thì các dây thần kinh trên đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bộc lộ qua các triệu chứng sau:

  • Chảy nước dãi và dường như không khép được miệng, khó mỉm cười;

  • Khô mắt do suy giảm hoạt động tuyến kệ, khó nhắm mắt, nháy mắt hoặc bị sụp mí mắt;

  • Đau thái dương, quanh tai, góc hàm, xương chũm;

  • Vị giác thay đổi;

  • Rối loạn về lời nói và khả năng nhai nuốt;

  • Nhạy cảm với âm thanh;

  • Nếu nguyên nhân gây liệt thần kinh mặt là do nhiễm virus Zoster hoặc Herpes simplex thì bệnh nhân còn xuất hiện cơn đau dữ dội, sau đó là hình thành mụn nước và phát triển thành hội chứng Ramsay-Hunt. Rối loạn chức năng tiền đình - ốc tai là nguyên nhân chính gây nên hội chứng này với các đặc điểm điển hình như mọc mụn nước trong lưỡi hoặc vòm miệng.

Liệt thần kinh mặt khiến bệnh nhân bị nhạy cảm với âm thanh và có thể bị đau đầu dữ dội

Liệt thần kinh mặt khiến bệnh nhân bị nhạy cảm với âm thanh và có thể bị đau đầu dữ dội

Liệt thần kinh mặt có thể để lại những di chứng lâu dài như cơ mặt co cứng, yếu cơ mặt kéo dài, giảm tiết nước mắt, rối loạn vận động, chảy nước mắt cá sấu, đặc biệt tác động không nhỏ đến thẩm mỹ trên gương mặt và gây nên tâm lý tự ti cho người bệnh. Tuy bệnh có cơ hội điều trị khỏi trong vòng 6 tháng nhưng nguy cơ di chứng là rất lớn nếu bệnh không được điều trị kịp thời, đúng cách.

3. Một số phương pháp giúp khắc phục tình trạng liệt thần kinh mặt 

Mục tiêu chủ yếu của điều trị liệt thần kinh mặt đó là phục hồi bảo tồn thẩm mỹ gương mặt, đẩy nhanh tốc độ hồi phục và ngăn chặn rủi ro biến chứng, ngăn chặn sự lan rộng của virus. Sau đây là một số phương pháp thường được lựa chọn chỉ định đối với những trường hợp bệnh nhân bị liệt thần kinh mặt:

  • Sử dụng thuốc: áp dụng Corticosteroid trong vòng 72 giờ kể từ khi khởi phát các dấu hiệu bệnh trong 10 ngày. Cần cân nhắc điều trị đối với phụ nữ có thai và bệnh nhân bị đái tháo đường;

  • Phẫu thuật: áp dụng đối với giai đoạn tái tạo dây thần kinh mặt, mục đích là để lấy lại thẩm mỹ khi bệnh nhân bị liệt mặt nặng và có xảy ra di chứng do điều trị muộn;

  • Kích điện qua da: giúp cải thiện triệu chứng ở những người bị tổn thương dây thần kinh mặt lâu ngày, thúc đẩy quá trình tái tạo da nhờ phương pháp kích thích điện, qua đó giúp khắc phục tình trạng liệt thần kinh mặt;

  • Luyện tập vật lý trị liệu: thường xuyên xoa bóp cơ mặt đúng cách cũng góp phần cải thiện và phục hồi cho bệnh nhân;

  • Bảo vệ mắt: bệnh liệt thần kinh mắt thường làm suy giảm phản xạ nhắm mắt và khiến mắt không thể nhắm kín, do đó bệnh dễ khiến mắt gặp tổn thương nên người bệnh cần chú ý bảo vệ, chăm sóc mắt đúng cách. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc mỡ tra mắt do bác sĩ chỉ định để bảo vệ giác mạc trước nguy cơ khô, mất nước hay trầy xước,... Bên cạnh đó mỗi khi ra ngoài hãy nhớ đeo kính bảo vệ mắt trước các dị vật và tác nhân gây hại như nắng gió, khói bụi,...

4. Phòng ngừa bệnh liệt thần kinh mặt bằng cách nào? 

Nhằm giúp hạn chế nguy cơ bị liệt thần kinh mặt, mỗi người nên áp dụng cho mình một lối sinh hoạt khoa học và lành mạnh như: 

  • Thường xuyên vận động và tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày;

  • Không thức khuya, xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý;

  • Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích;

  • Không nên ra ngoài gió lạnh;

  • Phòng ngừa các bệnh cảm cúm, nâng cao sức đề kháng để chống lại các bệnh lý làm tăng nguy cơ liệt thần kinh mặt như bệnh tai mũi họng, tiểu đường, u hệ thần kinh trung ương, u não,...

Corticosteroid được cân nhắc sử dụng trong điều trị liệt thần kinh mặt

Corticosteroid được cân nhắc sử dụng trong điều trị liệt thần kinh mặt

Có thể nói nếu được điều trị sớm trong khoảng 3 tháng kể từ khi bệnh mới khởi phát thì cơ hội điều trị khỏi là rất cao. Nếu sau 6 tháng mới điều trị thì tốc độ phục hồi sẽ lâu hơn hoặc không còn khả năng phục hồi cơ mặt. Vì vật ngay khi có các biểu hiện nghi ngờ bệnh, bạn nên đi khám ngay.

Chuyên khoa Thần kinh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ thăm khám chuyên về các bệnh lý thần kinh uy tín, chất lượng. Sở hữu đội ngũ các chuyên gia đầu ngành và dày dặn kinh nghiệm, đồng thời được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, Chuyên khoa được rất nhiều khách hàng tin tưởng và đánh giá cao. 

Nếu bạn đang có nhu cầu đặt lịch khám và sử dụng các dịch vụ tại MEDLATEC, hãy liên hệ ngay tới tổng đài 1900 56 56 56

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp