Tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa bệnh Rubella bẩm sinh | Medlatec

Tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa bệnh Rubella bẩm sinh

Bệnh rubella bẩm sinh bắt nguồn chủ yếu từ việc lây truyền bệnh từ mẹ sang con. Loại bệnh lý này có thể gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của các con và đồng thời cũng có thể tạo ra những khiếm khuyết cơ thể. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại bệnh tình này!


04/05/2021 | Các cách phòng bệnh rubella bẩm sinh hiệu quả cha mẹ cần ghi nhớ
26/04/2021 | Giải đáp: Bệnh Rubella có nguy hiểm không?
01/04/2021 | Phụ nữ có thai bị Rubella có nguy hiểm không - nỗi lo lắng của nhiều thai phụ

1. Nguy cơ mắc bệnh rubella bẩm sinh có cao không?

Rubella hay còn được hiểu là một dạng bệnh sởi từ Đức. Đây là loại bệnh lý có tính truyền nhiễm cao và có thể tiến triển thành cơn dịch rubella. Bệnh rubella bắt nguồn từ loài virus thuộc họ Togaviridae có tên khoa học là ARN rubella, loại virus này có khả năng lây bệnh cho bất kỳ đối tượng nào và đặc biệt nguy hiểm khi xuất hiện ở trẻ em, trẻ sơ sinh.

Bệnh rubella có thể lây truyền từ người mắc bệnh sang những người có tiếp xúc qua đường hô hấp trong khoảng thời gian trước khi phát bệnh 1 tuần hoặc sau khi phát bệnh 1 tuần, sau đó thì nguy cơ lây nhiễm sẽ giảm bớt. Ngoài ra, trường hợp lây truyền bệnh từ mẹ sang con khi người mẹ đang mang thai sẽ là nguyên nhân chính dẫn tới hội chứng rubella bẩm sinh.

Hội chứng rubella bẩm sinh là do người phụ nữ đang mang thai bị nhiễm bệnh, đặc biệt trong những tháng thai kỳ đầu tiên. Theo thống kê từ các chuyên gia y tế về bệnh dịch truyền nhiễm thì tỉ lệ các bé bị rubella bẩm sinh còn phụ thuộc vào thời gian người mẹ bị mắc bệnh khi nào:

  • Nếu người mẹ bị nhiễm bệnh rubella trong tháng đầu thai kỳ thì nguy cơ em bé sinh ra có nguy cơ bị bệnh cao tới 90%.

  • Từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 3 thì tỉ lệ các con bị mắc bệnh rubella sẽ rơi vào khoảng 35 - 70%.

Rubella bẩm sinh rất dễ mắc nếu thai phụ bị

Thai phụ bị mắc bệnh rubella trong những tháng đầu tiên của thai kỳ có khả năng lây bệnh cho em bé rất cao

  • Thai kỳ được ngoài 20 tuần (khoảng hơn 5 tháng) thì khả năng thai nhi bị lây bệnh chỉ tầm 5%.

Theo những thống kê ở trên thì ta có thể nhận thấy rằng, khả năng các em bé bị mắc bệnh rubella hầu hết là do người mẹ bị nhiễm bệnh trong 3 tháng thai kỳ đầu tiên. Chính vì vậy, việc chăm sóc thai phụ những tháng đầu thai kỳ cực kỳ quan trọng, hạn chế tối đa các bệnh truyền nhiễm, tránh tình trạng trẻ bị sinh ra với bệnh rubella cực kỳ nguy hiểm.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh rubella? Bệnh rubella bẩm sinh nguy hiểm như thế nào?

Khi bị bệnh rubella thì khả năng phát hiện ra bệnh cũng sẽ gặp nhiều khó khăn bởi không phải lúc nào bệnh cũng xuất hiện những triệu chứng rõ ràng, đặc biệt ở giai đoạn đầu nhiễm bệnh. Tuy nhiên, trường hợp trẻ sơ sinh bị mắc chứng rubella bẩm sinh sẽ có thể phát hiện bệnh khá dễ dàng trong khoảng 48 giờ đầu tiên sau sinh.

Các dấu hiệu điển hình ban đầu sẽ là phát ban toàn thân, vàng da, lách to,... bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu để xác định tình trạng sức khỏe của bé. Trong trường hợp mẹ bầu có tiền sử bị nhiễm bệnh rubella khi mang thai cũng sẽ được bác sĩ chỉ định khám bệnh cho các em bé mới chào đời để xác định bệnh và chữa trị kịp thời.

Hội chứng rubella bẩm sinh được xem như một trong những loại dịch bệnh cực kỳ nguy hiểm cho trẻ em bởi các biến chứng mà bệnh gây ra rất khó điều trị.

  • Em bé có nguy cơ bị sinh non do biến chứng của bệnh. Các con chưa đủ tháng dẫn đến tình trạng các cơ quan trong cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, hệ miễn dịch yếu kém dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác.

  • Thị giác và thính giác đều có nguy cơ bị ảnh hưởng.

  • Nguy cơ bị mắc bệnh thiếu máu, giảm tiểu cầu, gan lách to, hay các dị tật ở các cơ quan khác như xương khớp, phụ tạng,...

  • Tim và hệ thần kinh là 2 cơ quan bị coi là đối tượng nguy hiểm nhất bị ảnh hưởng từ bệnh rubella bẩm sinh. Các bệnh lý về tim mà trẻ có nguy cơ mắc phải như: thông liên thất, thông liên nhĩ, hở van tim, hẹp động mạch,... Hay các bệnh lý về thần kinh như: tật đầu nhỏ, bé bị chậm phát triển trí tuệ, viêm màng não,...

Bệnh rubella bẩm sinh có thể khiến trẻ bị chậm phát triển

Bệnh rubella bẩm sinh có thể khiến trẻ bị chậm phát triển

  • Ngoài ra, các em bé sinh ra bị rubella bẩm sinh cũng có thể dẫn đến tình trạng tử vong rất cao (lên tới 20%).

Mặc dù bệnh rubella bẩm sinh được liệt vào danh sách cực kỳ nguy hiểm thế nhưng đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh đặc trị. Các bác sĩ chỉ có thể xác định những tổn thương mà bệnh gây ra cho cơ thể để khắc phục hoặc đưa ra những biện pháp y học giúp phòng ngừa bệnh và các di chứng mà bệnh gây ra.

3. Những biện pháp phòng ngừa bệnh rubella bẩm sinh?

Giai đoạn mang thai là khoảng thời gian cơ thể người phụ nữ nhạy cảm nhất bởi sự biến đổi nhiều trong cơ thể. Chính vì vậy, các bệnh lý có thể gây hại cho cả mẹ và bé rất dễ xâm nhập, đặc biệt là những căn bệnh truyền nhiễm như rubella. Rất nhiều phụ nữ đang mai thai chưa được tiêm phòng nhưng lại vô tình tiếp xúc với người bị bệnh dẫn đến tình trạng sức khỏe cả mẹ lẫn con đều gặp nguy hiểm.

Với công nghệ y khoa cực kỳ hiện đại như ngày nay thì việc phát hiện bệnh cũng như chữa trị bệnh là điều có thể. Tuy nhiên, các phương pháp chữa bệnh chỉ có thể dựa trên những biến chứng mà bệnh gây ra để khắc phục hay giảm thiểu các biến chứng bệnh xấu hơn xảy ra mà thôi. Chưa có một lợi thuốc đặc trị bệnh rubella. Chính vì vậy, biện pháp tiêm phòng ngừa bệnh rubella hiện nay được khuyến cáo trên rất nhiều quốc gia nhằm hạn chế tối đa việc xuất hiện đại dịch rubella bẩm sinh và những di chứng nghiêm trọng từ bệnh. Đặc biệt lứa tuổi các em bé hoặc những người phụ nữ đã đến tuổi có khả năng mang thai (khoảng từ 15 tuổi) cần được tiêm phòng ngay.

Phụ nữ xác định muốn có con nhưng chưa được tiêm phòng rubella từ nhỏ thì phải được tiêm chủng trước khi mang thai ít nhất 3 tháng mới có hiệu quả phòng bệnh cho mẹ cũng như cho các con. Ngoài ra, em bé được sinh ra cũng cần được tiêm chủng loại vaccine chống bệnh rubella bởi miễn dịch ngừa bệnh từ mẹ chỉ có thể bảo vệ bé không quá 9 tháng sau khi chào đời.

Phụ nữ phải được khám và tiêm phòng ngừa bệnh rubella trước khi mang thai ít nhất 3 tháng

Phụ nữ phải được khám và tiêm phòng ngừa bệnh rubella trước khi mang thai ít nhất 3 tháng

Các chị em phụ nữ đến tuổi muốn có con hoặc các bậc phụ huynh có nhu cầu tìm hiểu thêm về loại bệnh dịch này thì hãy liên hệ ngay cho bệnh viện MEDLATEC để được hỗ trợ tốt nhất. Tổng đài 1900 56 56 56 của viện sẽ trực liên tục 24/7 để hỗ trợ tối đa việc đặt lịch khám bệnh cho các bạn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp