Tổng quan những thông tin cần biết về bệnh chân tay miệng | Medlatec

Tổng quan những thông tin cần biết về bệnh chân tay miệng

Chân tay miệng là bệnh lý phổ biến với những tổn thương, biến chứng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe. Bài viết sau đây MEDLATEC sẽ đưa đến những thông tin cần thiết giúp mỗi cá nhân có thể chủ động phòng tránh và điều trị.


17/10/2020 | Tổng hợp kiến thức hữu ích về bệnh tay chân miệng ở trẻ em
23/09/2020 | Mẹ băn khoăn: bệnh tay chân miệng có mấy mức độ?
23/09/2020 | 6 biểu hiện của bệnh tay chân miệng đã trở nặng ở trẻ

1. Tổng quát về bệnh chân tay miệng

chân tay miệng được xem là bệnh truyền nhiễm ở mức độ cấp tính do virus Enterovirus trong đường ruột gây ra. Theo số liệu thống kê mới nhất, trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc. Mầm bệnh lây từ người sang người thông qua các hoạt động tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp khi dùng chung các dụng cụ đã nhiễm virus Enterovirus.

Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới WHO, chân tay miệng là bệnh lý phổ biến tại các quốc gia thuộc châu Á. Đặc biệt, nguy cơ hình thành và lây lan bệnh ở nước ta thường xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong năm do tính chất khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Chân tay miệng nếu không sớm có biện pháp can thiệp, điều trị sẽ dẫn đến tình trạng lây lan nhanh chóng và hình thành đại dịch. Trong trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn hoặc không có phương pháp điều trị phù hợp có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm:

  • Màng não bị viêm do sự tấn công của các chủng Virus có hại với biểu hiện phổ biến như: sốt cao, đau lưng, cứng cổ, chóng mặt,...

  • Hình thành triệu chứng bại liệt, tê liệt hoặc viêm não.

  • Bên cạnh đó, nếu cơ thể bệnh nhân không được vệ sinh sạch sẽ có thể gây bội nhiễm ở các nốt bọng nước.

Tay chân miệng hình thành nhiều vết loét gây đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân

Tay chân miệng hình thành nhiều vết loét gây đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân

2. Chân tay miệng có những biểu hiện nào

Bệnh chân tay miệng tùy thuộc vào từng giai đoạn sẽ có những biểu hiện cụ thể khác nhau:

Bệnh nhân mắc tay chân miệng có thời kỳ ủ bệnh và khởi phát từ 3 đến 6 ngày. Giai đoạn này thường xuất hiện các triệu chứng như: đau họng, sốt nhẹ, miệng và lợi đau rát, nước bọt tiết nhiều, chán ăn, mỏi mệt,...

Khoảng thời gian từ 1 đến 2 ngày sau khởi phát là giai đoạn bệnh bộc lộ những dấu hiệu điển hình như:

  • Hình thành ban lồi ra hoặc ẩn dưới da ở dạng mụn nước có kích thước từ 2 đến 10mm tại các vùng da trong lòng bàn tay, chân, mông hoặc đầu gối. Phần lớn chúng thường không gây ra cảm giác ngứa hay đau nhức.

  • Bệnh tiến triển sẽ dẫn đến hiện tượng loét miệng, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và ăn uống của bệnh nhân. Các vết loét thường hình thành tại niêm mạc má, lợi hoặc phần phía dưới lưỡi với đường kính khoảng từ 2 đến 2mm. 

Nhìn chung, triệu chứng bệnh còn tùy thuộc vào cơ địa và sức khỏe của bệnh nhân. Đối với nhóm người có sức khỏe tốt, biểu hiện chân tay miệng có thể chỉ xuất hiện tình trạng ban hồng, không bọng nước,... Tuy nhiên, bệnh chuyển biến nặng có thể hình thành các biểu hiện như rối loạn tri giác, sốt cao, mê sảng,...

Chân tay miệng ở mức độ nhẹ có thể khỏi sau 7 đến 10 ngày chăm sóc tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp bệnh nhân có những biểu hiện đi kèm như nôn ói sốt cao, co giật,... cần sớm đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thực tế, một số đối tượng đã tái phát bệnh sau đó với chủng Virus khác. Do đó, quá trình điều trị và phòng tránh, nên tuân thủ chỉ định bác sĩ và thiết lập chế độ sống khoa học.

Sốt cao là một trong những dấu hiệu cho thấy bệnh đã tiến triển nặng

Sốt cao là một trong những dấu hiệu cho thấy bệnh đã tiến triển nặng

3. Một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân 

Chân tay miệng được xem là bệnh truyền nhiễm với tốc độ lây lan nhanh chóng trực tiếp từ người sang người thông qua đường nước bột, các dịch tiết ra từ mũi, phân mang mầm bệnh,... Do đó, trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, mỗi cá nhân cần lưu ý:

  • Cho bệnh nhân ăn thực phẩm dễ tiêu, bổ sung nhiều nước thông qua nước lọc hoặc nước ép trái cây. Tránh các dạng thức ăn chế biến sẵn, chiên rán nhiều dầu mỡ, có vị chua, cay.

  • Quá trình dùng thuốc điều trị nên tiến hành theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc.

  • Nên sử dụng các dạng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh miệng, tay và chân cho bệnh nhân.

  • Nhằm tránh tình trạng bội nhiễm, lưu ý vệ sinh sạch sẽ các vết bọng nước vỡ ra bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp.

  • Nên thực hiện cách ly giữa người bệnh với người khỏe mạnh, đối tượng thực hiện chăm sóc nên sử dụng khẩu trang y tế và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn nhằm tránh lây lan mầm bệnh.

  • Không nên sử dụng chung các dụng cụ cá nhân với người bệnh, nên sát khuẩn thường xuyên bằng dung dịch Cloramin B 2% hoặc luộc qua nước đã đun sôi.

  • Đối với trẻ nhỏ đang nhiễm bệnh, nên tắm cho trẻ bằng nước ấm và vệ sinh nhẹ nhàng, sạch sẽ.

  • Tiến hành quan sát, theo dõi tình trạng bệnh nhân, trong trường hợp có những dấu hiệu bất thường, nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Sau khi chăm sóc bệnh nhân, nên tiến hành vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn

Sau khi chăm sóc bệnh nhân, nên tiến hành vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn

4. Biện pháp phòng tránh bệnh

Hiện nay vẫn chưa có loại Vắc xin có tác dụng phòng chống bệnh, tuy nhiên mỗi cá nhân có thể chủ động phòng tránh thông qua các biện pháp đơn giản sau:

  • Thiết lập thói quen rửa tay sạch sẽ sau khi đi đại tiện, trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, sau khi chăm sóc bệnh nhân nhiễm chân tay miệng,...

  • Vật dụng gia dụng nên được tiến hành vệ định kỳ bằng xà phòng, giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, thường xuyên khử trùng phòng vệ sinh.

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân hay sử dụng chung các dụng cụ cá nhân.

  • Bệnh nhân đang mắc chân tay miệng nên tránh nơi đông người.

  • Tạo thói quen che tay khi ho, hắc xì kể cả khi đang khỏe mạnh.

Nên sớm thăm khám tại cơ sở y tế chất lượng khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu mầm bệnh, đặc biệt là ở trẻ nhỏ

Nên sớm thăm khám tại cơ sở y tế chất lượng khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu mầm bệnh, đặc biệt là ở trẻ nhỏ

Mọi bệnh lý đều có nguy cơ hình thành những biến chứng nguy hiểm, do đó không nên chủ quan khi xuất hiện dấu hiệu mầm bệnh. Trong trường hợp cần tư vấn thăm khám và điều trị chân tay miệng tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, vui lòng liên hệ Hotline 1900 565656.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp