Người bị suyễn cần làm gì để kiểm soát bệnh hiệu quả? | Medlatec

Người bị suyễn cần làm gì để kiểm soát bệnh hiệu quả?

Khi bị suyễn, người bệnh cần được cấp cứu kịp thời để kiểm soát cơn hen hiệu quả. Ngược lại, nếu để bệnh tiến triển và không xử trí đúng cách khi cơn hen xảy ra, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm, thậm chí đột tử.


17/12/2022 | Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?
21/11/2022 | Bệnh hen suyễn là gì? Cách nhận biết những dấu hiệu bệnh
26/09/2022 | Trẻ bị hen suyễn có nguy hiểm không, đâu là giải pháp điều trị hiệu quả?
02/06/2022 | Chuyên gia hướng dẫn cách kiểm soát hen suyễn an toàn và hiệu quả

1. Người bị suyễn thường có những biểu hiện như thế nào?

Khi mắc bệnh hen suyễn hay nhiều người vẫn gọi tắt là bị suyễn, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó, có một số triệu chứng rất giống với các bệnh lý khác như giãn phế quản, lao, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Cơn hen là biểu hiện đặc trưng của bệnh

Cơn hen là biểu hiện đặc trưng của bệnh

Những cơn hen có thể khởi phát không thường xuyên và chỉ xảy ra vào một số thời điểm hay khi người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên. Sau khi cắt được cơn hen, bệnh nhân sẽ trở lại bình thường. 

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi bị suyễn

- Cơn hen: Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh. Đó chính là tình trạng khó thở, kèm theo những tiếng cò cử, có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào nhưng thường gặp về ban đêm hoặc khi thay đổi thời tiết. 

Trước khi xảy ra cơn hen, cơ thể cũng có một số dấu hiệu cảnh báo như tình trạng hắt hơi, sổ mũi, ho khan, tức ngực, có những trường hợp phải ngồi chống tay, há miệng thở, cơn có thể liên tục hay kịch phát. Khi gần hết cơn, tình trạng khó thở giảm dần, người bệnh sẽ ho nhiều hơn, khạc đờm trong và quánh. 

- Ngoài những cơn hen đặc trưng, người bệnh còn có thể gặp phải những triệu chứng không điển hình như sau: 

+ Những cơn ho dai dẳng, đặc biệt là về đêm. 

+ Khó thở, có cảm giác tức ngực. 

+ Thở khò khè ở trẻ nhỏ

- Một số dấu hiệu cho thấy bệnh của bạn đang tiến triển nghiêm trọng hơn: 

+ Những triệu chứng của bệnh diễn ra thường xuyên, tăng dần về mức độ, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi hít thở. 

+ Mức độ khó thở tăng lên: Có thể nhận biết rõ ràng khi sử dụng các thiết bị kiểm tra, chẳng hạn như máy đo lưu lượng đỉnh.

+ Người bệnh có nhu cầu cắt cơn thường xuyên hơn. 

Cơn hen dễ khởi phát khi trời lạnh 

Cơn hen dễ khởi phát khi trời lạnh 

- Những cơn hen suyễn thường dễ dàng bùng phát trong một số tình huống như sau: 

+ Do tập thể dục với cường độ nặng. 

+ Thời tiết thay đổi thất thường, không khí khô và lạnh. 

+ Người bệnh phải làm việc trong môi trường có nhiều khói bụi, hóa chất độc hại. 

+ Tiếp xúc với một số hoạt chất trong không khí như phấn hoa, bào tử nấm mốc, chất thải của gián, lông thú cưng,...

- Bệnh hen suyễn có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, dù là trẻ em hay người lớn. Tuy nhiên, một số trường hợp sau sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn: 

+ Người có cơ địa dị ứng. 

+ Người bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và bị tái phát nhiều lần. 

+ Trẻ có bố mẹ bị suyễn. 

+ Người mắc bệnh thừa cân, béo phì, thường xuyên tiếp xúc với môi trường khói bụi, hút thuốc lá lâu năm, có tiền sử bệnh dị ứng hay các bệnh về đường hô hấp,...

2. Bị suyễn nguy hiểm như thế nào?

Bệnh hen suyễn rất phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới và số ca mắc bệnh ngày càng tăng. Tuy nhiên, căn bệnh này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Trên thực tế, bệnh nhân dễ nhầm lẫn hoặc chủ quan với các dấu hiệu bệnh, tạo điều kiện cho bệnh tiến triển và cuối cùng, họ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng.

Nếu không kiểm soát bệnh kịp thời, hen suyễn có thể đe dọa tính mạng người bệnh

Nếu không kiểm soát bệnh kịp thời, hen suyễn có thể đe dọa tính mạng người bệnh

Dưới đây là một số biến chứng có thể gặp phải nếu không kiểm soát bệnh kịp thời: 

- Khí phế thũng hay tâm phế mạn tính: Đây là biến chứng có thể xảy ra ở những trường hợp mắc bệnh hen suyễn mạn tính hoặc bệnh ở mức độ nặng. 

- Người bệnh có nguy cơ bị biến dạng lồng ngực. 

- Suy hô hấp mạn tính. 

- Xẹp phổi: Đây là biến chứng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. 

- Tràn khí màng phổi: Đây là biến chứng rất khó chẩn đoán. Nếu xảy ra hiện tượng tràn khí màng phổi hai bên, bệnh nhân có nguy cơ tử vong rất cao.

- Nếu sử dụng thuốc corticoid kéo dài, người bệnh có thể gặp hội chứng giả cushing.

3. Người bị suyễn nên làm gì để kiểm soát bệnh hiệu quả 

Để kiểm soát cơn hen suyễn hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số cách sau: 

- Dùng thuốc điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc và cùng không quá lạm dụng thuốc để dẫn tới những tác dụng phụ không mong muốn. 

- Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp với tình trạng sức khỏe: 

Người bị suyễn nên tránh xa những thực phẩm dễ gây dị ứng. Nên bổ sung vào bữa ăn những thực phẩm lành mạnh, nhất là các loại rau củ, trái cây. Trong đó, nên ưu tiên một số thực phẩm có chứa nhiều vitamin C như bưởi, cam, quýt, rau cần tây, dâu tây,... Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung thêm các loại thực phẩm có màu đỏ như khoai lang, gấc, ớt chuông vàng,... Đây là những thực phẩm có chứa nhiều beta caroten giúp hệ hô hấp hoạt động hiệu quả hơn. 

Người bệnh nên ăn những thực phẩm có màu đỏ

Người bệnh nên ăn những thực phẩm có màu đỏ

Có thể sử dụng thêm một số loại gia vị có lợi khi nấu ăn chẳng hạn như tỏi và gừng. Đây là những loại gia vị không chỉ giúp cho món ăn của bạn thêm thơm ngon, hấp dẫn mà còn góp phần hỗ trợ cải thiện bệnh hen suyễn hiệu quả. Hoặc bạn cũng có thể đập giập tỏi và gừng, sau đó cho vào nước ấm và dùng hàng ngày. 

- Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan: Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của bạn và là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh tật. Khi bạn căng thẳng, những khối cơ trong cơ thể sẽ gặp phải nhiều áp lực, trong đó bao gồm cơ ngực. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy khó thở hơn và tăng nguy cơ khởi phát bệnh hen suyễn. Do đó, chuyên gia khuyên bạn nên suy nghĩ tích cực, kiểm soát căng thẳng, có thể áp dụng một số bài tập như thiền, yoga, thái cực quyền,...

- Tắm nắng: Phần lớn người bị suyễn thường có lượng vitamin D thấp. Do đó, cần bổ sung vitamin D bằng chế độ ăn và phương pháp tắm nắng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chỉ nên tắm nắng vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều muộn để tránh nguy cơ ung thư da. 

- Tập hít thở đúng cách để thể tích phổi tăng lên và tăng cường chức năng hoạt động của phổi. 

- Bảo vệ sức khỏe khi thời tiết chuyển lạnh. 

- Kiểm soát cân nặng.

Trên đây là một số thông tin về bệnh hen suyễn và một số gợi ý giúp cải thiện bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, những gợi ý này chỉ mang tính tham khảo, người bệnh cần đến các cơ sở uy tín để được bác sĩ thăm khám và lên phác đồ điều trị phù hợp. 

Nếu bạn đang phân vân khi lựa cơ sở y tế thì Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính là một gợi ý hữu ích cho bạn. Đây là địa chỉ y tế uy tín, đã có kinh nghiệm gần 30 năm trong lĩnh vực khám và điều trị bệnh và được rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Bệnh viện quy tụ các bác sĩ chuyên môn giỏi và tận tâm với người bệnh cùng với đó là hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại mang lại kết quả chẩn đoán chính xác và nhanh chóng. 

Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám hoặc tư vấn về sức khỏe, vui lòng liên hệ đến MEDLATEC theo tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hướng dẫn đặt lịch khám. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hít thở sâu - Chìa khóa vàng cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày

Hiện nay thế giới ngày càng hiện đại, sôi động đòi hỏi con người luôn phải sống nhanh hơn, ngay cả trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến cho không ít người đã bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe chủ động bằng những thói quen hàng ngày, đặc biệt là thói quen hít thở sâu. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của cách hít thở này nhé. 
Ngày 22/06/2023

Những biểu hiện của viêm phổi thùy và cách thức phòng tránh

Viêm phổi là một loại bệnh lý thường gặp. Bệnh được chia ra gồm có viêm phổi thùy và chứng phế quản phế viêm. Trong đó, bệnh viêm phổi thùy được đánh giá nhẹ hơn và hiệu quả điều trị cũng tốt hơn. Vậy viêm phổi thùy là gì? Những triệu chứng nhận biết của bệnh như thế nào? 
Ngày 21/06/2023

Phân độ suy hô hấp được phân chia như thế nào?

Suy hô hấp là một trong các dạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Suy hô hấp không chỉ có tác động xấu với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy các phân độ suy hô hấp được chia như thế nào?
Ngày 21/06/2023

Phổi nằm ở đâu? Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của phổi

Tầm quan trọng của lá phổi đối với các hoạt động sống của cơ thể đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ cấu tạo và nhiệm vụ của phổi cụ thể ra sao. Vậy phổi nằm ở đâu? Phổi có vai trò gì đối với cơ thể? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được tầm quan trọng của cơ quan này. 
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp