Trong màng phổi có chứa một lượng dịch nhất định để đảm bảo vai trò đệm giữa thành ngực, phổi, hạn chế tác động từ bên ngoài như chấn thương ảnh hưởng đến phổi. Tuy nhiên, khi xuất hiện khí trong tràn khí màng phổi tự phát, nó sẽ chèn ép phổi ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Do đó, bệnh nhân cần sớm chẩn đoán và can thiệp, tránh bệnh gây những tổn thương phổi khó hồi phục.
16/04/2021 | Nguyên nhân gây bệnh phổi kẽ và cách điều trị hiệu quả 03/03/2021 | Nhiễm trùng phổi có phải là bệnh viêm phổi không? 03/03/2021 | Tràn khí màng phổi: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
1. Tìm hiểu thông tin cơ bản về tràn khí màng phổi tự phát
Màng phổi là hai lớp mô mỏng gồm lá thành và lá tạng, giữa hai lớp này chỉ chứa lượng dịch nhỏ, không chứa không khí để đảm bảo vai trò lớp đệm bảo vệ, tránh tổn thương ngực ảnh hưởng đến phổi. Trong bệnh tràn khí màng phổi tự phát, khí xuất hiện đột ngột trong khoang màng phổi sẽ gây thay đổi áp suất lồng ngực, chèn ép lên phổi và gây những tổn thương cho cơ quan này.
Tràn khí màng phổi gây chèn ép lên phổi
Tùy theo mức độ khí tích tụ trong màng phổi mà phổi sẽ bị ép ở mức độ khác nhau, triệu chứng và ảnh hưởng đến phổi cũng khác nhau. Các trường hợp tràn khí màng phổi tự phát nghiêm trọng có thể gây suy hô hấp, rối loạn tuần hoàn, lệch tim,… phải can thiệp điều trị sớm.
2. Nguyên nhân gây tràn khí màng phổi tự phát
Nguyên nhân dẫn tới bệnh tràn khí màng phổi tự phát còn phụ vào thể bệnh, cụ thể như sau:
2.1. Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát
Đây là bệnh xuất hiện ở những người khỏe mạnh, có thể là nam giới hoặc nữ giới trẻ tuổi, song nam giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Phổi trước đó hoàn toàn bình thường nhưng tình trạng vỡ bóng khí ở bề mặt phổi xảy ra khiến dịch tràn vào màng phổi nhiều hơn.
Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát xảy ra ở bệnh nhân không có bệnh lý phổi trước đó
Thực tế các nhà khoa học vẫn chưa lý giải rõ ràng được cơ chế hay nguyên nhân nào dẫn đến sự vỡ các bóng khí nhỏ ở phổi này. Song có một số yếu tố thuận lợi như:
- Các nang hoặc kén khí dưới màng phổi.
- Người trẻ tuổi, gầy và cao do áp lực âm tính ở vùng đỉnh phổi cao.
- Hội chứng Marfan.
- Hút thuốc lá.
Với bệnh tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát này, bệnh có thể tái phát với tỷ lệ khoảng 30%.
2.2. Tràn khí màng phổi tự phát thứ phát (do chấn thương hoặc các tai biến sau các thủ thuật)
Đây là bệnh tràn khí màng phổi tự phát xảy ra ở các bệnh nhân đã từng mắc bệnh phổi trước đó, do có tổn thương sẵn có khiến bệnh có tiên lượng xấu hơn. Các bệnh lý dễ dẫn đến tràn khí màng phổi tự phát thứ phát bao gồm:
Bệnh lao
Các ổ hang lao hoặc lao nhuyễn hóa có thể gây tổn thương rải rác trên bề mặt phổi, gây vỡ vào khoang màng phổi, cả khí lẫn mủ dịch từ đó tràn vào màng phổi. Do đó, bệnh nhân lao có nguy cơ biến chứng tràn khí màng phổi tự phát rất cao, song với y học hiện đại thì rất nhiều trường hợp bệnh đã được phòng ngừa.
Bệnh phổi khác
Các bệnh phổi khác ngoài lao có thể dẫn đến tràn khí màng phổi tự phát thứ phát bao gồm: xơ kén phổi, xơ phổi không rõ nguyên nhân, bụi phổi, ấu trùng phổi, nhồi máu phổi,…
Bệnh tự miễn
Các bệnh tự miễn có thể gây tổn thương phổi trong tràn khí màng phổi tự phát như: viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì, viêm da cơ,… Ung thư phế quản có thể di căn đến màng phổi, có thể gây tràn khí màng phổi nhưng khá hiếm gặp.
Lao phổi thường gây biến chứng tràn khí màng phổi tự phát
3. Điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân tràn khí màng phổi tự phát
Nguyên tắc điều trị là hút hết khí khoang màng phổi và phòng tái phát.
Nếu chẩn đoán cho kết quả khí tràn màng phổi ít, chiếm ít hơn 15% thể tích bên phổi tràn khí và khoảng cách màng phổi ngắn thì bệnh nhân sẽ được thở oxy và theo dõi. Khí trong màng phổi sẽ tự được đẩy ra ngoài, khi tình trạng ổn định bệnh nhân có thể xuất viện.
Tất cả các trường hợp tràn khí màng phổi tự phát với thể tích lớn trên 15cm bắt buộc phải can thiệp để loại bỏ khí ở màng phổi càng sớm càng tốt, tránh gây tổn thương chèn ép và suy giảm hô hấp. Tùy vào mức độ khí tràn màng phổi mà phương pháp can thiệp có thể khác nhau như:
3.1. Chọc hút khí đơn thuần
Kỹ thuật điều trị này thường áp dụng cho bệnh nhân tràn khí màng phổi tự phát với tỷ lệ khí tràn chiếm trên 15%, ngoài ra chiều dài dải khí sát màng phổi lớn hơn 2cm. Các phương tiện được dùng để chọc hút khí màng phổi có thể là bơm tiêm, máy hút qua kim lớn,…
Với bệnh nhân tràn khí màng phổi tự phát, chọc hút khí màng phổi thường được chỉ định trong điều trị cấp cứu để khắc phục bệnh nhanh chóng, nhưng không triệt để. Bệnh nhân sau điều trị có thể phải dẫn lưu tiếp tục sau đó.
3.2. Dẫn lưu màng phổi
Dẫn lưu màng phổi cũng là một biện pháp điều trị nhanh, xử lý kịp thời cho các trường hợp cấp cứu chưa thể phẫu thuật. Bác sĩ sẽ sử dụng ống dẫn lưu ngực và máy hút để đưa khí tích tụ này ra ngoài. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, dẫn lưu màng phổi phải đảm bảo kín, triệt để, một chiều và vô trùng.
Dẫn lưu màng phổi thường chỉ định trong cấp cứu bệnh nhân tràn khí màng phổi tự phát
Đây là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, xử lý hiệu quả với cả các trường hợp tràn khí màng phổi tự phát thể tích lớn. Bác sĩ sẽ can thiệp dẫn khí ra ngoài kết hợp với xử lý tổn thương triệt để, tránh tràn khí hoặc dính màng phổi tái phát.
Với các bóng khí, kén khí bị tổn thương gây tràn khí màng phổi, bác sĩ có thể khâu, kẹp tổn thương để khắc phục tổn thương. Nếu phần phổi chứa quá nhiều bóng khí, có thể phải cắt bỏ hoàn toàn để ngăn ngừa tái phát.
Sau phẫu thuật nội soi, tràn khí màng phổi tự phát sẽ không tái phát trở lại, để hồi phục tổn thương nhanh hơn cũng như ngăn ngừa các tổn thương phổi khác, bệnh nhân cần lưu ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và luyện tập lành mạnh.
Tập thể dục giúp bệnh nhân hồi phục chức năng phổi tốt hơn
Ngoài ra, bệnh nhân tràn khí màng phổi tự phát sau điều trị nên thường xuyên thăm khám, kiểm tra lại để theo dõi tiến triển phục hồi cũng như phát hiện sớm nếu tổn thương mới xuất hiện.