Người bị huyết áp thấp thường có những biểu hiện như thế nào? | Medlatec

Người bị huyết áp thấp thường có những biểu hiện như thế nào?

Huyết áp thấp là một căn bệnh thường được bác sĩ nhắc đến đối với những người có bệnh lý về tim hoặc người già. Nhiều người lo lắng, phòng tránh bệnh huyết áp cao mà quên rằng huyết áp thấp cũng là một căn bệnh khá nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, bài viết hôm nay sẽ chia sẻ với các bạn rất nhiều thông tin hữu ích. Các bạn đừng quên tham khảo và chia sẻ cho người thân nhé!


28/08/2020 | Bệnh nhân huyết áp thấp nên ăn gì để cải thiện tình trạng?
30/06/2020 | Giải đáp: Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu?
26/06/2020 | Huyết áp thấp: các triệu chứng khó phân biệt với bệnh lý khác

1. Huyết áp thấp là bệnh gì?

Huyết áp được hiểu là áp lực được sinh ra trong quá trình đẩy máu khi tim bơm máu vào thành động mạch. Khi tiến hành đo huyết áp, bệnh nhân sẽ thu được hai thông số từ máy đo điện tử, bao gồm: huyết áp tâm trương (số dưới) và huyết áp tâm thu (số trên). Trong đó, Huyết áp thấp là một trong những bệnh lý liên quan tới tim mạch, thường được chẩn đoán khi chỉ số huyết áp đạt dưới 90/60 mmHg. 

huyết áp thấp có thể liên quan tới bệnh lý tim mạch

Huyết áp thấp là một căn bệnh khá nguy hiểm

Lý giải về các chỉ số theo bác sĩ, bệnh nhân sẽ được xác định mắc bệnh khi trị số huyết áp đo được có kết quả huyết áp tâm trương < 60 mmHg hoặc huyết áp tâm thu < 90mmHg. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành quá trình thăm khám, bệnh nhân còn được chẩn đoán thuộc một trong hai tuýp bệnh lý sau đây:

  • Huyết áp sinh lý: bệnh có thể xuất phát từ mầm mống gia đình (tức tiền sử gia đình từng có người mắc bệnh) hoặc do vị trí sinh sống (những vùng núi cao).

  • Huyết áp bệnh lý: bệnh được gây ra do chức năng của một số cơ quan bị suy giảm, điển hình như tim, thận,... Ngoài ra, sự suy giảm khả năng hoạt động của tuyến giáp hoặc hệ thần kinh thực vật mất khả năng tự điều chỉnh cũng là nguyên nhân hình thành bệnh.

2. Các dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân

Nhiều người cho rằng, chỉ có huyết áp tăng cao mới gây ra những bệnh lý nguy hiểm nhưng đó lại là một ý nghĩ sai lầm. Thực tế, huyết áp thấp cũng để làm nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn, kèm theo những biến chứng khó lường. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, mọi người nên đi thăm khám và được kiểm tra chính xác. Sau đây là một số dấu hiệu phổ biến ở bệnh nhân mắc bệnh huyết áp thấp:

2.1. Đau đầu 

Đau đầu là một triệu chứng thường gặp ở nhiều bệnh lý nhưng ở người bị huyết áp thấp, cơn đau đầu nặng hơn rất nhiều. Đặc biệt, trong những lúc phải hoạt động thể lực nhiều hoặc đối diện với căng thẳng, bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi vì cảm giác đau đầu không thể chịu được. Cơn đau đầu có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên đầu nhưng phổ biến nhất là phần đỉnh đầu. 

2.2. Chóng mặt

Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân khi chuyển đổi tư thế đột ngột, điển hình như bạn đứng dậy tức thì sau khi ngồi quá lâu. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy choáng váng, mọi sự vật xung quanh dường như đang xoay vòng với bạn, khiến bạn không thể kiểm soát được. Tình trạng này nếu lặp lại thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sống của bạn, do đó, cần cân nhắc việc kiểm tra khi nhận thấy sự bất ổn từ cơ thể.

huyết áp thấp bệnh nhân thường cảm thấy chóng mặt

Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy chóng mặt

2.3. Ngất xỉu

Khi bệnh đã chuyển biến nặng hơn, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng ngất xỉu, rơi vào tình trạng vô thức đột ngột). Nếu bệnh nhân không đề phòng sẽ dễ bị chấn thương đầu, xương khi bị ngất. Đặc biệt trong những tình huống di chuyển như đang đi xe, chạy bộ,... mức độ nguy hiểm càng tăng cao.

2.4. Kém tập trung

Huyết áp giảm cũng là một trong những yếu tố khiến bạn thường xuyên cảm thấy mất tập trung. Vì khi huyết áp giảm, lượng máu trong cơ thể không đủ để cung cấp cho não bộ hoạt động như bình thường. Đồng thời, gây ra sự thiếu hụt oxy cho các tế bào của não, khiến cho bệnh nhân khó tập trung vào mọi việc.

2.5. Mờ mắt

Đối với những bệnh nhân bị bệnh huyết áp thấp nhưng không phát hiện và điều trị sớm thường rất dễ xuất hiện nhiều triệu chứng trầm trọng hơn. Chẳng hạn như mờ mắt hoặc một số trường hợp nặng hơn có thể mất thính giác. Mặc dù các dấu hiệu này chỉ xuất hiện nhất thời và hết sau khi được nghỉ ngơi nhưng chúng cũng gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động của bệnh nhân.

2.6. Buồn nôn

Bệnh nhân bị hạ huyết áp thường xuyên xuất hiện triệu chứng buồn nôn hoặc cảm giác lợm giọng. Mặc dù, không quá nghiêm trọng nhưng triệu chứng này cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, cảm giác chán ăn và mệt mỏi ở người mắc bệnh. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể uống một ít nước chanh.

huyết áp thấp khiến cho người bệnh có cảm giác buồn nôn

Cảm giác buồn nôn khiến người bệnh chán ăn

2.7. Da nhợt nhạt - lạnh

Khi hạ huyết áp, tay chân bệnh nhân thường tê cứng, cơ thể cảm giác lạnh cóng, sắc da nhợt nhạt. Lý giải về triệu chứng này, các bác sĩ cho rằng việc huyết áp giảm, dẫn đến thiếu máu và oxy cung cấp cho da nên thân nhiệt bị giảm. Để giảm bớt triệu chứng này, bạn có thể uống một cốc nước nóng giúp cơ thể giữ ấm.

2.8. Nhịp tim nhanh - hơi thở nông

Huyết áp giảm khiến lượng oxy cung cấp cho cơ thể bị thiếu, đồng thời phổi và tim phải tăng cường hoạt động để hỗ trợ cho sự hô hấp. Do đó, tim đập nhanh khiến cho bệnh nhân thở nhanh, hơi thở ngắn. Triệu chứng này đặc biệt nguy hiểm nếu bệnh nhân đang ở những nơi đông người, không khí ngột ngạt.

tim đập nhanh khiến người huyết áp thấp khó thở

Tim đập nhanh khiến người bệnh cảm thấy khó thở

2.9. Mệt mỏi

Triệu chứng mệt mỏi thường xuất hiện sau khi bệnh nhân ngủ dậy. Tay chân rã rời, tinh thần mệt mỏi khiến người bệnh cảm thấy thiếu sức sống, không muốn làm gì cả. Nếu nghỉ ngơi, sức khỏe sẽ được hồi phục nhưng cuối ngày cơ thể tái diễn lại triệu chứng này (dù không hoạt động quá sức). 

3. Cách phòng tránh bệnh huyết áp thấp

Bệnh huyết áp thấp để lại những ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cuộc sống của người mắc bệnh. Bên cạnh đó, việc phát hiện bệnh trễ và không điều trị bệnh kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc phòng ngừa bệnh là rất cần thiết đối với mọi người. Để giúp các bạn dễ dàng phòng tránh bệnh, bác sĩ đã chia sẻ những giải pháp sau đây:

3.1. Chế độ dinh dưỡng

Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể bạn được khỏe mạnh, phòng ngừa được nhiều căn bệnh. Đối với người có nguy cơ bị hạ huyết áp, nên lưu ý những điều sau đây trong thực đơn bữa ăn:

  • Mỗi bữa ăn nên cung cấp khoảng 10 - 15 gram/ngày.

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn, nhất là những người thể trạng yếu, cân nặng thấp.

huyết áp thấp nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mỗi bữa ăn

Cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn

  • Cung cấp đủ hàm lượng đạm bằng thịt, cá, gà; đồng thời, ăn nhiều rau (chất xơ), trứng và trái cây (để cung cấp vitamin). Không nên ăn quá nhiều trong một bữa ăn, việc phân chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ sẽ giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ được nhiều chất và tiêu hóa nhanh chóng. 

  • Sử dụng một số loại thức uống có khả năng nâng huyết áp như coffee, trà gừng, trà sâm,...

  • Loại bỏ những thức ăn lợi tiểu trong thực đơn bữa ăn, chẳng hạn như bí ngô, rau cải, dưa hấu,...

3.2. Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh

Việc xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh cũng góp phần giúp cơ thể được khỏe mạnh, hệ miễn dịch ổn định, sức đề kháng tốt hơn. Do đó, mọi người nên thiết lập cho bản thân một chế độ sinh hoạt lành mạnh để phòng tránh bệnh huyết áp thấp. Cụ thể như:

  • Ngủ đúng buổi, đúng giấc, mỗi ngày nên ngủ từ 7 - 8 tiếng.

huyết áp thấp nên ngủ đủ giấc mỗi ngày

Ngủ đủ giấc - đủ tiếng để duy trì sức khỏe tốt

  • Khi thức dậy nên dành 2 - 3 phút nằm trên giường, khi ngồi dậy, bạn cũng nên chuyển động chậm, tránh ngồi bật dậy khi vừa mới thức giấc. Đồng thời, khi đi ngủ, nên nằm ở tư thế thoải mái nhất, kê gối thấp, phần chân cao hơn.

  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.

  • Thường xuyên luyện tập thể dục, những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đánh cầu lông, đi xe đạp,... 

  • Theo dõi và đo huyết áp định kỳ.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng mọi người đã hiểu rõ hơn về những triệu chứng thường gặp ở người bệnh huyết áp thấp. Bên cạnh đó, những giải pháp cũng giúp mọi người dễ dàng phòng ngừa bệnh cho bản thân và người thân.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp