Mọi điều nên biết về bệnh đa u tủy xương | Medlatec

Mọi điều nên biết về bệnh đa u tủy xương

Đa u tủy xương là bệnh lý ác tính xảy ra tại tủy xương, gây nên các Hội chứng: đau xương, thiếu máu, suy thận,... Bệnh có khả năng gây tử vong rất cao nên phát hiện để điều trị từ sớm có vai trò quyết định trong việc giảm thiểu các biến chứng nguy hại cho sức khỏe và tăng thời gian sống cho người bệnh.


29/03/2022 | Chuyên gia giải đáp: Bệnh đa u tủy xương nguy hiểm như thế nào?
10/02/2022 | Đa u tủy xương là gì, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh
16/12/2021 | Sinh thiết tủy xương là gì, quy trình thực hiện như thế nào?

1. Bệnh đa u tủy xương - nguyên nhân và triệu chứng

1.1. Đa u tủy xương là bệnh gì?

Đa u tủy xương (được biết đến với tên khác là bệnh Kahler) là bệnh lý ung thư tủy xương mà ở đó, tương bào ác tính sản sinh một cách mất kiểm soát. Đa u tủy xương là một bệnh tăng sinh có tính chất ác tính của tương bào ở tủy xương và một số cơ quan khác. Điều này dẫn đến: tăng các globulin miễn dịch trong máu; tạo nên nhiều ổ tiêu xương gây ra tình trạng gãy xương bệnh lý; rối loạn chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể như: suy thận, thiếu máu, giảm tiểu cầu và bạch cầu, tăng canxi máu, các triệu chứng thần kinh, nhiễm trùng bội nhiễm,...

Bệnh đa u tủy xương hình thành do sự tăng sinh bất thường của tương bào

Bệnh đa u tủy xương hình thành do sự tăng sinh bất thường của tương bào

Trong quá trình tăng sinh tương bào bất thường, có một loại kháng thể đặc biệt được sản xuất ra là Protein M với khả năng gây tổn thương các mô và cơ quan quan trọng của cơ thể như cột sống, xương sườn, hộp sọ,… Quá trình ấy làm cho các tế bào bất thường lan sang nhiều cơ quan khác của cơ thể, gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

1.2. Nguyên nhân gây ra bệnh đa u tủy xương

Đến nay, nguyên nhân gây ra đa u tủy xương vẫn được xem là ẩn số. Yếu tố di truyền ảnh hưởng chính đến bệnh lý này, biểu hiện qua rối loạn về gen và nhiễm sắc thể.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy những yếu tố sau có nguy cơ cao đối với tiến triển đa u tủy xương:

- Tế bào miễn dịch bị rối loạn; nhất là tế bào miễn dịch thể, plasma và Interleukin 6.

- Việc tiếp xúc thường xuyên với một số hóa chất độc hại, virus, tia phóng xạ,...

1.3. Triệu chứng nhận diện đa u tủy xương

Tùy theo phạm vi ảnh hưởng của khối u mà triệu chứng đa u tủy xương ở mỗi bệnh nhân sẽ có sự khác nhau:

- Những triệu chứng tại xương

+ Giai đoạn đầu: Đau nhẹ ở xương sườn, khớp, xương cột sống, mệt mỏi, suy nhược cơ thể,... 

+ Giai đoạn toàn phát: cơn đau ở các vùng trên xuất hiện nhiều hơn vì tế bào u tăng sinh kèm theo sự hoạt hoá các tế bào tiêu xương. Một số người bị gãy xương tự phát. Việc dùng thuốc giảm đau ở giai đoạn này không có tác dụng trong trường hợp này. Mặt khác, người bệnh còn xuất hiện khối u nổi trên bề mặt xương ức, xương đòn, xương sọ,... tuy không gây đau nhưng dễ gây xẹp đốt sống từ đó sinh ra hội chứng ép rễ thần kinh cột sống (hiếm gặp).

Người bị đa u tủy xương sẽ bị đau xương ở nhiều vùng khác nhau của cơ thể

Người bị đa u tủy xương sẽ bị đau xương ở nhiều vùng khác nhau của cơ thể

- Triệu chứng ngoài xương

+ Thiếu máu do tương bào bất thường và tình trạng ức chế chất tạo huyết do yếu tố nội tại của khối u gây ra. Người bệnh cũng sẽ bị giảm tiểu cầu và bạch cầu, tan huyết nhẹ, hồng cầu to.

+ Suy thận đối với những trường hợp tăng canxi huyết, cầu thận, tổn thương ống thận gây nhiễm trùng tái phát, vô niệu, protein niệu,…

+ Triệu chứng thần kinh: rối loạn thị giác, viêm đa dây thần kinh, tăng áp lực nội sọ, đại tiện không tự chủ do rễ thần kinh và tủy bị chèn ép.

+ Nhiều cơ quan trong cơ thể bị nhiễm trùng như: đường tiết niệu, phổi,... vì hệ miễn dịch bị suy yếu nên mất khả năng chống lại tác nhân gây bệnh.

+ Gan và lách to bất thường, rối loạn tiêu hóa.

+ Rối loạn điện giải - nước, mất tri giác, hôn mê,...

+ Tăng canxi huyết vì tiêu xương.

+ Xuất huyết vì chức năng tiểu cầu bị rối loạn và tổn thương nội mạch.

2. Cách thức chẩn đoán và điều trị đối với bệnh đa u tủy xương

2.1. Chẩn đoán đa u tủy xương

Việc chẩn đoán đa u tủy xương chủ yếu dựa trên 3 triệu chứng cổ điển là:

- Tủy đồ hoặc chọc dò khối u phát hiện tăng sinh tế bào Plasmocyte bên trong tủy xương.

- Chụp X-quang phát hiện tổn thương tiêu xương.

- Xét nghiệm huyết thanh hoặc nước tiểu thấy sự có mặt của IgM.

Trường hợp không tìm thấy tổn thương xương nhưng lại có bằng chứng cho thấy sự tăng sinh của tế bào Plasmocyte trong tuỷ xương thì vẫn cung cấp căn cứ chẩn đoán xác định bệnh.

Chọc dò dịch não tủy giúp chẩn đoán để lên phác đồ điều trị đa u tủy xương

Chọc dò dịch não tủy giúp chẩn đoán để lên phác đồ điều trị đa u tủy xương

2.2. Điều trị đa u tủy xương

Các phương pháp điều trị đa u tủy xương hiện đang được áp dụng gồm:

- Với trường hợp chưa xuất hiện triệu chứng (bệnh ở giai đoạn sớm)

Theo dõi cẩn thận qua từng lần tái khám, nếu thấy dấu hiệu loãng xương, có thể bác sĩ sẽ truyền bisphosphonat định kỳ để khiến cho quá trình bệnh bị đảo ngược. Ngoài ra, tùy từng trường hợp bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị sớm để ngăn sự tiến triển của khối u bằng liệu pháp miễn dịch hoặc nhắm mục tiêu. 

- Với trường hợp đã xuất hiện triệu chứng

Mục tiêu điều trị chủ yếu nhằm giảm triệu chứng, kiểm soát khối u đa tủy xương bằng các biện pháp:

+ Hóa trị: dùng hóa chất truyền vào cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư. Khi cần thiết, bác sĩ sẽ kết hợp hóa trị cùng một số biện pháp khác để cải thiện hiệu quả điều trị bệnh.

+ Liệu pháp nhắm mục tiêu: tăng thời gian sống cho người bệnh với trường hợp điều trị duy trì. Thuốc nhằm vào các protein, gen hoặc môi trường có vai trò đối với sự tiến triển của khối u. Các loại thuốc thường được dùng gồm: thuốc ức chế proteasome, thuốc ức chế histone deacetylase, kháng thể đơn dòng, kháng nguyên trưởng thành tế bào, thuốc điều hòa miễn dịch, thuốc Steroid, thuốc điều chỉnh xương,...

+ Cấy ghép tế bào gốc/tủy: thực hiện sau khi bệnh nhân đã hóa trị liều cao, dùng các tế bào gốc tạo máu để thay thế tế bào ung thư trong tủy xương. Tế bào gốc ở tủy và máu sẽ thay thế toàn bộ tế bào ung thư bằng tế bào khỏe và miễn dịch tốt hơn. Nguồn tế bào gốc được lấy từ chính người bệnh hoặc do người khác hiến tặng.

+ Xạ trị: sử dụng tia X năng lượng cao để chiếu vào bên ngoài cơ thể nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp điều trị đa u tủy xương này thường áp dụng với bệnh nhân bị đau xương để giảm đau hoặc hoặc bệnh nhân từng hóa trị nhưng không có hiệu quả.

Đối với bệnh đa u tủy xương, tiên lượng sống của người bệnh phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm thực hiện chữa trị và tinh thần lạc quan của người bệnh. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh không phát hiện từ sớm nên việc khám sức khỏe định kỳ được xem là giải pháp sàng lọc bệnh tốt nhất. 

Nếu đang có vấn đề về xương khớp hay triệu chứng nghi ngờ đa u tủy xương, quý khách hàng có thể đến trực tiếp Chuyên khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để khám trực tiếp cùng bác sĩ chuyên khoa đầu ngành và có những tư vấn chính xác. Quý khách cũng có thể đặt lịch khám qua tổng đài 1900 56 56 56 để chủ động sắp xếp công việc và thời gian phù hợp với kế hoạch của mình.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đau cơ uống thuốc gì để giảm thiểu triệu chứng?

Đau cơ với nhiều mức độ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng quá nặng nề đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thậm chí còn có những trường hợp bị đau cơ vượt ngoài khả năng chịu đựng của bệnh nhân thì cần phải khắc phục bằng thuốc. Vậy đau cơ uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Ngày 09/06/2023

Loãng xương uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc loãng xương

Loãng xương là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi trưởng thành, trung niên và phổ biến ở người cao tuổi. Để hạn chế tình trạng này thì thuốc điều trị loãng xương chính là mối quan tâm chung của nhiều người bệnh. Vậy bị loãng xương uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Điều này sẽ được bật mí qua những thông tin dưới đây!
Ngày 05/06/2023

Cột sống lưng và một số bệnh lý thường gặp

Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Những thông tin về giải phẫu xương cột sống cũng như chủ động tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp trên bộ phận này là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 
Ngày 16/05/2023

Thuốc giảm đau xương khớp có mấy loại?

Thuốc giảm đau xương khớp được ứng dụng phổ biến trong việc kiểm soát các cơn đau và cải thiện các bệnh lý về xương khớp. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau xương khớp và mỗi nhóm lại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nếu không dùng các thuốc này đúng cách và sai liều, rất có thể chúng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngày 12/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp