Huyết áp thấp: các triệu chứng khó phân biệt với bệnh lý khác | Medlatec

Huyết áp thấp: các triệu chứng khó phân biệt với bệnh lý khác

Căng thẳng, mệt mỏi cùng với những áp lực cuộc sống khiến nhiều người mắc bệnh huyết áp thấp. Những dấu hiệu như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên buồn ngủ, mệt mỏi,... là triệu chứng của bệnh mà nhiều người không để ý.


02/05/2013 | Huyết áp thấp và chế độ dinh dưỡng phù hợp
02/04/2013 | Huyết áp thấp, bệnh không thể coi thường
07/07/2011 | Người cao tuổi thận trọng khi có huyết áp thấp

1. Tổng quan về Huyết áp thấp 

Huyết áp là từ để chỉ áp lực của dòng máu lên thành động mạch. Khi áp lực này giảm xuống sẽ gây ra tình trạng Huyết áp thấp. Tình trạng này kéo dài có thể trở thành bệnh lý.

 Huyết áp thấp có triệu chứng điển hình là hoa mắt, chóng mặt

huyết áp thấp có triệu chứng điển hình là hoa mắt, chóng mặt

Để đo huyết áp người ta đo các chỉ số trên và dưới của huyết áp. Đó là chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương. Các chỉ số này được tính bằng đơn vị mmHg.

Huyết áp phụ thuộc vào độ tuổi, sức khỏe, thời gian và vị trí đo,... Người vừa hoạt động mạnh sẽ có huyết áp cao hơn bình thường một chút. Huyết áp người bình thường sẽ dao động trên dưới 120/80 mmHg. 

Tình trạng huyết áp được cho là thấp thấp khi huyết áp tâm thu ≤ 90mmHg hay huyết áp tâm trương ≤ 60 mmHg. Bên cạnh đó, người bị trình trạng này có thể có những triệu chứng kèm theo như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu,... 

Tình trạng huyết áp bị thấp thường gặp ở phụ nữ hơn là đàn ông. Đó là do nội tiết tố của phụ nữ thường xuyên thay đổi theo từng chu kỳ kinh nguyệt và từng thời kỳ khác nhau nên cơ thể thường bị suy nhược, yếu đuối, mệt mỏi thậm chí là thiếu máu.

Huyết áp thấp là khi huyết áp tâm thu ≤ 90mmHg

Huyết áp thấp là khi huyết áp tâm thu ≤ 90mmHg

2. Các triệu chứng của huyết áp thấp 

Bệnh huyết áp thấp thường khó phát hiện bởi các triệu chứng của nó không rõ ràng và có thể bị nhầm lẫn với bệnh lý khác. Những người bị huyết áp thấp nhẹ thường sẽ chỉ bị hoa mắt, chóng mặt khi làm việc nặng. Dưới đây là những dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp.

2.1. Hoa mắt, chóng mặt thường xuyên, ngất

Khi thay đổi tư thế đột ngột như đựng dậy hay ngồi xuống hoặc đứng nhiều giờ, người huyết áp thấp thường cảm thấy hoa mắt, chóng mặt và choáng váng. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy mọi thứ xung quanh xoay tròn rồi tối sầm lại, đôi khi có thể ngất. Nếu như thường xuyên gặp tình trạng này, bạn cần kiểm tra huyết áp và thăm khám bác sĩ sớm.

2.2. đau đầu 

Người bị huyết áp thấp rất dễ bị đau đầu dữ dội mỗi khi não căng thẳng hoặc sau khi hoạt động mạnh. Những cơn đau đầu ở mỗi người lại khác nhau nhưng chủ yếu là ở vùng đỉnh đầu. Nhiều người có thể vừa bị đau, vừa bị tê nhức rất khó chịu.

2.3. Mắt mờ, thính giác suy giảm, khó tập trung

Huyết áp cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung của bạn. Khi bị hạ huyết áp, não sẽ không có đủ oxy để điều khiển các tết bào não hoạt động, chính vì thế bạn sẽ khó tập trung trong công việc, cuộc sống. 

Một số trường hợp bị huyết áp thấp nặng, người bệnh sẽ có dấu hiệu bị mất thính giác, giảm thị lực. Hiện tượng mờ mắt đột ngột sẽ rất nguy hiểm nếu như bạn đang đi trên đường hay đang làm việc với dao, kéo. Khi gặp tình trạng này, bạn cần dừng làm việc và tìm một chỗ nghỉ ngơi ngay lập tức. Nếu không thể tự di chuyển, bạn cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của những người xung quanh. 

Những triệu chứng của huyết áp thấp nặng là giảm thị lực, có thể bị đột quỵ

Những triệu chứng của huyết áp thấp nặng là giảm thị lực, có thể bị đột quỵ

2.4. Buồn nôn

Những người bị huyết áp thấp có thể sẽ có cảm giác lợm giọng và buồn nôn. Lúc này, điều bạn cần làm đó là nhấm nháp một chút nước chanh. Vị chua của chanh sẽ giúp bạn đỡ cảm thấy buồn nôn.

2.5. Thường bị lạnh, da ẩm, lạnh, nhợt nhạt

Người bị huyết áp thấp thì cơ thể sẽ khó duy trì việc lưu thông máu để dưới da để giữ ấm nên họ thường xuyên cảm thấy tê cóng và lạnh. Những người huyết áp bị thấp chịu lạnh rất kém bởi từ bên trong cơ thể họ đã không thể tự giữ ấm như người bình thường. Khi gặp tình trạng này, bạn cần uống một cốc nước nóng để truyền nhiệt cho cơ thể.

2.6. Nhịp tim, nhịp thở nhanh và nông

Khi huyết áp hạ thấp, cơ thể bị thiếu oxy nên tim và phổi phải hoạt động nhiều hơn để bù lại phần oxy bị thiếu. Chính vì thế bạn sẽ cảm thấy nhịp tim đập nhanh, nhịp thở cũng nhanh và nông hơn bình thường.

2.7. Mệt mỏi, thậm chí là trầm cảm

Sự mệt mỏi sẽ thường xuất hiện vào buổi sáng sớm. Người bị bệnh sẽ cảm thấy cơ thể luôn mệt mỏi, chân tay rã rời, thiếu sức sống. Lúc này, nếu được nghỉ ngơi hoặc ngủ thì có thể sẽ khá hơn. Nhưng đến cuối ngày thì tình trạng này sẽ quay lại dù bạn không hề làm việc nặng nhọc trong ngày.

Sự mệt mỏi này là do rối loạn chức năng trong hệ thần kinh khiến các cơ bị co thắt nên dẫn đến mệt mỏi. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể ăn các loại hoa quả, trái cây tươi để giảm thiểu cảm giác mệt mỏi.

Sự mệt mỏi, uể oải, buồn bã khi bị huyết áp thấp cũng có thể dẫn đến trầm cảm ở một số trường hợp. 

2.8. Luôn cảm thấy khát nước

Việc bổ sung nước sẽ giúp làm tăng huyết áp. Chính vì thế mà khi huyết áp xuống thấp, não sẽ phát ra tín hiệu kích thích cơ thể bổ sung nước. Điều đó khiến bạn cảm thấy khát khi bị huyết áp thấp.

Để phòng tránh bệnh huyết áp thấp cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể

Để phòng tránh bệnh huyết áp thấp cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể

3. Phòng tránh bệnh huyết áp thấp như thế nào?

Bạn có thể tham khảo những cách dưới đây để phòng tránh bệnh huyết áp thấp.

3.1. Về dinh dưỡng

- Ăn mặn hơn. Mỗi ngày người huyết áp thấp cần ăn 10 - 15g muối.

- Ăn đủ bữa với đầy đủ dưỡng chất, không được bỏ bữa sáng, nên chia nhỏ các bữa ăn để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể kịp thời.

- Bổ sung thực phẩm giàu protein, vitamin C, vitamin B vào chế độ ăn hàng ngày.

- Một số loại đồ ăn giúp làm tăng huyết áp: nước sâm, nước chè đặc, cà phê, bột tam thất, hạt sen, rau cần tây, táo tàu, long nhãn, nho khô, dâu, hạnh nhân, trà cam thảo và gừng,...

- Không nên dùng các loại đồ ăn giúp lợi tiểu như râu ngô, rau cải, bí ngô, dưa hấu,...

- Uống nhiều nước để tăng thể tích máu trong cơ thể.

- Tránh đồ uống có cồn.

3.2. Về sinh hoạt

- Ngủ đủ giấc, nên ngủ với tư thế đầu thấp, chân cao.

- Đứng lên, ngồi xuống từ từ.

- Tắm nước nóng để giúp máu huyết lưu thông tốt hơn nhưng không tắm quá lâu.

- Giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan, tránh các xúc động mạnh như sợ hãi, buồn bã, lo âu.

- Nên tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 15 phút mỗi ngày.

- Tránh hoạt động nhiều trong thời tiết nắng nóng.

Mỗi người chúng ta cần biết lắng nghe cơ thể và phát hiện sớm những biểu hiện bất thường để kịp thời có cách xử trí và điều trị nếu cần. Liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nếu bạn có bất kỳ vấn đề cần tư vấn về sức khỏe.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp