Hướng dẫn tự xoa bóp chữa tắc tia sữa ngay tại nhà đơn giản mà hiệu quả | Medlatec

Hướng dẫn tự xoa bóp chữa tắc tia sữa ngay tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị tắc tia sữa luôn là nỗi ám ảnh với rất nhiều phụ nữ sau sinh. Khi rơi vào tình huống này, nếu biết về những hướng dẫn tự xoa bóp chữa tắc tia sữa và thực hiện đúng, mọi sự khó chịu sẽ nhanh chóng chấm dứt, mẹ cũng sẽ sớm có được nguồn sữa ổn định cho con yêu của mình.


20/07/2022 | Nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa và cách chữa tắc tia sữa khoa học
24/09/2021 | Nguyên nhân và phương pháp điều trị tắc tia sữa sau sinh
15/05/2020 | Tắc tia sữa: nỗi ám ảnh kinh hoàng của các mẹ sau sinh

1. Như thế nào là tắc tia sữa?

1.1. Nhận biết hiện tượng tắc tia sữa

Tắc tia sữa là hiện tượng tắc nghẽn ống dẫn sữa khiến cho sữa không thể chảy ra ngoài được, theo thời gian bị ứ đọng lại và tắc. Mẹ bị tắc tia sữa thường có biểu hiện:

Bị tắc tia sữa khiến bầu ngực mẹ nóng ran, nổi các cục nhỏ gây đau

Bị tắc tia sữa khiến bầu ngực mẹ nóng ran, nổi các cục nhỏ gây đau

- Căng tức bầu ngực kèm cảm giác nóng ran, bên trong ngực nổi các cục nhỏ lợn cợn.

- Sữa ra rất ít và thậm chí không thể ra ngoài được dù bầu ngực rất căng sữa.

- Ngực đau nhức, sốt và buồn nôn.

1.2. Lý do nào khiến cho mẹ bị tắc tia sữa?

Những nguyên nhân chính khiến cho mẹ bị tắc sữa gồm:

- Mới sinh xong

Vài ngày đầu sau sinh là thời điểm sữa bắt đầu được sản xuất nhiều nhưng bé lại bú ít hoặc khớp ngậm của bé chưa đúng nên không thể bú hết được lượng sữa có sẵn trong bầu ngực của mẹ. Kết quả là sữa bị thừa và dồn ứ lại làm cho ống dẫn sữa tắc.

- Mẹ có quá nhiều sữa

Bầu ngực của mẹ có quá nhiều sữa cũng dễ bị tắc tia sữa vì bé không bú hết được lượng sữa đã sản xuất, phần còn lại không chảy ra ngoài được nên bị ứ đọng trong ngực của mẹ rồi vón cục dần dần gây tắc tia sữa.

- Mẹ không thường xuyên cho con bú

Sữa mẹ sản xuất liên tục nên bé cũng cần bú liên tục để lượng sữa được sản xuất đẩy hết ra ngoài. Nếu trên 5 giờ mà mẹ không hút sữa hay không cho bé bú thì rất bị tắc ống dẫn sữa.

- Mẹ cho con bú không đúng khớp ngậm

Nếu bé bú sai khớp ngậm thì lực hút không tác động mạnh nhất đến tia sữa nên bé không bú được nhiều sữa và làm dư thừa sữa trong bầu ngực mẹ. Kết quả của nó chính là tắc tia sữa.

- Ngực của mẹ phải chịu áp lực

Mẹ mặc áo ngực bó quá sát, quá chật, mẹ nằm sấp, địu bé trước ngực thường xuyên,... dễ làm cho ngực phải chịu áp lực lớn và nó tác động lên tia sữa làm cho sữa không thể chảy ra ngoài được và kết quả là tắc tia sữa.

Bé bú sai khớp ngậm là một trong các nguyên nhân khiến cho mẹ bị tắc tia sữa

Bé bú sai khớp ngậm là một trong các nguyên nhân khiến cho mẹ bị tắc tia sữa

- Mẹ có tâm trạng tiêu cực

Khi mẹ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề sau sinh như: con khóc nhiều, sữa ít, chăm sóc con,... nên rất dễ căng thẳng và mệt mỏi. Chính điều này làm ức chế sản xuất hormone oxytocin có vai trò giải phóng sữa nên sữa không được giải phóng ra ngoài thuận tiện và mẹ bị tắc tia sữa.

2. Hướng dẫn tự xoa bóp chữa tắc tia sữa ngay tại nhà

2.1. Tự xoa bóp chữa tắc tia sữa 

Biết cách xoa bóp, massage ngực đúng cách sẽ giúp mẹ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng tắc tia sữa ngay tại nhà. Phương pháp này dùng lực tác động lên bầu ngực, chủ yếu tập trung vào vùng ngực bị nổi cục và sưng đau. Kết quả đạt được là cục sữa bị vón được làm mềm và nhỏ lại, cặn sữa thừa được đẩy ra nên dòng chảy của sữa mẹ dễ lưu thông, kích thích tăng tiết để sữa mẹ vừa ra đều vừa không bị vón cục và cuối cùng là thư giãn ống dẫn sữa cùng các mô cơ để giảm căng cứng và đau nhức cho bầu ngực bị tắc.

Chuyên gia sữa mẹ hướng dẫn tự xoa bóp chữa tắc tia sữa đơn giản như sau:

- Vệ sinh tay sạch rồi dùng khăn khô thấm nước và lau sạch bầu ngực. 

- Hai bàn tay khép lại sau đó đặt song song đối diện ngay trên bầu ngực, lần lượt thực hiện động tác xoay đều bầu ngực từ bên trái qua bên phải rồi làm ngược lại trong 30 giây. 

- Lấy ngón tay ấn day bầu ngực từ trong ra ngoài nhưng chú ý tập trung nhiều vào cục sữa vón trong 30 giây, nếu cảm thấy đau buốt thì chỉnh bớt cho lực nhẹ đi.

- Đưa ngón tay cái đặt lên trên núm ti còn ngón tay trỏ đặt đối diện ngón cái, từ từ nặn vắt tia sữa theo hướng từ trong ra ngoài để cho sữa thừa được đẩy ra.

Hướng dẫn tự xoa bóp chữa tắc tia sữa tại nhà với các thao tác đơn giản

Hướng dẫn tự xoa bóp chữa tắc tia sữa tại nhà với các thao tác đơn giản

2.2. Kết hợp xoa bóp và chườm nóng chữa tắc tia sữa

Bản thân việc chườm nóng đã giúp mạch máu được giãn ra, tan sữa vón nên sữa sẽ di chuyển dễ dàng hơn. Nếu kết hợp giữa chườm nóng với cách xoa bóp như trên sẽ giúp mẹ sớm thoát khỏi tình trạng tắc tia sữa.

Để kết hợp giữa chườm nóng với xoa bóp chữa tắc tia sữa tại nhà, mẹ hãy:

- Chuẩn bị sẵn chậu nước ấm khoảng 40 - 50 độ C.

- Đổ phần nước ấm này vào trong túi chườm hoặc lấy khăn vải mềm nhúng trực tiếp vào trong chậu và vắt bớt nước đi.

- Đặt khăn ấm hoặc túi chườm lên trên ngực sau đó chườm trong 15 - 20 phút. Tuyệt đối không chườm lâu hơn để tránh làm rát đỏ vùng da ngực của mẹ, nếu sau khi chườm một lần mà ngực chưa mềm ra mẹ có thể chườm thêm lần nữa nhưng chú ý đảm bảo khoảng cách giữa hai lần chườm nóng không được dưới 3 giờ.

- Thực hiện các bước hướng dẫn tự xoa bóp chữa tắc tia sữa như ở mục phía trên.

2.3. Kết hợp xoa bóp với cho con ti trực tiếp

Mẹ vừa thực hiện các bước hướng dẫn tự xoa bóp chữa tắc tia sữa vừa cho con ti trực tiếp sẽ kích thích sữa mẹ về đầu và nhiều hơn đồng thời giảm tình trạng sữa ứ đọng nên vón cục. Trước khi cho bé bú mẹ hãy xoa bóp chữa tắc tia sữa theo đúng hướng dẫn để làm bầu ngực được mềm ra, giảm cảm giác đau nhức. Sau đó mẹ cho bé bú hết sữa ở một bên ngực rồi chuyển sang bên ngực còn lại.

Duy trì cho bé bú đều đặn với khoảng cách 2 - 3 giờ/lần và kết hợp với xoa bóp massage ngực khoảng 2 - 3 lần, sữa mẹ sẽ ra nhiều hơn nên hiện tượng tắc tia sữa sẽ không còn nữa. Mỗi lần cho bé bú xong mẹ hãy nhớ lấy khăn khô sạch lau hết sữa đọng trên ngực và nước bọt của bé, nhất là phần đầu núm ti để không tạo môi trường ẩm ướt khiến vi khuẩn phát triển làm cho sữa mẹ bị tắc.

Những hướng dẫn tự xoa bóp chữa tắc tia sữa trên đây đem lại hiệu quả tương đối tốt nhưng nếu đã thực hiện mà không cải thiện hoặc gặp các hiện tượng sau đây thì mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay:

- Mẹ bị ớn lạnh, sốt trên 38.5 độ C.

- Cục cứng nổi to, đau nhức không thể chịu được.

- Bị bưng mủ, loét da ở ngực.

Mong rằng hướng dẫn tự xoa bóp chữa tắc tia sữa sẽ hữu ích với các mẹ trong hành trình nuôi con của mình. Nếu cần thêm sự trợ giúp y tế nào liên quan đến tình trạng này, hãy liên hệ trực tiếp Tổng đài tư vấn sức khỏe 24/7: 1900 56 56 56 để có được những tư vấn chính xác từ Tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề về huyết trắng nữ giới nên biết

Các vấn đề bất thường liên quan đến huyết trắng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vì thế, biết được bất thường về huyết trắng là cách để nữ giới chủ động áp dụng biện pháp bảo vệ chính mình. Nội dung bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến yếu tố này.
Ngày 19/06/2023

Các loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai

Mang thai được coi là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ khi cơ thể họ có vô số các thay đổi về nội tiết tố, thể chất, tinh thần và sức đề kháng cũng yếu hơn so với trước đây. Vì vậy không phải mẹ bầu nào cũng hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ có thể mắc phải bệnh lý nào đó do vi khuẩn hay các vi sinh vật khác gây ra. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai các mẹ nên tham khảo. 
Ngày 15/06/2023

Tổng quan về bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi mắc bệnh, đường huyết của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường. Tình trạng này cần được kiểm soát tốt để tránh gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 
Ngày 15/06/2023

Soi cổ tử cung - Xua tan nỗi lo về các bệnh lý liên quan tử cung

Soi cổ tử cung là một kỹ thuật y khoa giúp phát hiện sớm các tổn thương ở cổ tử cung, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Tìm hiểu về kỹ thuật và mục đích của soi cổ tử cung sẽ giúp chị em sớm phát hiện các bất thường ở cổ tử cung , từ đó có phương pháp điều trị sớm. 
Ngày 14/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp