Hỏi đáp: Trẻ sơ sinh bị vàng mắt có nguy hiểm không? | Medlatec

Hỏi đáp: Trẻ sơ sinh bị vàng mắt có nguy hiểm không?

Vàng mắt là một trong những tình trạng không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Điều đáng nói là nhiều mẹ vẫn chủ quan, cho rằng đây là hiện tượng vàng mắt sinh lý và chưa cần phải thăm khám cũng như điều trị. Nếu vậy, để biết trẻ sơ sinh bị vàng mắt có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như thế nào, mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!


15/02/2022 | Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không và cách nhận biết
14/02/2022 | Những nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng và cách phòng ngừa
09/02/2022 | Mẹ cần xử lý ra sao khi trẻ sơ sinh bị dị ứng thức ăn?

1. Trẻ bị vàng mắt được biểu hiện như thế nào?

Các mẹ cần lưu ý, vàng mắt không phải là hiện tượng chỉ xảy ra với trẻ sinh non mà còn xuất hiện ở trẻ sinh đủ tháng. Những triệu chứng cũng không khó phát hiện, đặc biệt là trong hai tuần đầu sau sinh. Đây có thể là một trong những dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp phải hội chứng vàng da. 

Trẻ sơ sinh vàng mắt là nỗi lo lắng của nhiều cha mẹ

Trẻ sơ sinh vàng mắt là nỗi lo lắng của nhiều cha mẹ 

Bởi vì đã có rất nhiều trường hợp trẻ sơ sinh vàng mắt tự khỏi sau một thời gian ngắn nên nhiều mẹ trẻ truyền tai nhau, cho rằng đây chỉ là hiện tượng vàng mắt sinh lý, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho trẻ khi không được điều trị kịp thời. 

Khi nhìn vào lòng trắng mắt hay còn gọi là kết mạc của trẻ, mẹ sẽ thấy ngay chúng có màu vàng khác thường. Đây là biểu hiện rõ ràng nhất của hiện tượng này. Tuy nhiên, đối với những trẻ có da màu đỏ hồng hoặc ngăm đen, việc phát hiện tình trạng trên sẽ khó khăn hơn. 

Song song với vàng mắt, nhiều trẻ còn xuất hiện thêm các tình trạng như: 

  • Vàng da.

  • Vàng lòng bàn chân, lòng bàn tay.

  • Nước tiểu đậm màu. 

  • Phân nhạt màu. 

2. Trẻ sơ sinh bị vàng mắt do đâu? 

Ở trẻ sơ sinh, hiện tượng vỡ hồng cầu chủ yếu do sự thay thế HbF từ khi trẻ còn là bào thai đến khi ra đời. Khi còn là bào thai, hồng cầu có chứa HbF nhưng tuổi thọ rất ngắn. Sau khi trẻ được sinh ra, lượng hồng cầu này sẽ được thay thế bởi hồng cầu khác, dẫn đến tình trạng vỡ hồng cầu. Lúc này, nồng độ bilirubin sẽ tăng lên một cách đột ngột dẫn tới tình trạng vàng mắt, vàng da ở trẻ.

Ở người lớn, bilirubin được đào thải qua đường ruột nên sẽ không có hiện tượng “ùn ứ” bilirubin. Ngược lại, ở trẻ sơ sinh, gan phát triển chưa hoàn chỉnh nên không thể đào thải hết một lượng Bilirubin tăng đột ngột. Do đó, cơ quan này không có đủ khả năng để làm sạch bilirubin nên sẽ bị ứ đọng ở mật. Đây là lý do chính khiến trẻ sơ sinh bị vàng mắt. 

Trẻ sinh non có nguy cơ vàng mắt cao hơn

Trẻ sinh non có nguy cơ vàng mắt cao hơn 

Ngoài ra, trong một số trường hợp, nhóm máu của trẻ và mẹ không có sự tương thích. Lúc này ở trẻ, tình trạng tích tụ kháng thể sẽ ngày càng phát triển và khả năng tự “tiêu diệt” tế bào hồng cầu là không ngoại lệ. 

Bên cạnh đó, trẻ cũng có nguy cơ bị vàng mắt cao hơn nếu gặp phải một trong những trường hợp sau đây: 

  • Trẻ sinh non, trước 37 tuần. 

  • Trẻ sơ sinh không được cung cấp lượng sữa cần thiết cho sự phát triển.

Không chỉ do nồng độ bilirubin tăng lên quá cao, trẻ sơ sinh bị vàng mắt cũng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác: 

  • Nhiễm trùng máu. 

  • Những bệnh liên quan tới gan do di truyền từ mẹ. 

  • Trẻ thiếu enzyme. 

  • Trẻ bị bầm tím hoặc xuất huyết trong.

3. Trẻ sơ sinh vàng mắt có nguy hiểm không? 

Khoảng 2 - 3 ngày đầu sau sinh là thời điểm mẹ có thể phát hiện những triệu chứng đầu tiên của hiện tượng vàng mắt ở trẻ. Thông thường, tình trạng này sẽ có dấu hiệu thuyên giảm và tự khỏi sau 2 tuần đầu tiên mà không cần đến phương pháp điều trị. 

Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ sơ sinh đều có những dấu hiệu tích cực như vậy. Trong trường hợp vàng da, vàng mắt bệnh lý, tức là  bắt nguồn từ một mặt bệnh nào đó tiềm ẩn trong cơ thể, tình trạng này sẽ kéo dài và không thể tự khỏi sau 1 - 2 tuần đầu tiên. 

Vàng mắt, vàng da nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ

Vàng mắt, vàng da nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ 

Một số dấu hiệu trẻ sơ sinh bị vàng mắt do bệnh lý có thể kể đến như: 

  • Mắt và da có màu vàng sậm hơn. 

  • Trẻ sinh non sau 2 tuần không khỏi và trẻ sinh đủ tháng sau 1 tuần vẫn giữ nguyên tình trạng vàng da. 

  • Trẻ bị vàng lòng bàn tay, lòng bàn chân. 

  • Trẻ uể oải, lừ đừ, bỏ bú, quấy khóc thậm chí là co giật. 

Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu vừa kể trên, mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Trong trường hợp chủ quan, vàng mắt bệnh lý có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là vàng da nhân não và viêm não cấp tính. 

4. Mẹ phải làm gì khi trẻ bị vàng mắt? 

3 ngày đầu tiên sau sinh tại bệnh viện, trẻ sẽ được thăm khám thường xuyên để kiểm tra những bất thường trong cơ thể. Do đó, đây là thời điểm mà mẹ cần theo dõi sức khỏe của con và báo ngay cho bác sĩ nếu phát hiện tình trạng vàng mắt, vàng da. 

Như đã nói, dù không phải tình trạng hiếm gặp và có thể tự khỏi sau 1 - 2 tuần đầu tiên nhưng mẹ cũng cần sát sao hơn trong việc chăm sóc trẻ để kịp thời nhận biết những dấu hiệu bất thường. 

Đặc biệt, sau khi về nhà, nếu mức độ vàng mắt của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn, kèm theo những biểu hiện như sốt cao, bỏ bú, lừ đừ, mệt mỏi, mẹ hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và lên phương pháp xử lý kịp thời. 

Điều quan trọng nhất mà mẹ cần lưu ý chính là phải bĩnh tĩnh khi trẻ sơ sinh bị vàng mắt nhưng không có nghĩa là chủ quan, lơ là. Trong đó, việc lựa chọn bệnh viện thăm khám cho con cũng là điều mà các mẹ cần xem xét kỹ lưỡng. 

Chuyên khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn tự hào là điểm đến uy tín với dịch vụ y tế hoàn hảo mà các mẹ có thể an tâm “chọn mặt, gửi vàng”. Thấu hiểu tầm quan trọng của sức khỏe, bên cạnh đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, Ban lãnh đạo Bệnh viện luôn chú trọng đầu tư vào hệ thống trang thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả tiên lượng cũng như điều trị bệnh. 

Chuyên khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đồng hành cùng mẹ chăm sóc con yêu

Chuyên khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đồng hành cùng mẹ chăm sóc con yêu 

Tóm lại, trẻ sơ sinh bị vàng mắt là hiện tượng phổ biến nhưng mẹ đừng chủ quan nhé! Bởi vì, những biến chứng nguy hiểm mà vàng mắt bệnh lý để lại sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tương lai của trẻ. Nếu mẹ vẫn đang lúng túng chưa biết phải làm gì khi gặp tình trạng này, hãy nhấc máy lên và liên hệ qua Hotline 1900 56 56 56 để được bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn kịp thời nhé! 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp