Trẻ sơ sinh bị dị ứng thức ăn là tình trạng không hiếm gặp, bởi lúc này hệ miễn dịch, sức đề kháng của bé còn yếu. Bài viết hôm nay, MEDLATEC sẽ cung cấp cho các mẹ những thông tin về triệu chứng, cách phòng tránh và khắc phục tình trạng dị ứng với thức ăn của trẻ sơ sinh. Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết nhé.
06/05/2021 | Dị ứng thức ăn ở trẻ - những điều cha mẹ cần biết 19/04/2021 | Các triệu chứng cho thấy bạn bị dị ứng thức ăn và cách xử lý 26/04/2020 | Những điều cần làm khi bị dị ứng thức ăn
1. Thế nào là dị ứng thức ăn ở trẻ sơ sinh
Cũng giống như người lớn, cơ thể trẻ em cũng có nguy cơ cao bị dị ứng với một số loại thức ăn nhất định. Tình trạng này xảy ra do có sự hoạt động của hệ miễn dịch tác động nhằm bảo vệ cơ thể khỏi sự phản ứng của một số loại protein trong thức ăn. Điều này dẫn đến sự giải phóng histamin, một loại chất gây ra các triệu chứng dị ứng ban đầu cơ bản như phát ban, sưng phồng.
Nổi phát ban, mẩn đó là một trong những biểu hiện của tình trạng dị ứng thức ăn ở trẻ sơ sinh
Thực tế cho thấy, có khá nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị dị ứng với thức ăn gây hậu quả nghiêm trọng. Một số chất có trong nguồn dinh dưỡng bé được cung cấp lại vô tình làm ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ miễn dịch, thậm chí là đe dọa đến mạng sống. Do đó, mẹ cần hết sức lưu ý khi cho trẻ tiếp xúc với thức ăn. Một số loại thực phẩm được khuyến cáo gây dị ứng và không tốt cho bé yêu phải kể đến như: Đậu phộng, trứng, mật ong và sữa nguyên kem.
2. Những dấu hiệu nhận biết tình trạng dị ứng thức ăn ở trẻ sơ sinh
Cơ thể của bé yêu sẽ xuất hiện những vết phát ban đỏ gây nên cảm giác ngứa ngáy, khó chịu là một trong những dấu hiệu để các bậc phụ huynh dễ dàng nhận biết nhất khi con bị dị ứng trạng các vết ban sưng tấy xuất hiện ở mặt, nôn mửa, khó thở cũng có thể xảy ra. Nhìn chung, tình trạng trẻ sơ sinh bị dị ứng thức ăn sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng và nguồn thức ăn được bổ sung vào. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần nắm rõ các dấu hiệu ban đầu cũng như mức độ nghiêm trọng để có sự can thiệp kịp thời.
Những dấu hiệu cho thấy dị ứng khẩn cấp
Với trường hợp khẩn cấp, sự dị ứng sẽ gây ra những tác động đến da, hệ hô hấp và đường ruột. Trẻ sơ sinh sẽ có những dấu hiệu đặc trưng như:
-
Mặt bừng đỏ kèm theo nhiều vết đỏ, ngứa ở xung quanh miệng, lưỡi và có thể cả ở mắt sau đó lan rộng ra khắp cơ thể.
-
Tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi có thể xuất hiện kèm theo hắt hơi liên tục.
-
Bé sẽ bị trớ, nôn mửa, đau bụng nên sẽ khó chịu và quấy khóc, tiêu chảy,....
Đau bụng, ngứa ngáy khi bị dị ứng sẽ làm bé khó chịu, quấy khóc
Những dấu hiệu cho thấy dị ứng nghiêm trọng
Với những trường hợp nặng, khác với dị ứng khẩn cấp cơ thể của bé sẽ xuất hiện các phản ứng mạnh, với mức độ nguy hiểm cao hơn.
-
Bé sẽ xuất hiện những triệu chứng ban đầu tương tự như bệnh hen suyễn ở mức nghiêm trọng, với các biểu hiện thở khò khè, tức ngực,...
-
Cổ họng và lưỡi bị sưng, sự hít thở của bé sẽ gặp khá nhiều khó khăn.
-
Huyết áp có xu hướng tụt giảm, bé có thể gặp phải sự chóng mặt, mất đi sự tỉnh táo hay ngất.
3. Các bậc phụ huynh cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị dị ứng thức ăn
Điều đầu tiên mẹ cần làm khi thấy con yêu của mình có những dấu hiệu bất thường, dù ở mức độ nhẹ hay tiến triển nặng là đưa bé đến ngay cơ sở y tế hoặc phòng khám để được bác sĩ kiểm tra. Đồng thời, hãy cung cấp thông tin rõ ràng về thành phần thức ăn gây tình trạng dị ứng cho trẻ để các bác sĩ có hướng điều trị và cũng giúp phòng chống trong thời gian tới.
Thông thường, các dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị dị ứng thức ăn sẽ xuất hiện sau một vài giờ kể từ khi bé ăn nên các bậc phụ huynh khá dễ dàng để nhận biết. Từ đó, mẹ sẽ rút ra được loại thức ăn nào không tốt đối với cơ thể bé và từ đó tránh đưa vào thực đơn. Sự dị ứng với loại thức ăn nào đó ở tuổi sơ sinh rất có thể sẽ đi theo con đến khi trưởng thành.
Mẹ hãy ghi lại những loại thực phẩm tốt, không tốt cho con mỗi ngày để phòng tránh tình trạng dị ứng thức ăn
Với các trường hợp khẩn cấp, các bậc phụ huynh có thể cho con sử dụng loại thuốc chống histamin để điều hòa các triệu chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, vấn đề này cần phải được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa, bố mẹ tuyệt đối không tự ý cho con uống bất cứ một loại thuốc nào để điều trị tình trạng dị ứng thức ăn ở trẻ sơ sinh.
4. Làm cách nào để phòng tránh dị ứng thức ăn cho trẻ
Cách để phòng tránh tình trạng dị ứng thức ăn gây ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch, sức đề kháng của trẻ là loại bỏ thức ăn gây dị ứng đã được xác định ra khỏi bữa ăn hàng ngày của bé. Khi mẹ có ý định thêm một món ăn mới vào thực đơn cho con, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước để tránh sự dị ứng chéo giữa các loại thực phẩm với nhau.
Đối với trẻ nhỏ, mẹ nên hạn chế tối đa việc cho bé tiếp xúc với các loại thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn, bởi thông tin về sản phẩm có thể không đầy đủ, mẹ sẽ không thể xác định được các thành phần có trong thực phẩm đó.
Chủ động tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi có ý định thêm món ăn vào thực đơn hàng ngày cho bé sẽ giúp hạn chế tình trạng bé bị dị ứng với thức ăn
Mẹ có thể chủ động cho bé sử dụng sữa đậu nành, các loại sữa có nguồn gốc ngũ cốc nếu bé bị dị ứng với sữa bò. Hãy ghi lại những loại thực phẩm tốt hay không tốt cho con yêu mỗi ngày để có thể phòng ngừa tình trạng dị ứng thức ăn ở trẻ sơ sinh một cách hiệu quả nhất.
Tình trạng trẻ sơ sinh bị dị ứng thức ăn khá phổ biến và có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu không được khắc phục kịp thời. Ngoài việc bổ sung đủ dinh dưỡng hàng ngày cho con, mẹ hãy lưu ý đến thành phần có trong nguồn thức ăn. Nếu trẻ có các dấu hiệu bị dị ứng như đã nêu trên, mẹ nên đưa bé đến khám Chuyên khoa Nhi tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành tại đây sẽ giúp xác định chính xác tình trạng của bé và đưa ra hướng điều trị hiệu quả. Tổng đài đặt lịch khám nhanh chóng nhất: 1900 56 56 56.