Góc tư vấn: Phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ bằng cách nào? | Medlatec

Góc tư vấn: Phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ bằng cách nào?

Hiện nay, các ca bệnh đậu mùa khỉ đang có xu hướng gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy rằng triệu chứng của bệnh không quá nghiêm trọng và nguy cơ lây lan cũng không cao như dịch bệnh Covid-19 nhưng các chuyên gia cho rằng, đây là một căn bệnh nguy hiểm và cần có biện pháp phòng tránh kịp thời. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết về cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ.


21/06/2022 | Con đường lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ và 1 số dấu hiệu nhận biết bệnh
21/06/2022 | Góc giải đáp: bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?

1. Bệnh đậu mùa khỉ đang có những diễn biến rất phức tạp

Đậu mùa khỉ do virus Monkeypox gây ra, có khả năng lây truyền từ động vật sang người và là một trong những căn bệnh lưu hành tại một số quốc gia ở Châu Phi. Thời gian gần đây, đậu mùa khỉ đang có xu hướng lây lan rộng và nguy cơ bùng phát dịch. 

Đậu mùa khỉ là căn bệnh lưu hành tại nhiều quốc gia Châu Phi

Đậu mùa khỉ là căn bệnh lưu hành tại nhiều quốc gia Châu Phi

Ngày 16/6, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Châu Phi cho biết, tính từ đầu năm 2022 đến nay, lục địa này đã ghi nhận 1597 ca nhiễm bệnh. Một số quốc gia châu Phi ghi nhận có các trường hợp mắc đậu mùa khỉ là Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cameroon, Nigeria, Ghana, Maroc,…

Hiện tại, bệnh đậu mùa khỉ đang có những diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ngoài các quốc gia Châu Phi, trường hợp đầu tiên mắc căn bệnh này được ghi nhận vào ngày 13/5/2022 tại Anh. Tiếp đó, đậu mùa khỉ đã lây lan sang nhiều quốc gia trên thế giới, tại những quốc gia nằm ngoài vùng có dịch bệnh đậu mùa khỉ lưu hành. 

2. Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?

Đậu mùa khi có thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh nếu tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn đường hô hấp, dịch tiết, máy của người bệnh. Bên cạnh đó, nếu dùng chung các đồ dùng cá nhân như bàn chải, khăn mặt, quần áo, chăn gối,… với người bệnh, bạn cũng sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh. 

Đậu mùa khỉ có thể gây nhiễm trùng da

Đậu mùa khỉ có thể gây nhiễm trùng da

Một số trường hợp bị động vật nhiễm bệnh cào, cắn hoặc ăn phải động vật nhiễm bệnh thì cũng có thể nhiễm virus đậu mùa khỉ. Ngoài ra bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi hoặc trẻ sơ sinh trong quá trình sinh nở.

Khi nhiễm virus, bệnh nhân sẽ trải qua thời gian ủ bệnh trong vòng từ 5 đến 21 ngày. Đến giai đoạn khởi phát, bệnh nhân sẽ xuất hiện một số triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, sốt, ớn lạnh, sau sốt sẽ có thể nổi ban ở vùng mặt, lòng bàn tay, bàn chân hoặc ở cơ quan sinh dục,…

Phần lớn những trường hợp bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ sẽ phục hồi sức khỏe sau từ 2 đến 4 tuần kể từ khi xuất hiện triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, cũng có một số ca bệnh gặp phải biến chứng nghiêm trọng chẳng hạn như nhiễm trùng phổi, viêm phổi, nhiễm trùng mắt gây mất thị giác và thậm chí là tử vong. 

Đối tượng bệnh nhân là trẻ em hoặc người có bệnh lý nền sẽ thường có triệu chứng nghiêm trọng hơn và nguy cơ tử vong do đậu mùa khỉ sẽ cao hơn so với người trưởng thành bị bệnh. 

Phương pháp chẩn đoán đậu mùa khỉ là khai thác tiền sử bệnh lý để kiểm tra đối tượng nghi ngờ nhiễm virus đã từng mắc bệnh chưa, có tiếp xúc với bệnh nhân đậu mùa khỉ không, có bị động vật cào, cắn hay không,… Tiếp đó, để chắc chắn hơn, các chuyên gia sẽ thực hiện xét nghiệm PCR và sinh thiết để có được những dữ liệu quan trọng nhất và đưa ra kết quả chẩn đoán cuối cùng. 

3. Những cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Để tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm của bệnh đậu mùa khỉ, bất cứ ai cũng không nên chủ quan về căn bệnh này, đặc biệt là những đối tượng có hệ miễn dịch kém, người già, trẻ em. Dưới đây là những cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

- Trong trường hợp bạn có những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, cần cách ly để phòng ngừa lây nhiễm bệnh cho cộng đồng và liên hệ với nhân viên y tế để được tư vấn chi tiết. 

Thường xuyên rửa tay để phòng ngừa bệnh

Thường xuyên rửa tay để phòng ngừa bệnh

- Không tiếp xúc với những trường hợp mắc bệnh. Trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc với người bệnh, cần đảm bảo phòng hộ hiệu quả, nhất là những trường hợp phải tiếp xúc để chăm sóc bệnh nhân. 

- Cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với những trường hợp xuất hiện các triệu chứng của bệnh. 

- Virus đậu mùa khỉ có thể bám trên các loại bề mặt và đồ dùng, vì thế nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bề mặt, vật dụng trong gia đình để hạn chế nguy cơ virus tồn tại và lây nhiễm bệnh. Đặc biệt, không nên dùng chung đồ với người khác để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ và nhiều loại bệnh khác.  

- Khi quan hệ tình dục nên sử dụng bao cao su, nên chung thủy một vợ một chồng. 

- Không nên tiếp xúc với những loại động vật đang có nguy cơ nhiễm virus đậu mùa khỉ, chẳng hạn như động vật bị chết, động vật đang bị bệnh, có tiền sử nhiễm bệnh, đặc biệt là các loài khỉ, chó đồng và một số loại động vật gặm nhấm.

 Nên thực hiện ăn chín uống sôi để phòng bệnh  Nên thực hiện ăn chín uống sôi để phòng bệnh

- Cần thực hiện tốt quy trình rửa tay bằng xà phòng, cồn, chất khử trùng,… Nên rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với những trường hợp nhiễm bệnh, nghi ngờ nhiễm bệnh, các loại động vật,… Thói quen vệ sinh tay thường xuyên có thể giúp bạn phòng tránh được rất nhiều loại bệnh truyền nhiễm. 

- Lưu ý, chỉ nên ăn thịt động vật rõ nguồn gốc và đã được nấu chín. Không nên ăn những loại thịt tái sống để phòng ngừa nguy cơ bị bệnh. 

Trên đây là một số cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ đơn giản nhưng có thể mang lại hiệu quả rất cao. Tuy rằng, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ, nhưng với những diễn biến phức tạp tại các quốc gia Châu Phi và nhiều quốc gia khác trên thế giới, chúng ta không nên chủ quan mà cần tăng cường công tác phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. 

Để tìm hiểu thêm về bệnh đậu mùa khỉ và một số vấn đề sức khỏe khác hoặc có nhu cầu thăm khám sức khỏe, mời quý khách liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng tư vấn và đặt lịch khám sớm cho bạn. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Có cách nào điều trị dứt điểm giun kim ở trẻ không?

Một trong những câu hỏi được nhiều phụ huynh đặt ra trong quá trình chăm sóc trẻ là có thể điều trị dứt điểm giun kim không. Thực tế tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em lại là đối tượng thường gặp nhất. Dù không gây nguy hiểm hay đe doạ tính mạng nhưng vẫn để lại nhiều hệ lụy tiêu cực cho sức khỏe của trẻ. 
Ngày 20/06/2023

Đặc điểm của trứng giun kim - có thể bạn chưa biết

Đối tượng thường xuyên gặp phải tình trạng nhiễm trứng giun kim hay giun kim được xác định là trẻ nhỏ. Tình trạng này đôi khi không gây nguy hiểm, nhưng lại khiến người mắc khó chịu. Để biết được hình dạng của trứng giun kim ra sao, biểu hiện khi nhiễm là gì và làm thế nào để phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả, mời bạn đọc cùng MEDLATEC tìm hiểu ngay dưới đây. 
Ngày 16/06/2023

Bạn có biết: Sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi?

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không có biện pháp điều trị phù hợp sẽ dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Vậy sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi? Thông tin liên quan sẽ được làm rõ trong bài viết.
Ngày 14/06/2023

Nguyên nhân thủy đậu - cách nhận biết và phòng tránh

Trong thời gian gần đây, số người bị mắc bệnh thủy đậu đang có xu hướng gia tăng ở mọi lứa tuổi. Việc nhận biết nguyên nhân thủy đậu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp phòng tránh bệnh, bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa sự lây lan ra cộng đồng.
Ngày 13/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp