Khi tham gia vào các hoạt động vui chơi, thể thao ngoài trời dưới thời tiết nắng gắt vào mùa hè, làn da của bạn có thể bị cháy nắng nếu chủ nhân không biết cách bảo vệ tốt. Do vậy, làm thế nào xử lý khi da bị cháy nắng là một vấn đề được không ít người quan tâm để có thể hồi phục làn da trắng trở lại như ban đầu. Bạn đọc quan tâm hãy cùng MEDLATEC theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu vấn đề này.
06/06/2022 | Bí kíp dùng kem chống nắng đơn giản, giúp đạt hiệu quả tối đa 04/05/2022 | Chuyên gia giải đáp: Da bị cháy nắng nguy hiểm như thế nào? 04/05/2022 | Góc tư vấn: Bị cháy nắng nên làm gì để da sớm hồi phục?
1. Các thông tin chung về tình trạng da bị cháy nắng
Trước khi tìm hiểu cách xử lý khi da bị cháy nắng như thế nào, cũng không thể bỏ qua các thông tin góp phần làm rõ hơn về tình trạng này.
Theo đó, đây là tình trạng xảy ra khi làn da của cơ thể bị tổn thương do sự tiếp xúc trực tiếp với tia UV từ ánh nắng mặt trời trong một khoảng thời gian nhiều giờ. Các đối tượng như người có da sáng màu, người hay phải làm việc dưới ánh nắng mặt trời hoặc phải tham gia vào các hoạt động giải trí ngoài trời nắng, hay những người từng bị cháy nắng,... có thể phải đối diện với nguy cơ cao gặp tình trạng làn da bị cháy nắng.
Da bị cháy nắng xảy ra khi phải tiếp xúc trong thời gian dài với tia UV từ ánh nắng mặt trời
Tình trạng này thường xuất hiện sau khoảng vài giờ có sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Và nó phải mất ít nhất vài ngày để giảm bớt hoặc thậm chí kéo dài vài tuần.
Khi bị cháy nắng, da thường có các dấu hiệu như: không đều màu, bị đau rát, nhìn đỏ ửng, sưng nề và ngứa, sờ vào cảm thấy nóng; bề mặt da có xuất hiện những bọng nước nhỏ. Tình trạng nghiêm trọng khi cả làn da và cơ thể bị tác động xấu từ ánh nắng mặt trời, có thể làm bạn bị đau đầu, sốt cao, nôn mửa, ý thức mơ hồ.
Không chỉ làm cho làn da bị sạm đen, đau rát, tình trạng cháy nắng còn thúc đẩy nhanh hơn sự diễn ra của quá trình lão hóa da. Đồng thời, da cũng bị nứt nẻ hay bong tróc do mất nước.
Trong trường hợp da mặt bị cháy nắng, tình trạng sẽ càng nặng hơn, bởi các tia UV có thể làm phá vỡ các sợi collagen và elastin của da, dẫn đến khô căng, đốm nâu, nếp nhăn, nám, đồi mồi,... ở vùng da này rất khó để phục hồi.
Tình trạng da bị cháy nắng phải mất ít nhất vài giờ để giảm bớt hoặc thậm chí kéo dài vài tuần
2. Làm thế nào xử lý khi da bị cháy nắng?
Các biện pháp xử lý khi bị da cháy nắng được thực hiện đúng đắn, kịp thời là điều cần thiết để giúp bạn hạn chế tổn thương mà làn da có thể gặp phải cũng như giúp da được hồi phục nhanh hơn.
Do vậy, ngay sau khi bạn vừa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cần tiến hành kiểm tra xem làn da của mình có dấu hiệu bị cháy nắng hay không và có thể thực hiện một số cách sau đây:
- Tập trung vào việc làm dịu da, hạ nhiệt bằng cách dùng nước xịt khoáng hoặc lau vùng da đó bằng khăn mát.
- Nếu sau khi đi nắng về, bạn cảm thấy bị nóng rát khắp cơ thể thì nên nghỉ ngơi khoảng 5 phút rồi có thể ngâm mình trong bồn nước mát hoặc tắm dưới vòi hoa sen.
- Để làm mềm dịu da, tăng tốc độ hồi phục vùng da bị tổn thương, cần cung cấp độ ẩm cho da bằng cách dưỡng ẩm như sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có thành phần lành tính.
Dùng kem dưỡng ẩm có thành phần lành tính để cung cấp độ ẩm cho da, tăng tốc độ hồi phục của làn da
- Trường hợp xuất hiện các vết rộp nhỏ trên da, bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng da này rồi che gạc lên nhằm tránh bụi bẩn và không được làm vỡ các nốt đó.
- Nếu tình trạng cháy nắng trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cảm thấy buồn nôn, sốt, mệt mỏi, mất ý thức,... thì nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và xử trí kịp thời.
- Bên cạnh đó, trong quá trình xử lý khi da bị cháy nắng, bạn không nên bôi lên vùng da bị cháy nắng lòng trắng trứng, dầu bơ hoặc một số loại thuốc khác. Đồng thời, vào thời điểm này, cũng nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, và cần che chắn cẩn thận nếu bắt buộc phải di chuyển ngoài trời.
Đi kèm với đó, để hạn chế tình trạng da bị cháy nắng xảy ra, bạn có thể lưu ý một số cách dưới đây:
- Nhớ bôi kem chống nắng tối thiểu 15 phút trước khi ra ngoài trời và bôi nhắc lại cứ mỗi 3 giờ. Đi kèm với đó, tiến hành che chắn cẩn thận, mặc trang phục chống nắng dày dặn khi phải di chuyển ngoài trời nắng.
Đừng quên bôi kem chống nắng khi ra ngoài trời nắng ít nhất 15 phút và bôi nhắc lại cứ mỗi 3 giờ
- Từ khoảng 10 giờ sáng cho đến 16 giờ trong ngày là thời điểm tia cực tím hoạt động mạnh, bạn không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá lâu vào khoảng thời gian này để hạn chế làm làn da của cơ thể bị tổn thương. Ngoài ra, vào những thời điểm nhiệt độ quá cao cũng không nên đi biển.
- Bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng dưỡng da, ví dụ như cà rốt, cà chua, chanh, cá hồi,... vào chế độ ăn uống hàng ngày kèm theo đó là uống nhiều nước để có thể cấp ẩm đủ cho làn da.
Từ việc áp dụng các phương pháp trên đây, bạn có thể góp phần làm giảm đi nguy cơ làn da của cơ thể bị cháy nắng và gây ra các ảnh hưởng xấu.
Thông qua bài viết trên đây, hy vọng bạn đọc đã có thể biết thêm về tình trạng da bị cháy nắng cũng như cách xử lý khi da bị cháy nắng như thế nào. Để từ đó, bạn có thể lưu lại một số thông tin, biện pháp và thực hiện để bảo vệ làn da của mình không bị cháy nắng; đồng thời, cũng có thể áp dụng trong việc hồi phục vùng da bị tổn thương khi chẳng may gặp phải tình trạng này.
Trường hợp vẫn còn thắc mắc về vấn đề xử lý khi da bị cháy nắng hoặc các vấn đề liên quan đến sức khỏe khác cần được tư vấn, quý khách có thể gọi đến số tổng đài: 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện của chúng tôi hỗ trợ giải đáp nhanh chóng, kịp thời.