Góc tư vấn: Bị cháy nắng nên làm gì để da sớm hồi phục? | Medlatec

Góc tư vấn: Bị cháy nắng nên làm gì để da sớm hồi phục?

Mùa hè là thời điểm diễn ra nhiều hoạt động thể thao, vui chơi ngoài trời và cũng chính là thời điểm làn da của chúng ta dễ bị cháy nắng. Vậy bị cháy nắng nên làm gì để giảm kích ứng và giúp làn da của bạn sớm được hồi phục?


07/07/2021 | Bí quyết chăm sóc da cháy nắng hiệu quả dành cho các chị em
28/05/2019 | Mẹo nhỏ giúp bạn phục hồi da và cháy nắng ngày hè

1. Vì sao da bị cháy nắng, sạm đen khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời?

Trước khi tìm hiểu vấn đề “da bị cháy nắng nên làm gì”, các chuyên gia sẽ giải thích rõ hơn cho bạn về hiện tượng cháy nắng. Hiện tượng da bị cháy nắng thường xuất hiện khi da phải tiếp xúc nhiều giờ với tia UV từ ánh nắng mặt trời. Tia UV trong ánh nắng mặt trời được chia thành những nhóm khác nhau tùy theo bước sóng, trong đó 2 nhóm chính là tia UVA và tia UVB. Tia UVB làm tăng nguy cơ cháy da, bỏng da, còn tia UVA làm tăng nguy cơ lão hóa da. 

Tia UVB trong ánh nắng mặt trời làm tăng nguy cơ cháy daTia UVB trong ánh nắng mặt trời làm tăng nguy cơ cháy da

Cơ chế gây cháy da như sau: Melanin nằm ở lớp thượng bì của da và cũng chính là thành phần sắc tố quy định màu sắc da. Khi làn da tiếp xúc trực tiếp với các tia UV, tác động của những tia UV sẽ gây kích thích tăng sản xuất melanin, từ đó gây ra tình trạng da bị cháy nắng, sạm đen, đỏ da, sưng nề,… 

Lưu ý: Kể cả trong những ngày mát mẻ, làn da của chúng ta vẫn có nguy cơ cháy nắng và sạm đen vì phần lớn tia UV đều có khả năng xuyên khỏi mây và tác động trực tiếp lên da của bạn. 

Những trường hợp có nguy cơ cao bị cháy nắng, bao gồm: 

- Những người có da sáng màu. 

- Những trường hợp du lịch đến những vùng khí hậu nóng và nhiều ánh sáng mặt trời. 

- Người thường xuyên phải làm việc dưới ánh nắng mặt trời như công nhân xây dựng, nông dân,…

- Người thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi ngoài trời. 

- Những trường hợp đã từng bị cháy nắng.

- Người sử dụng thuốc điều trị có nguy cơ làm tăng độ nhạy cảm và khả năng bắt nắng của da. 

Bị cháy nắng gây mất thẩm mỹ và còn làm tăng nguy cơ <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/mot-so-benh-ung-thu-thuong-gap-va-nhung-dieu-can-biet-s91-n19906'  title ='ung thư'>ung thư</a> da

Bị cháy nắng gây mất thẩm mỹ và còn làm tăng nguy cơ ung thư da

Nếu bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tia UV có thể xuyên qua những chất liệu mỏng vì thế bất cứ bộ phận nào của cơ thể cũng có nguy cơ bị cháy nắng, dù là da đầu, dái tai hay môi,.. 

Sau vài giờ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, da sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng cháy nắng. Khi bị cháy nắng, da sẽ đỏ ửng, nóng, ngứa, đau, sưng nề, có nhiều bọng nước nhỏ trên da,… Một số trường hợp cháy nắng nghiêm trọng có thể kèm theo dấu hiệu nôn mửa, đau đầu, sốt cao,… Với những biểu hiện này, bạn không thể chủ quan mà nên đưa người bệnh đi khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ chẩn đoán và xử trí kịp thời. 

2. Bị cháy nắng nên làm gì để da sớm hồi phục?

Ngay sau khi phơi nắng, bạn cần kiểm tra xem da có dấu hiệu bị cháy nắng không. Trong trường hợp da bị cháy nắng, bạn có thể thực hiện theo một số gợi ý sau: 

- Trước hết cần làm dịu vùng da bị cháy nắng bằng cách dùng khăn tắm sạch đã được làm ẩm bằng nước mát và lau lên vùng da bị cháy nắng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng gạc lạnh thấm nước muối sinh lý để đắp lên vùng da bị cháy nắng và tiếp đó dùng hồ nước để bôi lên vùng da này.

Bôi kem dưỡng ẩm để làm dịu da

Bôi kem dưỡng ẩm để làm dịu da

- Trong trường hợp bạn bị nóng rát khắp cơ thể, bạn nên nghỉ ngơi khoảng 5 phút sau khi đi nắng về và sau đó có thể tắm dưới vòi hoa sen hoặc ngâm mình trong bồn nước mát. 

- Tiếp đó, bạn lau khô vùng da bị cháy nắng và sử dụng kem dưỡng ẩm để làm dịu da. Lưu ý trong quá trình lau khô da cần nhẹ nhàng, tránh cọ xát khiến những tổn thương trên da càng nghiêm trọng. 

- Trong trường hợp da của bạn xuất hiện những vết rộp nhỏ thì cần lưu ý không được chọc hay làm vỡ những nốt đó mà cần vệ sinh sạch vùng da này và sau đó che gạc lên để tránh bụi bẩn. 

- Không nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào thời điểm này. Nếu bạn bắt buộc phải ra ngoài trời thì nên che chắn cẩn thận bằng cách mặc những trang phục chống nắng dày dặn, đeo kính râm, đội nón rộng vành. 

- Nếu những triệu chứng cháy nắng không thuyên giảm mà còn nghiêm trọng hơn thì bạn không nên chủ quan mà nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và kịp thời xử trí tình trạng cháy nắng. Bên cạnh đó, những trường hợp đau nghiêm trọng, buồn nôn, sốt, lú lẫn,… thì cần được đưa đi cấp cứu càng sớm càng tốt. 

- Lưu ý không nên sử dụng dầu bơ, lòng trắng trứng hay một số loại thuốc khác để bôi lên vùng da bị cháy nắng, đồng thời cũng không nên chữa trị theo một số phương pháp dân gian vì nó có thể làm chậm quá trình hồi phục da hoặc khiến cho những tổn thương trên da trở nên nghiêm trọng hơn. 

Cần bôi kem chống nắng để bảo vệ làn da của bạn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Cần bôi kem chống nắng để bảo vệ làn da của bạn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Tình trạng da cháy nắng gây ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ. Sau khi bị cháy nắng, da của bạn vẫn có thể hồi phục nhưng phải mất rất nhiều thời gian chăm sóc. Đáng lo ngại hơn khi da cháy nắng còn có thể làm tăng nguy cơ ung thư da và một số vấn đề sức khỏe khác. Do đó, cách tốt nhất là hạn chế để da bị cháy nắng bằng một số phương pháp dưới đây: 

- Không nên xúc trực tiếp quá lâu với ánh nắng mặt trời vào thời điểm từ 10 giờ sáng đến 16 giờ vì đây là thời điểm tia cực tím hoạt động mạnh và dễ gây tổn thương cho da. 

 - Không nên đi biển vào những thời điểm nhiệt độ quá cao. 

- Nếu phải ra ngoài trời, cần bôi kem chống nắng trước ít nhất 15 phút. Sau đó, cứ mỗi 3 giờ lại bôi nhắc lại. Đồng thời, cần đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang, đeo kính râm và mặc trang phục chống nắng dày dặn nếu bắt buộc phải đi ra ngoài nắng. 

Hi vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề da cháy nắng và bị cháy nắng nên làm gì. Nếu còn thắc mắc về các vấn đề về da cũng như một số vấn đề sức khỏe khác, bạn có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số đường dây nóng 1900 56 56 56, các chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết hơn cho bạn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Cần làm gì khi bị bỏng nước sôi?

Bỏng nước sôi không hiếm gặp trong đời sống hàng ngày. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy cần phải xử lý khi bị bỏng nước sôi như thế nào, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Ngày 23/06/2023

Cách trị mụn nhọt hiệu quả và dễ thực hiện

Mụn có thể xuất hiện tại nhiều vùng da trên cơ thể, đặc biệt là trên da mặt khiến bạn cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mụn và gợi ý về cách trị mụn nhọt hiệu quả, đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà.
Ngày 23/06/2023

Cách cải thiện mề đay mạn tính

Nổi mề đay là tình trạng thường gặp, thông thường sẽ biến mất trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu nổi mề đay trong thời gian dài thì khả năng cao là mề đay mạn tính. Tình trạng này khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để cải thiện, hãy cùng MEDLATEC tham khảo bài viết sau.
Ngày 23/06/2023

Móng tay có sọc dọc cảnh báo điều gì?

Một dấu hiệu bất thường mà nhiều người gặp phải là móng tay có sọc dọc. Mặc dù đây chỉ là một biểu hiện nhỏ nhưng bạn không nên lơ là, bởi nó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề sức khỏe. Vậy cụ thể tình trạng này cho thấy điều gì, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau.
Ngày 23/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp