Viêm phế quản - là dạng bệnh lý xuất hiện khá nhiều trong cuộc sống hiện nay. Mặc dù căn bệnh này không có những tác động nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Vậy bệnh lý viêm phế quản có lây không?
14/10/2022 | Bạn biết gì về bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em? 29/09/2022 | Chuyên gia cảnh báo: Đừng chủ quan khi bị viêm phế quản! 29/07/2022 | Viêm phế quản cấp và những vấn đề cần lưu ý 22/04/2022 | Nguyên nhân trẻ hay mắc viêm phế quản và cách chăm sóc
1. Viêm phế quản là gì?
Trước khi tìm hiểu viêm phế quản có lây không thì trước hết bạn cần biết được đây là dạng bệnh lý như thế nào. Viêm phế quản là tình trạng viêm, phù nề, xuất tiết niêm mạc của ống phế quản ở bên trong phổi. Loại bệnh này được chia ra làm hai dạng như sau:
Khái niệm bệnh viêm phế quản
-
Bệnh cấp tính: Trong vài ngày, bệnh sẽ có dấu hiệu cải thiện tốt hơn nhưng những cơn ho vẫn sẽ kéo dài hơn cả tuần sau đó.
-
Bệnh mạn tính: Là một dạng rối loạn tái phát và có thể lặp lại nhiều lần. Những triệu chứng của dạng này thường là các cơn ho có đờm trong tối thiểu là 3 tháng hoặc có thể kéo dài trong nhiều năm. Khi bệnh duy trì trong thời gian dài và tái phát nhiều lần có thể khiến cho phổi của người bệnh bị tắc nghẽn mạn tính.
Nguyên nhân chính gây bệnh thường là do virus và bệnh thường xuất hiện sau khi khởi phát các triệu chứng như cảm lạnh hoặc bị cảm cúm. Bên cạnh đó, viêm phế quản xuất hiện còn vì một vài nguyên nhân khác như bị nhiễm hóa chất, bị nhiễm trùng, do khói bụi từ môi trường ô nhiễm xung quanh khiến cho phế quản bị kích ứng dẫn đến tình trạng viêm.
Đặc biệt, người hay hút thuốc lá với tần suất cao và kéo dài hoặc những người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi độc hại cũng có thể bị viêm phế quản. Một vài bệnh lý cần lưu ý như bệnh hen suyễn, bị xơ nang hay chứng viêm phế quản mạn tính đều có thể xuất hiện các đợt viêm phế quản cấp tính.
2. Viêm phế quản do vi khuẩn và virus khác nhau điểm nào?
Có nhiều nguyên nhân gây viêm phế quản như: Do vi khuẩn, virus, nấm, do khói, bụi độc hại, dị ứng,... Trong đó, nguyên nhân do nhiễm phải vi khuẩn, virus là thường gặp nhất.
Đối với viêm phế quản do virus thường xuất hiện theo mùa, điển hình như các loại virus cúm, á cúm, adenovirus, hợp bào virus... hoặc các đại dịch như Covid-19,...
Những loại virus gây bệnh này có thể hình thành nên các vụ dịch và gây bệnh theo từng mùa. Biểu hiện của bệnh cũng tương đối nhẹ và dần dần sẽ tự thuyên giảm mà không cần đến quá trình điều trị đặc biệt nào. Tuy nhiên, nếu sức đề kháng của cơ thể kém hoặc nhiễm phải chủng virus quá mạnh thì rất có thể bệnh sẽ tiến triển nặng và gây ra những diễn biến nguy hiểm cho bệnh nhân.
Viêm phế quản do vi khuẩn gây ra thường ít rầm rộ hơn do virus nhưng lại có hội chứng viêm long đường hô hấp kéo dài sau khi khỏi bệnh. Những trường hợp này chủ yếu là do bội nhiễm trong khi hệ miễn dịch của cơ thể đang bị suy yếu. Về các đặc điểm dịch tễ, bệnh do vi khuẩn thường phổ biến hơn tại các quốc gia đang phát triển với điều kiện vệ sinh không được đảm bảo. Một số loại vi khuẩn điển hình như vi khuẩn phế cầu, vi khuẩn H. influenzae, vi khuẩn tụ cầu hay vi khuẩn liên cầu,...
Bên cạnh những nguyên nhân gây bệnh đến từ vi trùng thì người bệnh cũng có thể bị viêm phế quản vì hít phải các loại khí độc. Trong đó có thể kể đến một số loại như SO2, khí Clo, khí amoniac, acid hay các dung môi công nghiệp.
3. Những biểu hiện của bệnh cần lưu ý
Dù là viêm phế quản cấp tính hay viêm phế quản mạn tính thì đều sẽ có đi kèm những dấu hiệu nhận biết cơ bản. Những triệu chứng này có thể là:
Điểm mặt các dấu hiệu đặc trưng cần lưu ý
-
Ho khạc đờm với các màu sắc khác nhau như trắng, xanah, vàng, nâu, đỏ,.... tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh.
-
Người bệnh có cảm giác khó thở hoặc thở khò khè.
-
Có dấu hiệu mệt mỏi.
-
Sốt hoặc bị ớn lạnh.
-
Tức ngực.
-
Người bệnh có những cơn ho dai dẳng kéo dài không dứt.
Khi bạn gặp bất cứ dấu hiệu nào ở trên thì có khả năng bạn đã bị viêm phế quản. Tuy nhiên, để có được chẩn đoán chính xác nhất, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán với kết quả chính xác cùng phác đồ điều trị hợp lý nhất. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần chú ý đến những biểu hiện riêng của từng trường hợp với các tác nhân gây bệnh khác nhau. Cụ thể:
Biểu hiện do virus gây bệnh
Hầu hết những biểu hiện khá là mơ hồ dựa theo một hội chứng là nhiễm siêu vi. Ban đầu sẽ là những biểu hiện như bị long đường hô hấp trên như ho, bị hắt hơi, bị ngạt mũi,... đi kèm là các dấu hiệu đau đầu, nhức mỏi người hoặc bị khàn tiếng,... Bệnh nhân thường sẽ phổ biến với triệu chứng ho khan hoặc bị ho có đờm trắng trong.
Về vấn đề dịch tễ thì bệnh do virus thường phổ biến hơn vào các mùa dịch cúm hoặc lúc đông xuân khi mà thời tiết giao mùa. Hơn nữa, những người thường xuyên tiếp xúc với người bệnh cũng sẽ có những biểu hiện gần giống như vậy. Tốc độ lây bệnh của trường hợp này khá nhanh thông qua đường hô hấp hoặc các tiếp xúc thông thường.
Biểu hiện của người nhiễm bệnh do virus
Biểu hiện do vi khuẩn
Viêm phế quản có lây không? Dù là bệnh do virus hay vi khuẩn thì bệnh đều có khả năng lây lan cho người khác. Những biểu hiện của bệnh do vi khuẩn gây nên cũng sẽ tương tự với trường hợp do virus. Thế nhưng, những người bị mắc bệnh do vi khuẩn còn có thêm hội chứng nhiễm trùng.
Vẻ mặt của bệnh nhân sẽ có phần hốc hác hơn, môi khô, phần lưỡi bẩn cùng với hơi thở khá hôi. Đi kèm với đó, người bệnh có thể sẽ bị sốt cao. Thêm vào đó, các chất bài tiết ở trong đường hô hấp có thể khiến cho bệnh nhân phải ho khạc ra đờm mủ, đờm có màu đục hoặc đờm có màu xanh vàng.
Một vài điểm khác biệt mà bệnh nhân cần lưu ý là tình trạng nhiễm bệnh do vi khuẩn hoàn toàn không thể tự thuyên giảm. Nếu người bệnh không tham gia điều trị một cách tích cực ngan ban đầu thì vi khuẩn có thể lan rộng ra và khiến cho bệnh nhân mắc phải vi trùng với độc lực khá cao. Các ổ nhiễm bệnh sẽ lây lan ra xung quanh rồi tấn công vào đường máu có thể khiến bạn bị nhiễm trùng đường huyết, bị suy đa quan. Nghiêm trọng hơn, chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
Những biểu hiện của bệnh nhân bị viêm phế quản do vi khuẩn
4. Viêm phế quản có lây không?
Câu hỏi viêm phế quản có lây không đang là chủ đề mà rất nhiều người quan tâm hiện nay. Trong dịch nhầy cùng với đờm của người bệnh sẽ có mang theo một số lượng lớn virus có thể tấn công vào trong đường hô hấp. Chúng có khả năng lây nhiễm bệnh từ người qua người, nhất là đối với những người có hệ miễn dịch yếu.
Những người có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh gồm có trẻ em sơ sinh, các bạn nhỏ, người già cao tuổi, người hay đau ốm và bệnh nhân hen suyễn. Nếu không có những biện pháp ngăn ngừa và phòng tránh thì nguy cơ bị lây nhiễm bệnh là khá cao. Dù bệnh viêm phế quản không có tính lây nhiễm thế nhưng đường thở của người bệnh sẽ bị viêm trong khoảng thời gian khá dài.
Viêm phế quản có lây không?
Bên cạnh đó, người bệnh sẽ nhận thấy những triệu chứng đi kèm trong ít nhất 3 tháng và khả năng chúng tái phát lại sau 2 năm là khá cao. Khi bệnh tái phát có thể dẫn đến tình trạng phổi bị tắc nghẽn mạn tính cùng những biến chứng vô cùng nguy hiểm khác.
Trên đây là những giải đáp về vấn đề viêm phế quản có lây không mà rất nhiều người đang quan tâm. Khi bạn có bất cứ dấu hiệu nào cảnh báo về bệnh viêm phế quản thì hãy đến ngay chuyên khoa Hô hấp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp. Để hẹn lịch khám trước, Quý khách hãy liên hệ với bệnh viện thông qua hotline 1900 56 56 56.