Bạn biết gì về bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em? | Medlatec

Bạn biết gì về bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em?

Viêm phế quản co thắt ở trẻ em có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như thế nào? Để hiểu hơn về loại bệnh lý phổ biến này ở các bạn nhỏ, bố mẹ nên tham khảo thêm các thông tin được chia sẻ ngay sau đây.


29/09/2022 | Chuyên gia cảnh báo: Đừng chủ quan khi bị viêm phế quản!
29/07/2022 | Viêm phế quản cấp và những vấn đề cần lưu ý
22/04/2022 | Nguyên nhân trẻ hay mắc viêm phế quản và cách chăm sóc
12/03/2022 | Chuyên gia chia sẻ phương pháp điều trị viêm phế quản co thắt hiệu quả

1. Thế nào viêm phế quản co thắt ở trẻ em?

Tình trạng viêm phế quản co thắt ở trẻ em chính là sự thu hẹp một cách tạm thời của lòng tuyến phế quản. Nguyên nhân là do sự co thắt của các cơ trơn của phế quản đã bị viêm. Bên cạnh đó, triệu chứng này còn khiến cho quá trình bài tiết các chất nhầy tăng lên khiến cho sự lưu thông khí ở bên trong phổi bị cản trở. Từ đó, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu như ho khạc có đờm, khó thở, các cơn thở rít hoặc thở khò khè. 

Khái niệm về bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em

Khái niệm về bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân gây viêm phế quản co thắt ở trẻ nhỏ như nhiễm virus, vi khuẩn, dị ứng với các dị nguyên hít phải, tình trạng viêm mũi xoang dị ứng kéo dài, tình trạng tiền hen phế quản khói thuốc, khói bụi độc hại,... Những loại vi khuẩn thường gặp bao gồm vi khuẩn phế cầu, vi khuẩn tụ cầu, hay vi khuẩn liên cầu,... Chúng ký sinh chủ yếu ở vùng mũi và họng. Chính vì vậy, nếu sức đề kháng của bé yếu dần thì chúng sẽ càng phát triển mạnh mẽ và phát tán các độc tính làm khởi phát bệnh. 

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ vẫn chưa thực sự phát triển được đầy đủ. Đó cũng là lý do vì sao các em rất dễ bị viêm phế quản, đặc biệt là khi giao mùa. Ngoài ra, những người có một cơ địa dễ bị dị ứng thì bệnh cũng sẽ có khả năng xuất hiện khi tiếp xúc gần với những tác nhân gây bệnh khác như phấn hoa, bụi, lông động vật,...

2. Những triệu chứng của bệnh

Thực tế, viêm phế quản co thắt ở trẻ em thường sẽ có những triệu chứng tương đồng với bệnh hen phế quản. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh rất dễ bị nhầm lẫn và tự điều trị cho con sai hướng. Những triệu chí của loại bệnh lý này bao gồm:

  • Viêm long ở đường hô hấp trên: Ban đầu, bé sẽ có những cơn sốt nhẹ, bị chảy nước mũi, thường xuyên ho và hắt hơi. Sau đó, bé có thể có những cơn sốt cao hơn, tình trạng khó thở xuất hiện. Hoặc bé cũng có thể thở khò khè, những cơn thở rít hoặc thở nhanh và khá nông. 

  • Co rút lồng ngực khiến cho vùng cơ cổ bị co kéo lại. 

  • Trẻ có thể buồn nôn hoặc nôn ngay sau khi bú, sau các cơn ho hoặc khóc. 

Bé có thể xuất hiện những triệu chứng như thế nào?

Bé có thể xuất hiện những triệu chứng như thế nào?

3. Phương pháp điều trị bệnh như thế nào?

Nếu trẻ bị viêm phế quản co thắt mà không được điều trị có thể sẽ để lại nhiều biến chứng xấu khác. Một vài biến chứng có thể kể đến như tình trạng viêm tai giữa, viêm phổi hoặc suy hô hấp. Vì vậy, bé cần được phát hiện bệnh và điều trị sớm đúng theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra. 

  • Điều trị các triệu chứng gồm: Uống thuốc hạ sốt, uống thuốc giúp long đờm, bổ sung thêm chất bù nước điện giải (nếu bé bị mất nước) và thuốc giãn phế quản nếu bé bị khó thở. 

  • Điều trị về nguyên nhân gây bệnh: Nếu bé khởi phát bệnh vì virus thì vẫn chưa có phương thuốc đặc trị nào. Tuy nhiên, khi có bằng chứng về tình trạng nhiễm khuẩn thì bé sẽ được điều trị với thuốc kháng sinh thích hợp. 

  • Điều trị tình trạng suy hô hấp: Sẽ được áp dụng với những bé bị khó thở nhiều, co rút lồng ngực, tím tái,... và cần được điều trị với biện pháp thở oxy hoặc cho thở máy. 

  • Điều trị hỗ trợ: Bé sẽ được cho thở khí dung để giúp cho phế quản giãn ra và giúp long đờm rất hiệu quả. Bên cạnh đó, bé cũng sẽ được chỉ định điều trị tăng sức đề kháng để hỗ trợ tốt hơn trong quá trình cải thiện tình trạng viêm phế quản co thắt ở trẻ em.

Bệnh được điều trị như thế nào?

Bệnh được điều trị như thế nào?

4. Các biện pháp phòng bệnh cho con nhỏ

Nhằm phòng tránh cũng như hạn chế nguy cơ bị mắc bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em, bố mẹ cần áp dụng những biện pháp sau:

  • Thường xuyên vệ sinh mũi và họng cho bé bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối biển để loại khô cho vi khuẩn và virus phát triển. 

  • Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Trong trường hợp sữa mẹ không về đủ thì mẹ có thể cho bé ăn thêm sữa công thức được chỉ định phù hợp với từng độ tuổi nhất định. 

  • Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất nằm trong 4 nhóm thực phẩm dành cho bé khi bước vào thời kỳ ăn dặm.

  • Luôn vệ sinh không gian sống và môi trường sinh hoạt của con được sạch sẽ, thoáng mát. Đảm bảo sự ấm áp khi trời vào đông và sự thông thoáng khi trời vào hạ. 

  • Bố mẹ luôn nhớ rửa tay thật sạch sẽ với xà phòng trước và sau khi chăm sóc cho con, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh. 

  • không nên cho bé tiếp xúc với những môi trường bị ô nhiễm, nhiều khói bụi và nhất là khói thuốc lá vì chúng có thể làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp và sức đề kháng của con. 

Phòng bệnh cho con nhỏ từ sinh hoạt hàng ngày

Phòng bệnh cho con nhỏ từ sinh hoạt hàng ngày

5. Bố mẹ nên đưa con đi khám ở đâu thì uy tín và an toàn?

Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con trẻ chính là mối quan tâm hàng đầu của các bậc làm cha làm mẹ. Chính vì vậy, khi con có những dấu hiệu bị bệnh, tất cả các bậc phụ huynh đều lo lắng và đưa con đến viện để thăm khám. Vậy bố mẹ nên cho bé điều trị viêm phế quản co thắt ở trẻ em ở đâu? Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một gợi ý lý tưởng.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã có gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Bệnh viện không chỉ hội tụ đội ngũ chuyên gia bác sĩ giỏi mà còn sở hữu hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại tiên tiến. Điều này đảm bảo quá trình khám và điều trị cho bệnh nhân đạt được kết quả tốt nhất.

Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ trong thời gian qua, MEDLATEC còn là đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt được chứng chỉ CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ. Đây chính là niềm tự hào và cũng phần nào thể hiện được trình độ chuyên môn và sự chuyên nghiệp của bệnh viện. Đó cũng là lý do vì sao rất nhiều bệnh nhân lựa chọn khám và điều trị tại MEDLATEC. 

MEDLATEC - địa chỉ thăm khám uy tín hàng đầu

MEDLATEC - địa chỉ thăm khám uy tín hàng đầu

Trên đây là tổng hợp những thông tin cơ bản về bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em mà nhiều bậc phụ huynh đang quan tâm. Việc hiểu và nắm rõ được những kiến thức về bệnh lý có thể giúp bố mẹ chăm sóc và phòng bệnh cho con được tốt hơn. Để đặt lịch khám trước tại MEDLATEC, Quý khách hãy liên hệ tới số điện thoại 1900 56 56 56 của bệnh viện. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hít thở sâu - Chìa khóa vàng cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày

Hiện nay thế giới ngày càng hiện đại, sôi động đòi hỏi con người luôn phải sống nhanh hơn, ngay cả trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến cho không ít người đã bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe chủ động bằng những thói quen hàng ngày, đặc biệt là thói quen hít thở sâu. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của cách hít thở này nhé. 
Ngày 22/06/2023

Những biểu hiện của viêm phổi thùy và cách thức phòng tránh

Viêm phổi là một loại bệnh lý thường gặp. Bệnh được chia ra gồm có viêm phổi thùy và chứng phế quản phế viêm. Trong đó, bệnh viêm phổi thùy được đánh giá nhẹ hơn và hiệu quả điều trị cũng tốt hơn. Vậy viêm phổi thùy là gì? Những triệu chứng nhận biết của bệnh như thế nào? 
Ngày 21/06/2023

Phân độ suy hô hấp được phân chia như thế nào?

Suy hô hấp là một trong các dạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Suy hô hấp không chỉ có tác động xấu với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy các phân độ suy hô hấp được chia như thế nào?
Ngày 21/06/2023

Phổi nằm ở đâu? Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của phổi

Tầm quan trọng của lá phổi đối với các hoạt động sống của cơ thể đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ cấu tạo và nhiệm vụ của phổi cụ thể ra sao. Vậy phổi nằm ở đâu? Phổi có vai trò gì đối với cơ thể? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được tầm quan trọng của cơ quan này. 
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp