Can thiệp động mạch đốt sống để điều trị thiểu năng tuần hoàn não | Medlatec

Can thiệp động mạch đốt sống để điều trị thiểu năng tuần hoàn não

Động mạch đốt sống là động mạch lớn ở cổ. Hiện tượng hẹp động mạch đốt sống là một trong những nguyên nhân gây ra thiểu năng tuần hoàn não. Với những trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng biện pháp can thiệp đặt stent.


08/05/2023 | Chụp cộng hưởng từ động mạch cảnh như thế nào?
24/04/2023 | Phương pháp chẩn đoán nhồi máu động mạch mạc treo tràng dưới
12/04/2023 | Tìm hiểu về bệnh lý động mạch vành và cách phòng ngừa
12/04/2023 | Bệnh động mạch vành nguy hiểm như thế nào? Và cách phòng ngừa

1. Động mạch đốt sống và mối liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Hệ động mạch cảnh và hệ đốt sống thân nền là 2 hệ thống động mạch não chính, có nhiệm vụ nuôi dưỡng não. Trong đó, hệ động mạch đốt sống nền dễ xảy ra các hiện tượng xơ vữa và hẹp hơn. Nguyên nhân vì cung lượng đến đây thường rất thấp, chỉ bằng 10% so với cung lượng đến động mạch cảnh. 

Thiểu năng tuần hoàn não có thể do hẹp động mạch đốt sống

Thiểu năng tuần hoàn não có thể do hẹp động mạch đốt sống

Thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng giảm lượng máu và oxy lên não, khiến cho những tế bào não bị thiếu dưỡng chất và gây ra những ảnh hưởng nhất định đến chức năng hoạt động của não. 

Người cao tuổi và những người phải làm việc trí óc nhiều chính là nhóm đối tượng dễ bị thiểu năng tuần hoàn não. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, con người thường xuyên gặp phải nhiều áp lực từ công việc và cuộc sống, cường độ làm việc và học tập cao, chế độ ăn uống nhiều đạm, dầu mỡ, ưu tiên các loại đồ ăn chế biến sẵn, thói quen lười vận động, thờ ơ với sức khỏe,.... chính là những nguyên nhiên khiến bệnh đang có xu hướng “trẻ hóa”. 

Ở mức độ nhẹ, thiểu năng tuần hoàn não gây ra tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, trí nhớ kém, giảm khả năng tập trung, khó kiềm chế cảm xúc gây ra những ảnh hưởng nhất định đến công việc hay các mối quan hệ xã hội khác. 

Chóng mặt là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn máu não

Chóng mặt là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn máu não

Ở mức độ nghiêm trọng hơn, người bệnh sẽ gặp phải một số biểu hiện như nói lắp, mất trí nhớ, tinh thần không ổn định, tăng nguy cơ bị đột quỵ và nếu không được xử trí kịp thời, có thể dẫn đến tàn tật hoặc tử vong. 

Tuy nhiên, chỉ dựa vào triệu chứng thì rất khó để chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện những biện pháp chẩn đoán như sau: 

- Đánh giá dòng máu chảy đến não bằng các phương pháp như đo lưu huyết não,  siêu âm Doppler mạch máu ngoại sọ, chụp gamma mạch não, chụp cộng hưởng từ não - mạch não. 

- Đánh giá hiệu quả của việc tưới máu não bằng các phương pháp như đo điện não đồ, ghi nhiệt độ ở mặt, kiểm tra phản ứng nhiệt qua da, nghiệm pháp tâm lý,...

- Đánh giá tình trạng xơ vữa động mạch bằng các phương pháp chụp MSCT động mạch não, chụp X-quang, xét nghiệm chức năng đông máu, mỡ máu,...

2. Can thiệp động mạch đốt sống để trị thiểu năng tuần hoàn não

Tùy từng trường hợp bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng để điều trị thiểu năng tuần hoàn não:

2.1. Điều trị nội khoa

Tùy theo cơ chế sinh bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn các loại thuốc điều trị khác nhau. Trong đó bao gồm cả thuốc dạng uống và dạng tiêm. Một số loại thuốc có tác dụng làm giãn mạch não, tăng cường cung cấp oxy lên não, tăng lưu thông mạch máu,...

Điều trị bệnh bằng thuốc

Điều trị bệnh bằng thuốc

Bên cạnh đó, trong Đông Y cũng có những loại thuốc khá hiệu quả như hoạt huyết dưỡng não hay một số loại thuốc được chiết xuất từ cây bạch quả. Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc mà bạn sử dụng đều cần có chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc để tránh gặp phải những biến chứng không đáng có. 

2.2. Điều trị ngoại khoa 

Khi bệnh nhân đã có biểu hiện tai biến mạch máu não, bác sĩ thường chỉ định can thiệp ngoại khoa. Phương pháp điều trị này khá phổ biến ở những bệnh nhân bị thiểu năng tuần hoàn não do xơ vữa động mạch cảnh trong hay do động mạch đốt sống thân nền.

- Đối với những trường hợp do động mạch cảnh trong, các bác sĩ thường tiến hành khai thông động mạch.  

- Đối với động mạch đốt sống: Các bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật khai thông động mạch, lấy huyết khối, bắc cầu, đặt stent. 

Trong đó, kỹ thuật can thiệp động mạch đốt sống bằng stent thường lựa chọn đường vào là động mạch đùi hay động mạch cánh tay. Stent nở bằng bóng thường được ưu tiên lựa chọn vì có khả năng chống đỡ tốt. 

Sau khi thực hiện phẫu thuật cần đánh giá biến chứng bằng phương pháp đánh giá lâm sàng, chụp mạch máu sau can thiệp. Phương pháp đặt stent có tỷ lệ thành công cao nhưng vẫn có những trường hợp gặp phải biến chứng, có thể kể đến như tai biến mạch máu não, co thắt mạch, chảy máu,...

Các chuyên gia cho biết, để điều trị bệnh tận gốc cần điều trị theo nguyên nhân kết hợp với các phương pháp cải thiện triệu chứng cho người bệnh. Do đó, khi có biểu hiện nghi ngờ, bạn cần đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác. 

3. Các phương pháp phòng ngừa thiểu năng tuần hoàn não

- Duy trì chế độ ăn uống khoa học: 

+ Một số thực phẩm nên ăn: Là các thực phẩm giúp tăng lưu lượng máu lên não có thể kể đến như các loại rau xanh, hải sản, các loại ngũ cốc, các loại hạt, thịt đỏ, các loại trái cây,... Nên ăn đa dạng thực phẩm để cơ thể được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. 

+ Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, các loại đồ ăn nhanh, các loại đồ ăn có chứa chất bảo quản,....

Không làm việc với máy tính quá lâu để phòng ngừa bệnh

Không làm việc với máy tính quá lâu để phòng ngừa bệnh

- Chế độ nghỉ ngơi hợp lý:

+ Không nên làm việc trí óc liên tục trong vòng 2 tiếng. Sau mỗi tiếng làm việc, cần nghỉ ngơi khoảng 10 phút.

+ Thường xuyên luyện tập thể thao, giảm cân để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. 

+ Nên có những biện pháp kiểm soát căng thẳng hiệu quả. Không nên để cơ thể căng thẳng quá lâu ngày. 

+ Không dùng điện thoại hoặc máy vi tính quá lâu. 

- Thăm khám sức khỏe định kỳ: Đôi khi những triệu chứng thiểu năng tuần hoàn máu não rất mơ hồ khiến bệnh nhân chủ quan và việc để bệnh lâu ngày có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bất thường trong cơ thể. 

Trên đây là một số thông tin về bệnh thiểu năng tuần hoàn não và mối liên quan của căn bệnh này với động mạch đốt sống. Để được tư vấn nhiều hơn về các vấn đề sức khỏe hoặc có nhu cầu đặt lịch khám sớm, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tự đo huyết áp tại nhà: những vấn đề nên biết

Đo huyết áp tại nhà là việc làm quen thuộc của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng, đảm bảo cho kết quả chính xác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nhận định tình trạng sức khỏe và áp dụng biện pháp điều trị khi đo huyết áp sai cách. Bài viết dưới đây của MEDLATEC sẽ giúp bạn tránh được tình trạng này để tiến hành thao tác đơn giản và thu được chỉ số huyết áp đúng.
Ngày 21/06/2023

Nhận diện triệu chứng thiếu máu cơ tim và cách xử trí

Thiếu máu cơ tim là bệnh lý được xếp vào nhóm có nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong và có thể gặp phải ở mọi độ tuổi. Nhận diện sớm triệu chứng của bệnh để điều trị ngay là cách tốt nhất để giảm thiểu biến chứng và bảo vệ sự sống.
Ngày 21/06/2023

Hạ đường huyết và những thông tin cơ bản cần ghi nhớ

Nhiều người bị hạ đường huyết do đói nhưng cũng có không ít người gặp phải tình trạng này do bệnh lý mắc phải. Hạ đường huyết có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là với bệnh nhân tiểu đường. Trong  nội dung được chia sẻ dưới đây, MEDLATEC sẽ liệt kê những vấn đề liên quan đến hạ đường huyết cần ghi nhớ để bạn đọc chủ động đối phó với tình trạng này
Ngày 20/06/2023

LAD là gì trong tim mạch? Định nghĩa và vai trò

Mạch LAD (Left Anterior Descending) là động mạch vành trái, một trong những mạch quan trọng nhất trong hệ thống tim mạch, đóng vai trò then chốt trong cung cấp máu và duy trì sự hoạt động cho trái tim. Ở bài viết này, MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc khám phá sâu hơn về LAD là gì trong tim mạch, bao gồm định nghĩa, chức năng và những vấn đề liên quan.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp