Giải thích vì sao bạn bị buồn nôn sau khi tập thể dục | Medlatec

Giải thích vì sao bạn bị buồn nôn sau khi tập thể dục

Tập thể dục là một biện pháp hữu hiệu giúp con người nâng cao thể lực và sức khỏe. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ bị buồn nôn sau khi tập thể dục và lo lắng về điều đó chưa? Hãy tìm câu trả lời để giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết sau.


24/04/2021 | Giải đáp thắc mắc: Đau thần kinh tọa có nên tập thể dục không?
27/01/2021 | Những bài tập thể dục chữa đau lưng hiệu quả nhất tại nhà

1. Hiện tượng buồn nôn sau khi tập thể dục 

Để tìm ra câu lời giải đáp cho câu hỏi: vì sao buồn nôn sau khi tập thể dục? cùng tìm hiểu những thông tin sau.

Vì sao lại tập thể dục?

Tập thể dục giúp cho cơ thể người nâng cao thể lực mang lại sự dẻo dai của cơ thể và sự cường tráng của cơ bắp. Quá trình vận động thể dục sẽ đẩy nhanh việc sản sinh endorphins, đây là một loại hormone có tác dụng cải thiện sức khỏe tâm sinh lý, giảm cảm giác đau nhức và mang đến nhiều lợi ích cho người tập. Nếu như bạn tập thể dục thường xuyên và có điều độ, cơ thể sẽ săn chắc hơn với cơ chế ngăn ngừa bệnh tật tốt hơn so với người không tập thể dục.

Tuy nhiên, ở một số người sau khi tập thể dục có thể có cảm giác nôn nao, buồn nôn. Đây có thể là một phản ứng khá bình thường khi bạn tập thể dục trong khi chưa hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân và bộ môn mà mình luyện tập. Đối với một số ít trường hợp, buồn nôn sau khi tập thể dục là biểu hiện báo hiệu cho những căn bệnh tiềm ẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tập. 

Nguyên nhân dẫn đến việc buồn nôn sau khi tập thể dục 

Tình trạng này có thể do nhiều những nguyên nhân khác nhau gây nên. Phần lớn các trường hợp xảy ra là do tập thể dục với cường độ cao tác động đến hoạt động của hệ tiêu hóa

Trạng thái nôn nao, buồn nôn sẽ xảy ra do sự tác động đến hệ tiêu hóa

Trạng thái nôn nao, buồn nôn sẽ xảy ra do sự tác động đến hệ tiêu hóa

Trong quá trình tập thể dục, máu sẽ được tăng cường vận chuyển tới cơ bắp và những bộ phận quan trọng của cơ thể như não, tim và phổi. Điều này đồng nghĩa với việc máu chảy tới các cơ quan của hệ tiêu hóa giảm đi. Từ đó làm gián đoạn quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày, dẫn tới những triệu chứng như buồn nôn, nôn. Chính vì vậy, khi bạn tập quá sức thì tình trạng buồn nôn sau khi tập thể dục có thể xảy ra. 

Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, tình trạng này xảy ra là do một trong các nguyên nhân sau:

Chế độ ăn uống hàng ngày

Theo những nghiên cứu y học hiện nay, tập thể dục có thể dẫn đến tình trạng buồn nôn, trong đó, chế độ ăn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.

Nếu như bạn thực hiện các bài tập thể dục hoặc các bộ môn thể thao khác sau khi ăn hoặc trong lúc thức ăn chưa được tiêu được vẫn đọng trong đường tiêu hóa thì nó sẽ khiến xảy ra tình trạng trào ngược. Trong khi đó, nếu bạn tập thể dục khi đói, dạ dày rỗng thì có thể gây nên triệu chứng nôn nao và buồn nôn sau tập.

Hydrat hóa

Quá trình hydrat hóa sẽ gây nên sự ảnh hưởng đối với người tập gym, cảm giác nôn nao và buồn nôn có thể diễn ra nếu như quá trình này diễn ra bất thường. 

Quá trình hydrat hóa diễn ra quá ít hoặc quá nhiều có thể dẫn đến buồn nôn sau khi tập luyện

Quá trình hydrat hóa diễn ra quá ít hoặc quá nhiều có thể dẫn đến buồn nôn sau khi tập luyện 

Khi bạn tập thể dục, cơ thể sẽ sản sinh mồ hôi có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể. Theo cơ chế đó, những chất điện giải như Na+ và K+ được bài tiết ra khỏi cơ thể thông qua mồ hôi. Nhưng nếu những quá trình này diễn ra quá mức hoặc không đủ thì đó cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng buồn nôn sau khi tập thể dục. Ngoài ra, sự diễn ra quá mức của quá trình hydrat trong khi tập thể dục có thể khiến người tập có cảm giác nặng nề và khó chịu.

Hạ đường huyết 

Trong khi tập luyện, nếu bạn tập quá sức với cường độ cao và trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể cạn kiệt năng lượng dự trữ. Khi đó, cơ thể sẽ phản ứng lại với những triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu và kiệt sức, đây là những biểu hiện của tình trạng hạ đường huyết. 

Tập luyện quá sức

Những bài tập quá sức với cường độ cao hoặc không phù hợp với thể chất của người tập sẽ dẫn đến sự kiệt sức nhanh chóng trong quá trình luyện tập. Và biểu hiện rõ ràng nhất của tình trạng này chính là hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn.

Tập luyện quá sức khiến cơ thể xảy ra tình trạng kiệt sức

Tập luyện quá sức khiến cơ thể xảy ra tình trạng kiệt sức

2. Làm thế nào để tránh tình trạng buồn nôn sau khi tập thể dục?

Tập thể dục là một quá trình rèn luyện để cơ thể trở nên cường tráng hơn chứ không thể vội vàng và vì chạy theo những hiệu quả tức thời mà dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực cho cơ thể. Để tránh xảy ra tình trạng buồn nôn sau khi tập thể dục, bạn cần:

Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, khoa học 

Một chế độ ăn uống đúng cách là điều không thể thiếu đối với những người tập luyện thể dục thể thao. Nó không chỉ hỗ trợ hiệu quả của việc tập luyện mà còn là việc giúp bổ sung năng lượng và chất dinh dưỡng cho quá trình luyện tập. 

  • Để bù lượng nước đã tiêu hao khi tập luyện, trước khi tập từ 1 đến 2 giờ, bạn nên uống ít nhất khoảng 480ml nước và khi bắt đầu tập cũng cần bổ sung lượng nước tương đương. Lưu ý, trong quá trình tập luyện, bạn cũng cần bổ sung nước cho cơ thể, tuy nhiên chỉ nên uống với lượng nước vừa phải, khoảng 20ml - 50ml/lần (1 ngụm). Uống thành từng ngụm nhỏ, không quá nhiều và vội vàng trong lúc tập.

Bạn cần bổ sung nước trong quá trình tập luyện để tránh mất nước

Bạn cần bổ sung nước trong quá trình tập luyện để tránh mất nước

  • Ăn trước khi tập khoảng 1 đến 2 tiếng để thức ăn kịp tiêu hóa. Ngoài ra, để tránh việc cạn kiệt năng lượng dự trữ gây nên chứng hạ đường huyết, bạn cần cung cấp ít nhất 300 calo cho cơ thể, trong đó phần lớn đến từ protein và carbohydrate. 

  • Trước và trong khi tập không nên sử dụng nước có ga, bởi nó sẽ làm tăng sự tích tụ khí ở trong dạ dày nên sẽ dẫn đến tình trạng khó chịu khi tập thể dục.

Chú ý các động tác trong quá trình tập 

Những động tác bạn tập cũng ảnh hưởng đến trạng thái sức khỏe của bạn sau khi tập thể dục:

  • Trong khi thực hiện các động tác tập gym, yoga hoặc pilate, bạn không nên nhắm mắt để có thể nắm bắt được chuyển động và phương hướng. 

  • Khi tập luyện, bạn cần duy trì hơi thở, thở chậm và đều. Việc kiểm soát hơi thở như vậy sẽ giúp bạn tránh tình trạng hạ đường huyết.

  • Bạn cần chú ý nhịp tim của mình, nếu như tim của bạn đập nhanh quá mức thì bạn cần giảm cường độ luyện tập.

  • Cơ chế hoạt động của dạ dày khi bạn hít hơi sâu và gập người tương tự như khi bạn ăn quá no. Nó sẽ gây nên cảm giác căng cứng, khó chịu và buồn nôn, bởi vậy, khi đang thở mạnh bạn nên tập squat thay vì gập người.

Trên đây là những thông tin cần thiết về tình trạng buồn nôn sau khi tập thể dục. Hy vọng rằng chúng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc của mình khi xảy ra tình trạng đó. Ngoài ra, bạn đã có kiến thức cơ bản để tránh gặp phải tình trạng buồn nôn sau khi tập và biến những bài tập thể dục thành công cụ hữu ích nâng cao sức khỏe của bản thân.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp