Giải đáp: Vướng ở cổ họng nhưng không đau có nguy hiểm không? | Medlatec

Giải đáp: Vướng ở cổ họng nhưng không đau có nguy hiểm không?

Không ít người trong cuộc sống hàng ngày gặp phải vấn đề vướng ở cổ họng nhưng không đau. Mặc dù điều này có thể không gây ra ảnh hưởng lớn cho hoạt động ăn uống song việc xuất hiện và tồn tại dai dẳng lại khiến cho người bệnh cảm thấy hoang mang, lo lắng.


28/04/2022 | Nguyên nhân và cách làm tan đờm trong cổ họng hiệu quả
28/10/2021 | Ngứa cổ họng ho phải làm sao để cải thiện nhanh chóng?
07/02/2021 | Cảm giác nghẹn cổ họng khó thở có nguyên nhân do đâu?

1. Vướng ở cổ họng nhưng không đau có thể do những nguyên nhân nào?

Đây là tình trạng khi nuốt, cảm giác vướng hoặc bị tắc nghẽn nơi cổ họng, giống như có một khối u đang chèn ép nhưng lại không gây ra cảm giác đau đớn. 

Thông thường, đây không phải là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm song cần được khắc phục nhằm mang lại cuộc sống thoải mái hơn.

Vướng ở cổ họng khi nuốt gây ra nhiều lo lắng

Vướng ở cổ họng khi nuốt gây ra nhiều lo lắng

Hiện tượng này có thể có nguồn gốc từ một số nguyên nhân: 

  • Khi tâm lý xuất hiện sự lo lắng hoặc căng thẳng dẫn tới vướng nghẹn.

  • Cổ họng có dị vật gây ra hiện tượng vướng.

  • Những bất thường về tuyến giáp.

  • Nhóm cơ thực quản phần trên có thể xuất hiện những co thắt bất thường.

  • Một số khối u xuất hiện trong họng, miệng ở giai đoạn đầu có thể gây hiện tượng nuốt vướng.

  • Trào ngược dạ dày thực quản: sự trào ngược của các axit và enzym tiêu hóa khiến cho niêm mạc thực quản bị sưng lên. Lúc này, trong họng cảm giác như có đờm khiến cho việc nuốt thức ăn khó khăn hơn.

  • Barrett thực quản: khi bị trào ngược dạ dày trong thời gian dài, các tế bào tại thực quản tổn thương và tăng sinh khiến cho đường kính thực quản bị thu hẹp dẫn tới khó nuốt. Barrett thực quản nếu để lâu có thể gây nguy cơ ung thư thực quản.

  • Hen suyễn: khiến cho đường thở bị viêm, hẹp lại, khi cơn hen xuất hiện cũng gây ra nuốt vướng.

  • Chảy dịch mũi sau: là hiện tượng dịch nhầy mũi, xoang chảy xuống cổ họng gây vướng.

  • Ngoài ra, một số bệnh như viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi…cũng gây tác động tới đường thở khiến cho vướng nghẹn khi nuốt.

Tâm lí căng thẳng có thể ảnh hưởng tới việc ăn uống

Tâm lí căng thẳng có thể ảnh hưởng tới việc ăn uống

2. Bạn nên đến gặp bác sĩ trong trường hợp nào?

Nuốt vướng ở cổ họng nhưng không đau nếu diễn ra trong một thời gian dài không thuyên giảm hoặc còn còn kèm theo một số triệu chứng khác thì người bệnh nên tới gặp bác sĩ ngay, đó là:

  • Nuốt vướng ngày càng trở nên trầm trọng.

  • Nuốt vướng kèm theo cảm giác đau.

  • Giọng nói trở nên không bình thường.

  • Xuất hiện tình trạng sốt.

  • Cơ thể sút cân hoặc trở nên gầy gò.

  • Cơ yếu, mệt mỏi.

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm hoặc thăm khám như:

  • Đánh giá, kiểm tra tâm lý để loại trừ nguyên nhân do áp lực hoặc căng thẳng kéo dài.

  • Việc khám tai - mũi - họng giúp phát hiện các dấu hiệu hoặc bất thường đang diễn ra như: viêm amidan, viêm họng hoặc xoang.

  • Có thể nội soi dạ dày thực quản, đo PH thực quản,… để đánh giá tình trạng.

  • Chụp cộng hưởng tử hoặc siêu âm cổ họng, tuyến giáp,… nhằm tìm ra những bất thường hoặc phát hiện các khối u nếu có.

Khám tai - mũi - họng có thể được thực hiện ở mọi lứa tuổi

Khám tai - mũi - họng có thể được thực hiện ở mọi lứa tuổi

3. Điều trị và phòng ngừa hiện tượng vướng ở cổ họng nhưng không đau thế nào?

Tìm ra nguyên nhân gây bệnh là bước đầu tiên trong quá trình điều trị và khắc phục.

  • Nếu là nguyên nhân do trào ngược dạ dày thực quản: người bệnh có thể uống thuốc kháng axit dạ dày hoặc thay đổi tư thế trong sinh hoạt, thói quen trong ăn uống,…

  • Nếu là do viêm xoang sau, có thể điều trị dứt điểm bệnh nhằm hạn chế chảy dịch mũi xuống họng.

  • Nếu là các bệnh lý khác như liên quan tới tuyến giáp hoặc hen suyễn, miệng họng,… việc điều trị bệnh sẽ giúp giảm triệu chứng.

  • Với nguyên nhân do căng thẳng, stress, cùng với dùng thuốc hỗ trợ, việc tư vấn, tìm hiểu tâm lý sẽ rất cần thiết.

Bên cạnh đó, trong cuộc sống hàng ngày, cần mỗi người cần chủ động thực hiện các thói quen nhằm bảo vệ vùng miệng, họng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh

Từ bỏ một số thói quen xấu

Trong số đó, hút thuốc lá chính là một trong những thói quen gây ra nhiều tác hại và nguy hiểm cho miệng, họng. Thuốc lá không chỉ khiến cho răng ố vàng, hôi miệng mà còn có thể gây kích ứng họng, dẫn tới tình trạng ho, xuất hiện đờm trong cổ họng hoặc tình trạng khò khè. Đặc biệt, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới một số bệnh ung thư vòm họng, hạ họng,…

Ngoài việc gây hại cho người hút, người xung quanh nếu thường xuyên hít phải khói thuốc cũng là những đối tượng nguy cơ cao của nhiều bệnh nguy hiểm.

Thuốc lá, khói thuốc đang đe dọa tính mạng của nhiều người

Thuốc lá, khói thuốc đang đe dọa tính mạng của nhiều người

Ăn uống đồ lạnh hoặc ăn đá thường xuyên có thể dẫn tới tình trạng viêm họng, đau bụng, rối loạn tiêu hóa hoặc làm suy yếu miễn dịch.

Bảo vệ bản thân qua việc thực hiện các thói quen tốt

Chú trọng cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể để tăng sức khỏe và đề kháng, uống đủ nước, duy trì các hoạt động thể dục thể thao không chỉ giúp cơ thể săn chắc, gọn gàng mà còn giúp cho tinh thần được thoải mái, tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.

Chú trọng việc làm sạch, giữ ấm cho vùng miệng, họng, đặc biệt trong những điều kiện giao mùa hoặc khi trời lạnh, ẩm cao. Đặc biệt, với những người hoạt động trong các lĩnh vực phải nói nhiều như giáo viên, phóng viên, nhân viên chăm sóc khách hàng,… cần chú trọng tới việc chăm sóc, tạo điều kiện cho họng được nghỉ ngơi.

Duy trì khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ giúp mang lại cái nhìn tổng quát về hoạt động của các cơ quan trong cơ thể và kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường, trong đó có cả vùng tai - mũi - họng.

Hoạt động này được duy trì định kỳ sẽ giúp bác sĩ đánh giá được những thay đổi trong cơ thể của bạn, cũng là điều kiện để tham vấn ý kiến của chuyên gia y tế về các vấn đề mình đang gặp phải.

Khám sức khỏe định kỳ giúp bạn có được cuộc sống khỏe mạnh

Khám sức khỏe định kỳ giúp bạn có được cuộc sống khỏe mạnh

Có thể nói, vướng ở cổ họng nhưng không đau thường không quá nguy hiểm nhưng lại có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh lý khác nhau. Chính  vì vậy, nếu tình trạng này kéo dài hoặc xuất hiện thêm một số biểu hiện khác, bạn nên tới các cơ sở y tế để thăm khám.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ bạn có thể lựa chọn khi có nhu cầu kiểm tra, thăm khám về sức khỏe tai mũi họng. Nếu muốn tư vấn hoặc cung cấp thêm thông tin về các dịch vụ y tế tại đây và đặt lịch thăm khám, quý khách hãy gọi tới số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ..

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hít thở sâu - Chìa khóa vàng cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày

Hiện nay thế giới ngày càng hiện đại, sôi động đòi hỏi con người luôn phải sống nhanh hơn, ngay cả trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến cho không ít người đã bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe chủ động bằng những thói quen hàng ngày, đặc biệt là thói quen hít thở sâu. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của cách hít thở này nhé. 
Ngày 22/06/2023

Những biểu hiện của viêm phổi thùy và cách thức phòng tránh

Viêm phổi là một loại bệnh lý thường gặp. Bệnh được chia ra gồm có viêm phổi thùy và chứng phế quản phế viêm. Trong đó, bệnh viêm phổi thùy được đánh giá nhẹ hơn và hiệu quả điều trị cũng tốt hơn. Vậy viêm phổi thùy là gì? Những triệu chứng nhận biết của bệnh như thế nào? 
Ngày 21/06/2023

Phân độ suy hô hấp được phân chia như thế nào?

Suy hô hấp là một trong các dạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Suy hô hấp không chỉ có tác động xấu với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy các phân độ suy hô hấp được chia như thế nào?
Ngày 21/06/2023

Phổi nằm ở đâu? Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của phổi

Tầm quan trọng của lá phổi đối với các hoạt động sống của cơ thể đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ cấu tạo và nhiệm vụ của phổi cụ thể ra sao. Vậy phổi nằm ở đâu? Phổi có vai trò gì đối với cơ thể? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được tầm quan trọng của cơ quan này. 
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp