Nếu được chăm sóc đúng cách, bệnh nhân cúm A có thể khỏi bệnh sau 1 tuần. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, bệnh có thể tiến triển nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm như tổn thương gan, viêm phổi, phù não,... Dưới đây là hướng dẫn nhận biết triệu chứng cúm A ở người lớn để kịp thời điều trị và phòng tránh biến chứng bệnh.
08/11/2022 | Các triệu chứng cúm A và cách điều trị 20/10/2022 | Cúm A là gì? Mách bạn địa chỉ xét nghiệm cúm A Quảng Bình uy tín 19/10/2022 | Cúm A là gì? Xét nghiệm cúm A Mê Linh ở đâu an toàn, hiệu quả? 11/10/2022 | Nên đi xét nghiệm cúm A Nghệ An ở đâu?
1. Nhận biết triệu chứng cúm A ở người lớn
Khi bị cúm A, người bệnh thường gặp phải một số triệu chứng bệnh như: sốt, đau nhức đầu, nghẹt mũi, hắt hơi, đau toàn thân, mệt mỏi, uể oải,... Trường hợp sốt kéo dài nhiều ngày có thể xuất hiện triệu chứng đau ngực, ho khan. Những bệnh nhân sốt cao mà không được xử trí kịp thời có thể dẫn tới tình trạng mất nước, rối loạn điện giải, li bì,... Ở trẻ em, nếu không khắc phục sớm tình trạng sốt cao có thể dẫn đến co giật.
Cúm A ở người lớn dễ nhầm lẫn với các loại bệnh khác
Rất khó để có thể phân biệt triệu chứng cúm A ở người lớn với các loại cúm thường khác thông qua triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, phần lớn những bệnh nhân mắc cúm A sẽ sốt cao và thời gian sốt kéo dài hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng đau nhức cơ và có cảm giác mệt mỏi nhiều hơn.
Do đó, phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán bệnh cúm A chính là làm xét nghiệm cúm A. Lấy mẫu dịch hầu họng để thực hiện xét nghiệm virus cúm A là phương pháp phổ biến nhất. Đây cũng là xét nghiệm dễ thực hiện và bạn có thể lựa chọn dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của các cơ sở y tế uy tín.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm khác để đánh giá về mức độ hay nguy cơ biến chứng bệnh chẳng hạn như xét nghiệm máu, điện giải đồ, xét nghiệm chức năng thận, chụp X-quang tim phổi,...
Cúm A có thể lây qua đường nước bọt, dịch nhầy mũi nếu bạn tiếp xúc gần người bệnh khi họ ho và hắt hơi. Do đó nên cách ly người bệnh, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh để tránh nguy cơ lây nhiễm. Việc xét nghiệm và nhận biết bệnh sớm cũng giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh và hạn chế nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
2. Phải làm sao khi bị nhiễm cúm A?
Khi bị nhiễm cúm A, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể:
Với những trường hợp bị sốt nhẹ, người bệnh không nên lo lắng quá. Tuy nhiên, việc theo dõi thân nhiệt thường xuyên vẫn nên được thực hiện. Nếu để cơ thể sốt cao kéo dài, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Lưu ý, không dùng chung nhiệt kế với người khác.
Thường xuyên đo nhiệt độ cơ thể
- Áp dụng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý
Người bị cúm A phải đối mặt với nhiều triệu chứng như sốt, ho, đau nhức,... khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi. Do đó, bệnh nhân cần được áp dụng một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
Nên mặc quần áo rộng rãi, có chất liệu thấm hút mồ hôi vì người bệnh thường ra nhiều mồ hôi trong thời gian này. Bên cạnh đó, nên để người bệnh nghỉ ngơi và sinh hoạt trong không gian thoáng khí, sạch sẽ, rộng rãi. Lưu ý, hạn chế nằm trong phòng điều hòa với nhiệt độ thấp để tránh tình trạng viêm họng, ho,... càng nghiêm trọng hơn. Từ đó khiến bệnh lâu khỏi hơn.
Người bệnh cần bổ sung đa dạng dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, trong thời gian này, tình trạng sốt, ho, viêm họng,... khiến người bệnh dễ có cảm giác chán ăn, ăn không ngon,... Do đó, nên để người bệnh ăn những thực phẩm dạng mềm, lỏng, đồng thời đảm bảo nấu chín kỹ và ưu tiên những thực phẩm dễ tiêu. Một số món ăn có thể tham khảo như súp, cháo, nước ép trái cây,...
Người bệnh có cảm giác háo nước và thèm đồ lạnh. Tuy nhiên, không nên ăn đồ lạnh để tránh tình trạng viêm họng càng nặng hơn. Người bệnh nên uống nhiều nước ấm và bổ sung điện giải cho cơ thể.
- Phòng tránh lây lan
Bệnh có thể lây lan nhanh chóng. Do đó, bệnh nhân nên được cách ly tại phòng riêng để tránh lây bệnh cho những người xung quanh. Nên dùng riêng các đồ dùng cá nhân, bát đĩa,... Đặc biệt lưu ý vệ sinh tay trước khi ăn để phòng ngừa nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn đường ruột.
3. Phòng ngừa cúm A ở người lớn bằng cách nào?
Để phòng ngừa cúm A, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Bổ sung dinh dưỡng, tập thể dục đều đặn để tăng cường sức đề kháng, nhất là trong thời điểm bùng phát dịch bệnh.
Thường xuyên rửa tay để phòng ngừa lây nhiễm bệnh
- Giữ vệ sinh cá nhân cũng như giữ vệ sinh môi trường sống cũng là yếu tố quan trọng để giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Nếu không thực sự cần thiết thì không nên di chuyển đến những nơi có dịch.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, nhất là vào các thời điểm trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi từ bên ngoài trở về nhà.
- Hạn chế đưa tay lên vùng mắt, mũi, miệng.
- Trong trường hợp bắt buộc phải tới những nơi đông người thì cần đeo khẩu trang.
- Nếu xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ bệnh thì nên cách ly với mọi người xung quanh.
Nếu có biểu hiện bệnh cần đi khám sớm
- Tiêm vắc xin cúm hàng năm cũng là một phương pháp phòng bệnh hiệu quả. Cần tiêm định kỳ hàng năm vì virus thường xuyên biến đổi, việc tiêm nhắc lại sẽ mang lại hiệu quả phòng bệnh cao hơn.
Trên đây là những thông tin cơ bản về triệu chứng cúm A ở người lớn và một số cách phòng ngừa bệnh. Nếu bạn có nhu cầu thăm khám, xét nghiệm cúm A, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chắc chắn sẽ là một lựa chọn sáng suốt.
Không chỉ cung cấp dịch vụ xét nghiệm tại viện và dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm cúm A tại nhà, MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ tiêm phòng cúm để hỗ trợ phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn. Dù là người lớn hay trẻ nhỏ thì việc phòng ngừa cúm A vẫn luôn cần thiết, nhất là trong bối cảnh xuất hiện nhiều loại dịch bệnh đường hô hấp như hiện nay.
Để được đặt lịch xét nghiệm hoặc tiêm phòng sớm, mời quý khách hàng liên hệ tới tổng đài 1900 56 56 56, tổng đài viên của MEDLATEC sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn.