Cây sắn thuyền có công dụng gì và lưu ý khi sử dụng | Medlatec

Cây sắn thuyền có công dụng gì và lưu ý khi sử dụng

Cây sắn thuyền là loại dược liệu thường được sử dụng trong chữa trị các vết thương phần mềm. Để tìm hiểu rõ hơn về sắn thuyền, các tác dụng dược lý, một số bài thuốc và lưu ý khi sử dụng nó, MEDLATEC chia sẻ đến bạn đọc bài viết sau đây.


22/03/2023 | Cây đơn buốt và một số bài thuốc quý
22/03/2023 | 10 bài thuốc quý từ cây bầu đất
21/03/2023 | Cây gắm là loài cây gì? tác dụng của cây gắm với sức khỏe

1. Tìm hiểu về cây sắn thuyền

Cây sắn thuyền là loài cây thuộc họ Sim, mọc hoang dại và được trồng ở hầu như tại khắp những tỉnh thành miền Bắc của nước ta như Hà Nội, Nam Định, Hoà Bình, Thái Bình, Ninh Bình,... Vì phần vỏ của cây được người ta sử dụng để sàm thuyền, nên cây còn có tên gọi khác là sắn xàm thuyền.  

1.1. Đặc điểm chung

Đây là loài cây với thân thẳng đứng, hình trụ, chiều cao có thể lên đến 15m. Cành của sắn thuyền nhỏ gầy và dài; lá mọc đối, sum suê, khi khô ở mặt trên có màu đen nhạt, và mặt dưới nhạt có các điểm hạch hình điểm. 

Hoa mọc thành cụm ở kẽ những lá của cây đã rụng hoặc chưa. Nụ hoa dài vào khoảng 3mm đến 4mm và rộng khoảng từ 2.5mm đến 3mm, có hình lê, gần giống như hình cầu. Cây ra quả vào thời điểm mùa thu trong năm, có từng chùm, màu tím đỏ khi chín, vị ngọt, chát chát.

Quả của cây sắn thuyền có từng chùm, khi chín có màu tím đỏ

Quả của cây sắn thuyền có từng chùm, khi chín có màu tím đỏ

1.2. Thu hái và sử dụng 

Cây sắn thuyền có bộ phận được sử dụng để làm dược liệu là lá và vỏ của cây. Cây được thu hái quanh năm; trong đó, thời điểm thích hợp nhất là khoảng từ tháng 5 đến tháng 9 khi lá phát triển mạnh, xanh non sử dụng tốt nhất.

Sau khi được thu hái, người ta thường chỉ đem phần lá của cây về giã nát, rồi sử dụng để đắp lên vị trí vết thương. Dạng bào chế phơi khô tán bột từ loại dược này vẫn còn đang được nghiên cứu. 

Ngoài được dùng làm thuốc, phần lá non và quả của sắn thuyền còn được dùng để ăn như lá non sử dụng để ăn gỏi. Cùng với đó, vỏ cây được dùng với mục đích sàm thuyền và đem kết hợp với củ nâu để dùng trong việc nhuộm lưới.

1.3. Thành phần hóa học

Cụ thể, trong phần lá của sắn thuyền có thành phần là nhựa, tinh dầu, chất nhầy, tanin. Trong khi đó, kaempferol, triterpenoids được tìm thấy trong phần hoa; còn phần quả có sự hiện diện phenol và glycoside. 

2. Các tác dụng dược lý 

Phần lá và vỏ của loài cây này có tính mát, vị đắng và hơi chát. Các tác dụng dược lý của cây như sau: 

- Phần lá cây tươi đem giã nát dùng đắp lên nơi vết thương với tác dụng làm vết thương se lại, ngăn ngừa bị nhiễm trùng, hỗ trợ tổ chức hạt mọc nhanh. 

- Phần lá giã nhỏ rồi trộn với muối hoặc không và cho thêm nước sẽ có tác dụng trong việc ức chế vi khuẩn, giống với một số loại thuốc kháng sinh. Và nó thường được sử dụng với chủng vi khuẩn ví dụ là Staphylococcus aureus, Pyogenes và Bacillus proteus. 

- Tăng khả năng cho quá trình thực bào với viêm của phần lá từ loài cây này, lá của nó sở hữu tác dụng mạnh đối với bạch cầu đến ổ viêm, kích thích nhiều tế bào đơn phân fibrôxit, Plasmoxit, tế bào sao, lymphoxit,... tạo thành kháng thể mạnh hơn. Từ đó, có thể chống lại những tác nhân gây viêm, thúc đẩy tổ chức hạt và làm liền nhanh chóng vị trí vết thương.

Lá sắn thuyền là phần được dùng làm dược liệu, có tính mát, vị đắng, hơi chát

Lá sắn thuyền là phần được dùng làm dược liệu, có tính mát, vị đắng, hơi chát

3. Tham khảo một số bài thuốc có sử dụng cây sắn thuyền

Một số bài thuốc từ cây sắn thuyền cụ thể như sau: 

3.1. Bài thuốc dùng trong chữa vết thương phần mềm, chống nhiễm khuẩn

Với bài thuốc này, sẽ thực hiện rửa sạch vết thương sau khi đã cầm máu (trường hợp có tình trạng chảy máu). Lấy một nắm phần lá cây tươi, đem bỏ cọng, rửa thật sạch, rồi giã nhỏ đắp lên vị trí vết thương đó. Tiến hành băng lại và thay băng một lần sau 2 ngày.

Hoặc cũng có thể áp dụng theo cách khác là: đem lá sắn thuyền bỏ cọng, sau đó phơi khô, giã nhỏ và rây mịn. Khi sử dụng không cần phải băng vết thương lại mà chỉ cần rắc bột lên vị trí đó. Cách này có thể dùng tốt hơn vào mùa hè bởi vết thương được thông thoáng khi không băng kín, và dạng bột cũng rắc được khắp các kẻ vết thương; từ đó, giúp vết thương nhanh lành. 

3.2. Bài thuốc dùng trong chữa đầy bụng, chướng bụng, sôi bụng, đại tiện ra phân lỏng

Đối với tình trạng đầy, chướng hay sôi bụng hoặc đi ngoài ra phân lỏng, bạn hãy đem một nắm lá sắn thuyền non đi giã nhỏ, rồi đun sôi với nước. Sau đó, uống nước đó mỗi ngày 2 lần và duy trì từ 2 ngày đến 3 ngày.

Lá sắn thuyền được dùng trong bài thuốc chữa đầy bụng, chướng bụng, sôi bụng 

Lá sắn thuyền được dùng trong bài thuốc chữa đầy bụng, chướng bụng, sôi bụng 

3.3. Bài thuốc dùng trong chữa đau rát họng do viêm họng

Để trị tình trạng đau rát họng gây ra bởi viêm họng, bạn cần chuẩn bị lá sắn thuyền và lá nhọ nồi với lượng là một nắm nhỏ cho mỗi loại dược liệu. 

Sau đó, đem chúng đi rửa sạch, giã nhỏ, rồi ép lấy phần nước cốt. Lấy 20ml mật ong pha thêm vào phần nước cốt đó, quấy đều và dùng để ngậm và súc họng trước khi đi ngủ. 

4. Lưu ý khi sử dụng cây sắn thuyền

Việc sử dụng cây sắn thuyền cần lưu ý những điều sau đây: 

- Không nên tự ý sử dụng sắn thuyền để điều trị vấn đề sức khỏe đang gặp phải. Trước khi bắt đầu việc này thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Thông qua đó, sẽ biết được cách dùng và liều lượng phù hợp. Và không được tự thay đổi liều dùng hay cách dùng khi chưa được bác sĩ tư vấn.  

- Rửa sạch lá sắn thuyền tươi trước khi dùng, không nên sử dụng phần lá đã bị úa vàng, hư hỏng, dập nát. 

- Kết hợp dùng bài thuốc từ cây sắn thuyền với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để có thể đạt được đem lại hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe. 

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng sắn thuyền để chữa vấn đề sức khỏe đang gặp phải 

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng sắn thuyền để chữa vấn đề sức khỏe đang gặp phải 

Trên đây là một số thông tin tìm hiểu chung về cây sắn thuyền, tác dụng dược liệu, một số bài thuốc và lưu ý khi sử dụng. Loại dược liệu này có thể đem lại hiệu quả khi được dùng đúng cách, liều lượng và kết hợp đúng bài thuốc. Vì thế, lời khuyên cho bạn là nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng nó.

Để được tư vấn chi tiết các vấn đề còn thắc mắc, quý khách có thể gọi điện tới đường dây nóng: 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Các tổng đài viên của MEDLATEC sẽ giải đáp và hỗ trợ quý khách.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Ổi có vitamin gì? Ăn ổi nhiều có tốt cho sức khỏe không?

Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Đặc biệt nước ép ổi cũng là thức uống giải khát được nhiều người yêu thích. Vậy bạn có biết ổi có vitamin gì và công dụng của ổi đối với sức khỏe ra sao không? Và liệu rằng việc ăn nhiều ổi có tốt không?
Ngày 23/06/2023

6 tác dụng của dưa leo với cơ thể và những lưu ý khi dùng

Dưa leo hay dưa chuột là loại quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày từ ăn tươi đến chế biến các món mặn, món xào, món canh,... Vậy bạn có biết tác dụng của dưa leo đối với cơ thể chưa? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.
Ngày 21/06/2023

Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường khoa học và đầy đủ dưỡng chất

Bạn đang tìm kiếm thực đơn bữa sáng phù hợp cho người tiểu đường? Bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn thông minh và cân đối những món ăn phù hợp để duy trì đường huyết ổn định và cung cấp năng lượng cho cả buổi sáng. Khám phá các gợi ý và nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng sau để có một thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường lành mạnh và ngon miệng.
Ngày 20/06/2023

Gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bệnh Gout. Việc duy trì những bữa ăn khoa học, phù hợp sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả nhưng vấn đề này không hề đơn giản. Dưới đây, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên tắc xây dựng chế độ ăn và gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout. 
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp