Trẻ mọc răng chậm là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh, điều này có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của con và để lại nhiều biến chứng đối với răng miệng. Chính vì thế cha mẹ nên chủ động tìm hiểu và nắm được như thế nào là chậm mọc răng và cho bé đi điều trị càng sớm càng tốt.
22/02/2022 | Bé mọc răng hàm không chịu ăn do đâu? Làm gì để cải thiện tình hình? 10/02/2022 | Trẻ mọc răng nào đầu tiên? Chăm sóc răng miệng cho trẻ như thế nào? 07/09/2021 | Cha mẹ cần biết: trẻ nhỏ như thế nào là chậm mọc răng 07/09/2021 | Gỡ rối băn khoăn của cha mẹ: Trẻ chậm mọc răng nguy hiểm không
1. Như thế nào là chậm mọc răng?
Theo dõi quá trình mọc răng cũng là một cách giúp chúng ta biết bé có đang phát triển bình thường hay không? Các bậc phụ huynh cần nắm được tiến trình mọc răng bình thường của trẻ nhỏ, cụ thể bé thường mọc răng khi đạt 6 tháng tuổi và có đầy đủ hàm răng vào khoảng 2 - 3 tuổi. Trong một số trường hợp, trẻ có thể tiến trình mọc răng của bé có thể diễn ra nhanh hoặc chậm hơn một chút, nhưng cha mẹ không cần quá lo lắng.
Bạn có biết như thế nào là chậm mọc răng?
Một số lý do khiến trẻ mọc răng chậm hoặc nhanh hơn bình thường đó là: do chế độ dinh dưỡng hàng ngày, do đặc điểm cơ địa. Vậy như thế nào là chậm mọc răng ở trẻ nhỏ? Nếu như đã hơn 12 tháng tuổi mà bé chưa mọc răng sữa thì hiện tượng chậm mọc răng đã xảy ra. Các bậc phụ huynh cần theo dõi thật cẩn thận để kịp thời phát hiện và cho bé đi khám, điều trị.
Bên cạnh đó, khi đối mặt với tình trạng chậm mọc răng, nhiều em bé kém phát triển hơn so với bạn bè về chiều cao và cân nặng. Thậm chí, con thường xuyên cảm thấy khó ngủ và hay đổ mồ hôi vào buổi đêm khi đi ngủ. Tình trạng này xảy ra là do bé ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng dẫn tới mọc răng chậm và kém phát triển.
2. Một số lý do khiến trẻ mọc răng chậm
Trong quá trình tìm hiểu như thế nào là chậm mọc răng, nhiều cha mẹ thắc mắc nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng kể trên. Nếu nắm được lý do khiến bé mọc răng chậm, chúng ta có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc con cái. Nhờ vậy trẻ nhỏ có cơ hội phát triển như bạn bè đồng trang lứa.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ mọc răng sữa chậm
2.1. Do yếu tố di truyền
Hiện nay, nhiều trẻ em gặp phải tình trạng chậm mọc răng do tác động của các yếu tố di truyền, đây là nguyên nhân khách quan phổ biến nhất. Nếu bố mẹ của bé đã từng mọc răng chậm thì khả năng con sinh ra cũng bị di truyền. Nhìn chung, vấn đề này không đáng lo ngại, khi được chăm sóc chu đáo kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, trẻ sẽ phát triển như bình thường.
2.2. Do tác động của một số bệnh lý
Ngoài nguyên nhân khách quan kể trên, tình trạng trẻ mọc răng sữa chậm có thể xảy ra vì một số lý do chủ quan. Khi tìm hiểu như thế nào là chậm mọc răng, mọi người không nên chủ quan trước các bệnh lý về răng miệng.
Các vấn đề về nướu có thể khiến răng mọc chậm
Cụ thể, hiện tượng nhiễm khuẩn nấm ở khoang miệng được cho là nguyên nhân khiến trẻ mọc răng chậm hơn bình thường. Bởi vì vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và làm tổn thương nướu và lợi của bé, răng sữa rất khó phát triển theo đúng tiến trình. Chính vì thế, các bậc phụ huynh nên quan tâm chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ những tháng đầu tiên để hạn chế nguy cơ mắc bệnh liên quan tới nướu và lợi.
Bên cạnh đó, nhiều bác sĩ cho biết tình trạng suy tuyến giáp cũng tiềm ẩn nguy cơ khiến trẻ mọc răng chậm. Nghiêm trọng hơn, căn bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ nhỏ, giảm khả năng đề kháng. Đó là lý do vì sao mọi người cần cho con đi điều trị bệnh suy tuyến giáp càng sớm càng tốt.
Việc thiếu vitamin D và canxi có thể dẫn tới hiện tượng chậm mọc răng sữa ở các em bé. Ngày nay có rất nhiều nguồn cung cấp, bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho trẻ, các bậc phụ huynh nên chủ động tìm hiểu và bổ sung trong từng giai đoạn phát triển của con.
3. Chậm mọc răng sữa gây ra biến chứng như thế nào?
Sau khi giải đáp được thắc mắc: như thế nào là chậm mọc răng, nhiều bậc phụ huynh quan tâm tới vấn đề: biến chứng do hiện tượng chậm mọc răng sữa gây ra. Ngày nay, mọi người thường tỏ ra chủ quan và nghĩ rằng tình trạng chậm mọc răng ở trẻ không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bé sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng về răng, miệng.
Răng mọc lệch ảnh hưởng tới khả năng nhai của bé
Trước khi, hiện tượng răng sữa mọc chậm sẽ ảnh hưởng tới cấu trúc khung hàm, gây mất thẩm mỹ, có thể kể tới vấn đề: răng mọc lệch hoặc xuất hiện hàm răng đôi. Điều này khiến khả năng nhai của con chịu nhiều ảnh hưởng, bên cạnh đó bé cảm thấy tự ti vì hàm răng kém thẩm mỹ.
Nhiều người bất ngờ khi biết rằng tình trạng mọc răng chậm ở trẻ nhỏ có thể dẫn tới các vấn đề về nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây tổn thương răng miệng.
4. Nên cho trẻ chậm mọc răng đi khám ở đâu?
Chắc hẳn nhiều bậc phụ huynh đang lo lắng tìm địa chỉ khám và điều trị cho trẻ chậm mọc răng sữa. Một trong những cơ sở y tế uy tín và có kinh nghiệm chính là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với hơn 26 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn vững vàng, chúng tôi luôn nhận được sự tin tưởng của khách hàng. Đến khám và điều trị tại bệnh viện, bạn sẽ được bác sĩ giải đáp như thế nào là chậm mọc răng và đưa ra tư vấn điều trị cho từng bé.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có chất lượng khám rất tốt
Đặc biệt, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được đánh giá cao bởi hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, máy móc hiện đại hỗ trợ việc điều trị hiệu quả hơn. Chúng tôi rất tự hào khi sở hữu một Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Ngoài ra, bệnh viện cũng là đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam nhận được chứng chỉ CAP do Hiệp hội bệnh học Hoa Kỳ cấp. Điều này chứng tỏ phòng LAB của bệnh viện đảm bảo được các tiêu chuẩn của quốc tế và cho kết quả xét nghiệm khá chính xác. Nhờ vậy các bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân hiệu quả hơn.
Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đã giải đáp được thắc mắc: như thế nào là chậm mọc răng? Nhìn chung, cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ gặp phải tình trạng mọc răng sữa chậm, chúng ta nên chủ động theo dõi và cho bé đi kiểm tra.