Cha mẹ cần biết: trẻ nhỏ như thế nào là chậm mọc răng | Medlatec

Cha mẹ cần biết: trẻ nhỏ như thế nào là chậm mọc răng

Đối với các bậc làm cha làm mẹ thì mỗi mốc trong quá trình phát triển của con đều rất ý nghĩa. Mọc răng là một trong những mốc như vậy. Vì thế, khi đến tuổi mọc răng mà đợi mãi chưa thấy người bạn nhỏ của con mình nhú lên, cha mẹ sẽ không tránh khỏi hoang mang, lo lắng. Trẻ như thế nào là chậm mọc răng, do đó trở thành mối quan tâm thường trực của cha mẹ.


06/09/2021 | Thai phụ nên biết: mang thai có nhổ răng số 7 được không
06/09/2021 | Trước khi niềng răng nên biết: Sự khác nhau giữa niềng răng trẻ em và người lớn
23/08/2021 | Góc giải đáp: Trẻ 3 tuổi có nên lấy tủy răng không?

1. Trẻ như thế nào là chậm mọc răng

1.1. Các mốc mọc răng ở trẻ nhỏ

Muốn biết trẻ như thế nào là chậm mọc răng trước tiên cha mẹ cần nắm rõ về các mốc mọc răng ở trẻ. Thường thì khi trẻ được 6 tháng tuổi, chiếc răng đầu tiên của trẻ sẽ nhú lên và đến khoảng 2 - 3 tuổi thì răng của trẻ sẽ mọc đầy đủ. Tuy nhiên, tiến trình mọc răng ở mỗi trẻ không giống nhau, có trẻ răng mọc rất sớm nhưng có trẻ răng lại mọc muộn.

như thế nào là chậm mọc răng

Trình tự và độ tuổi mọc răng ở trẻ

Khi bắt đầu mọc răng thì răng cửa ở hàm dưới sẽ mọc trước sau đó mới đến răng cửa ở hàm trên. Tiếp sau đó sẽ lần lượt là răng cối sữa thứ nhất rồi đến răng nanh. Mốc đánh dấu răng của trẻ đã mọc đủ đó là khi chiếc răng cối thứ hai mọc lên. Điều đó có nghĩa là lúc này hàm răng của trẻ sẽ có 10 răng hàm trên và 10 răng ở hàm dưới.

1.2. Như thế nào thì được xem là trẻ chậm mọc răng

Vậy như thế nào là chậm mọc răng? Chậm mọc răng tức là hiện tượng răng sữa mọc chậm hơn so với tiến trình mọc răng nói chung ở trẻ nhỏ. Theo đó, nếu đến tháng thứ 13 mà trẻ vẫn chưa mọc răng tức là trẻ bị chậm mọc răng.

Trường hợp trẻ bị chậm mọc răng mà về mặt thể chất, cơ thể của trẻ vẫn phát triển bình thường thì đó là do sinh lý. Trường hợp chậm mọc răng kết hợp với trẻ phát triển chậm về chiều cao, cân nặng, còi cọc, suy dinh dưỡng,... thì do nhiều nguyên nhân bên trong gây ra trong đó có thể liên quan đến yếu tố bệnh lý.

1.3. Do đâu mà răng của trẻ chậm mọc 

Từ phân tích như thế nào là chậm mọc răng ở trẻ nói trên thì nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu là do:

- Di truyền

Đây là yếu tố có ảnh hưởng nhất định đối với khả năng mọc răng ở trẻ. Nếu những người có quan hệ huyết thống gần gũi với trẻ như bố mẹ, ông bà đã từng chậm mọc răng thì rất có thể trẻ sẽ thừa hưởng đặc điểm này.

- Thiếu dinh dưỡng

Trẻ bú sữa mẹ hoặc dùng sữa công thức nhưng thiếu các dưỡng chất cần thiết thì cũng có thể khiến răng mọc chậm. Giai đoạn đầu đời của trẻ, khả năng hấp thụ dinh dưỡng rất quan trọng, nếu trẻ hấp thụ kém thì dễ bị thiếu chất. 

Trẻ bị thiếu dinh dưỡng có thể chậm mọc răng

Trẻ bị thiếu dinh dưỡng có thể chậm mọc răng

- Suy giáp

Suy giáp tức là tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Bệnh lý này ảnh hưởng lớn đến nhịp tim cũng như nhiệt độ và sự trao đổi chất của cơ thể. Trẻ bị suy giáp thường chậm biết nói, chậm biết đi và cũng dễ chậm mọc răng.

2. Biện pháp xử trí khi trẻ chậm mọc răng là gì

2.1. Chậm mọc răng có nguy hiểm cho trẻ không

Trong quá trình tìm hiểu như thế nào là chậm mọc răng ở trẻ tâm lý chung của các bậc cha mẹ là lo lắng cho con mình và sợ nó gây nguy hiểm cho con. Về cơ bản thì hầu hết các trường hợp trẻ chậm mọc răng không quá lo lắng bởi như chúng tôi đã nói, thời gian mọc răng ở trẻ không giống nhau và chuyện răng mọc muộn cũng là chuyện bình thường. Có trẻ mọc răng muộn do thiếu canxi nhưng không có nghĩa là trẻ mọc răng sớm là đủ canxi. 

Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên lưu ý đến một số biến chứng như sau đây để nếu đến tháng thứ 13 mà trẻ không mọc răng thì nên cho trẻ đến bác sĩ chuyên khoa nhi thăm khám:

- Răng bị mọc lệch vĩnh viễn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khung hàm.

- Hiện tượng hàm răng đôi do răng vĩnh viễn mọc cùng với răng sữa ảnh hưởng đến chức năng nhai và tính thẩm mỹ về sau.

- Ảnh hưởng, gây ra các bệnh lý về nướu.

- Răng bị sâu ngay khi ở dưới nướu khiến cho vi khuẩn có cơ hội hình thành và phá hủy cấu trúc răng, lây lan làm những mầm răng chưa mọc và khiến chúng bị sâu trước khi mọc.

2.2. Biện pháp xử trí khi răng của trẻ chậm mọc

Khi thấy trẻ chậm mọc răng hơn so với tiến trình chung, cha mẹ nên can thiệp bằng các biện pháp như:

- Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ

Trẻ bú mẹ hoàn toàn thì dinh dưỡng của mẹ rất quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ. Vì thế, lúc này mẹ nên bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể bằng cách tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi và vitamin D, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ hơn để sữa cho bé bú chất lượng hơn.

Cha mẹ nên khám bác sĩ nhi để được giải thích chính xác như thế nào là chậm mọc răng và có biện pháp can thiệp kịp thời

Cha mẹ nên khám bác sĩ nhi để được giải thích chính xác như thế nào là chậm mọc răng và có biện pháp can thiệp kịp thời

- Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Những trẻ dùng sữa công thức cha mẹ nên lưu tâm chọn loại sữa phù hợp đồng thời chú ý kết hợp ăn dặm đúng cách, đầy đủ dưỡng chất cho trẻ.

- Cho trẻ tắm nắng

Vitamin D rất cần cho sự hấp thu canxi ở trẻ, nó được tổng hợp dưới da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì thế, cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng, trước 9h sẽ giúp trẻ được bổ sung, tránh thiếu hụt vitamin D.

- Cho trẻ đến khám bác sĩ nhi khoa

Hầu hết các trường hợp đã biết như thế nào là chậm mọc răng ở trẻ nhỏ và thấy con mình 13 tháng chưa mọc răng được khuyến cáo là nên đưa trẻ đi đến chuyên khoa nhi để được thăm khám. Thông qua thăm khám bác sĩ sẽ có biện pháp để xác định nguyên nhân khiến cho trẻ chậm mọc răng như: suy giáp, thiếu dinh dưỡng,... Cũng trong quá trình này, nếu thấy cần thiết bác sĩ sẽ cho trẻ làm xét nghiệm, chụp X-quang,... để có căn cứ chẩn đoán và đưa ra giải pháp can thiệp kịp thời cho trẻ.

Từ những chia sẻ trên đây chúng tôi hy vọng đã phần nào giải tỏa được lo lắng trẻ như thế nào là chậm mọc răng cho các bậc cha mẹ. Nếu thấy con mình đã đến độ tuổi khuyến cáo mà vẫn chưa mọc răng, cha mẹ có thể liên hệ tổng đài 1900565656, chia sẻ thông tin với chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để nhận được những lời khuyên chính xác và hữu ích cho trẻ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Điểm danh các loại thuốc bôi nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến rất nhiều người mắc phải. Tuy không gây quá nhiều nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng nhai cắn, giao tiếp hàng ngày. Do đó để nhanh chóng loại bỏ những nốt nhiệt miệng khó chịu này, cách tốt nhất đó là sử dụng các loại thuốc bôi nhiệt miệng. 
Ngày 15/06/2023

Giải phẫu răng sữa - Tầm quan trọng của răng sữa đối với trẻ

Tìm hiểu giải phẫu răng sữa và tầm quan trọng của chúng đối với trẻ là việc làm cần thiết đối với các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con. Răng sữa là răng tạm thời mọc khi trẻ còn nhỏ và sẽ được thay thế khi lớn nên đôi khi các bậc phụ huynh cho rằng chúng không quá quan trọng. Tuy nhiên, răng sữa lại đóng một vai trò đặc biệt đối với sức khỏe răng miệng. 
Ngày 13/06/2023

Torus hàm trên - Những thông tin cần biết

Torus hàm trên là tình trạng xương phát triển bất thường trong vòm họng, hầu hết là lành tính. Tuy nhiên, một số trường hợp lồi xương hàm trên cần phải can thiệp y khoa để tránh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người bệnh. Tìm hiểu về những thông tin liên quan đến tình trạng này để có biện pháp xử lý đúng cách và an toàn nếu xuất hiện torus.
Ngày 09/06/2023

Tìm hiểu về xương hàm trên giải phẫu

Hàm trên là một xương chẵn, tham gia vào xương mặt, đây là xương lớn nhất trong xương mặt. Xương hàm trên chứa các răng hàm trên và tham gia vào cấu tạo thành khoang mũi, hốc mắt và khoang miệng. Bài viết sau cung cấp các thông tin về giải phẫu xương hàm trên.
Ngày 11/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp