Bé mọc răng hàm không chịu ăn do đâu? Làm gì để cải thiện tình hình? | Medlatec

Bé mọc răng hàm không chịu ăn do đâu? Làm gì để cải thiện tình hình?

Rất nhiều mẹ cảm thấy lo lắng và bối rối không biết nên làm gì khi bé mọc răng hàm không chịu ăn. Tuy nhiên, với những thông tin hữu ích được các bác sĩ đến từ Bệnh viện MEDLATEC chia sẻ dưới đây, mẹ sẽ biết cách chăm sóc phù hợp và cải thiện hiệu quả tình trạng này.


10/02/2022 | Trẻ mọc răng nào đầu tiên? Chăm sóc răng miệng cho trẻ như thế nào?
22/11/2021 | Mẹ phải làm sao khi phát hiện dấu hiệu trẻ sốt mọc răng
29/10/2021 | Trẻ mọc răng mất bao lâu và làm gì để giảm đau cho trẻ

1. Thời điểm nào bé mọc răng hàm?

Bé thường bắt đầu mọc răng lúc 6 tháng tuổi và đến 2 tuổi rưỡi thì bé có đủ 20 chiếc răng sữa. Tuy nhiên, thời gian mọc răng ở mỗi bé có thể khác nhau, sớm hoặc trễ hơn. Thường thì quá trình mọc răng của bé sẽ theo trình tự sau:

  • Giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi: Mọc răng cửa giữa.

  • Giai đoạn 9 - 16 tháng tuổi: Mọc răng cửa bên. 

  • Giai đoạn 16 - 23 tháng tuổi: Mọc răng nanh. 

  • Giai đoạn 13 - 19 tháng tuổi: Mọc răng hàm 1.

  • Giai đoạn 25 - 33 tháng tuổi: Mọc răng hàm 2.

Như vậy, thời điểm mọc răng hàm ở bé là sau 1 tuổi. Lúc này, bé sẽ có những triệu chứng bất thường như quấy khóc, sốt nhẹ, mệt mỏi, buồn ngủ, tiêu chảy,… Đặc biệt, bé mọc răng hàm không chịu ăn và bỏ bú khiến nhiều mẹ lo lắng, sốt ruột.

Từ 13 - 19 tháng tuổi, bé bắt đầu mọc chiếc răng hàm đầu tiên (răng hàm nhỏ)

Từ 13 - 19 tháng tuổi, bé bắt đầu mọc chiếc răng hàm đầu tiên (răng hàm nhỏ)

2. Bé mọc răng hàm không chịu ăn do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé không chịu ăn khi mọc răng hàm. Trong đó, phải kể đến những nguyên nhân thường gặp sau:

Sưng và đau nướu

Khi răng hàm chuẩn bị mọc, phần nướu ngay tại vị trí này sẽ sưng đỏ, gây viêm và tổn thương vùng miệng. Điều này khiến bé cảm thấy đau đớn và khó chịu, nhất là khi nhai thức ăn. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến bé mọc răng hàm không chịu ăn.

Thức ăn khó nhai nuốt

Thức ăn quá đặc và cứng cũng là nỗi ám ảnh của bé trong giai đoạn mọc răng hàm. Bởi việc nhai hay cắn mạnh lên vùng nướu đang sưng sẽ khiến bé càng thêm đau, từ đó, không còn hứng thú với việc ăn uống. Ngoài ra, nếu mẹ đút quá nhanh, bé không đủ thời gian nhai và nuốt cũng là nguyên nhân khiến bé bỏ ăn khi mọc răng hàm. 

Bé mọc răng hàm không chịu ăn do nhiều nguyên nhân như đau nướu, thức ăn khó nhai nuốt,…

Bé mọc răng hàm không chịu ăn do nhiều nguyên nhân như đau nướu, thức ăn khó nhai nuốt,…

Sốt, rối loạn tiêu hóa

Một số bé bị tiêu chảy (dân gian gọi là tướt), kèm theo đó là thân nhiệt tăng (sốt) khi mọc răng hàm. Điều này khiến bé luôn trong tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ, từ đó dẫn đến biếng ăn, lười bú.

3. Cần làm gì khi bé mọc răng hàm không chịu ăn?

Khi bé mọc răng hàm không chịu ăn, mẹ có thể tham khảo và áp dụng những biện pháp sau để cải thiện tình hình.

Chọn thức ăn phù hợp

Như đã nói ở trên, khi mọc răng hàm, vùng nướu của bé bị sưng và đau nên gặp nhiều khó khăn trong ăn uống. Vì vậy, việc lựa chọn thức ăn phù hợp trong thời điểm này là rất quan trọng. 

  • Nên ưu tiên cho thức ăn mềm, loãng hoặc xay nhuyễn nhằm giảm sự tác động lên vùng nướu đang bị sưng, đau.

  • Với thức ăn cứng, mẹ có thể cho bé “gặm nhấm” các loại củ hấp hoặc trái cây để giảm bớt sự khó chịu, ngứa ngáy vùng nướu đang mọc răng hàm.

  • Sữa, sữa chua hay trái cây ướp lạnh cũng là gợi ý giúp bé giảm bớt cảm giác đau khi mọc răng hàm.

Bé mọc răng hàm nên cho ăn thức ăn mềm, loãng, xay nhuyễn để bé dễ nhai và nuốt

Bé mọc răng hàm nên cho ăn thức ăn mềm, loãng, xay nhuyễn để bé dễ nhai và nuốt

Chia nhỏ bữa ăn

Bé mọc răng hàm không chịu ăn nên nhiều mẹ cố gắng ép bé ăn vì lo sợ bé đói. Đây là sai lầm rất nhiều mẹ mắc phải bởi càng ép thì bé càng hoảng sợ, và tình hình càng nghiêm trọng. Do đó, thay vì ép bé ăn trong một bữa, hãy chia nhỏ bữa ăn. Mỗi bữa ăn là một món mới để bé không bị ngán và cảm thấy hứng thú hơn.

Đút ăn đúng cách 

Song song với việc chia nhỏ bữa ăn, mẹ hãy đút ăn từ từ và nhẹ nhàng. Đút từng muỗng với lượng thức ăn vừa phải sẽ giúp bé thoải mái hơn khi nhai và nuốt. Ngay khi bé có dấu hiệu no hoặc không muốn ăn nữa, hãy dừng lại. Không nên ép bé ăn thêm nữa vì có thể khiến bé khó chịu, nôn ói. 

Massage nhẹ nhàng

Để giảm bớt cảm giác đau cho bé, mẹ có thể massage nhẹ nhàng vùng nướu đang sưng. Có thể massage vùng má bên ngoài hoặc chạm trực tiếp vào vùng nướu. Nhưng hãy lưu ý là rửa tay thật sạch và chỉ thực hiện khi bé muốn. Nếu bé không thích, đừng cố gắng thực hiện.

Chăm sóc răng miệng

Hãy chăm sóc răng miệng đúng cách cho bé ngay từ khi bé mọc chiếc răng đầu tiên. Trước 12 tháng tuổi, vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý và chiếc khăn sữa sạch. Sau 12 tháng tuổi, có thể dùng bàn chải và kem đánh răng chuyên dùng cho bé. Mỗi ngày nên vệ sinh răng miệng cho bé ít nhất 2 lần, mỗi sáng thức dậy và mỗi tối trước khi ngủ. 

Ngoài ra, sau mỗi lần bé bú và ăn xong, nên cho bé uống một ít nước ấm. Nói chung, vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp vùng miệng luôn sạch sẽ, hạn chế tình trạng viêm nhiễm khi mọc răng, đặc biệt là răng hàm.

Chăm sóc răng miệng đúng cách từ sớm để vừa bảo vệ sức khỏe răng miệng, vừa hạn chế tình trạng viêm nhiễm, đau đớn khi mọc răng

Chăm sóc răng miệng đúng cách từ sớm để vừa bảo vệ sức khỏe răng miệng, vừa hạn chế tình trạng viêm nhiễm, đau đớn khi mọc răng

Đưa bé đến gặp nha sĩ

Bé mọc răng hàm không chịu ăn là hiện tượng phổ biến, các mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà tình hình không cải thiện, đặc biệt là khi bé xuất hiện các triệu chứng sau thì nên đưa bé đến gặp nha sĩ. 

  • Bé liên tục gãi và chà tay mạnh lên vùng má và tai (vị trí răng hàm mọc).

  • Bé chảy nước dãi nhiều.

  • Vùng nướu bị sưng đỏ, phồng rộp.

  • Quấy khóc, khó chịu, bỏ bú, lười ăn, ngủ không ngon giấc.

  • Mệt mỏi, suy nhược, sụt cân.

Trong những trường hợp này, nhất định phải đưa bé đến nha sĩ. Bởi tình trạng bỏ ăn kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng, điển hình là sụt cân, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển thể chất. 

Lúc này, bố mẹ có thể đưa bé đến kiểm tra và thăm khám tại Khoa Răng Hàm Mặt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng của bé và đưa ra hướng can thiệp phù hợp, hiệu quả. Mẹ đừng quên gọi đến hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn viên hướng dẫn cụ thể và chi tiết về quy trình đặt lịch khám và chữa bệnh tại Bệnh viện nhé.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Điểm danh các loại thuốc bôi nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến rất nhiều người mắc phải. Tuy không gây quá nhiều nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng nhai cắn, giao tiếp hàng ngày. Do đó để nhanh chóng loại bỏ những nốt nhiệt miệng khó chịu này, cách tốt nhất đó là sử dụng các loại thuốc bôi nhiệt miệng. 
Ngày 15/06/2023

Giải phẫu răng sữa - Tầm quan trọng của răng sữa đối với trẻ

Tìm hiểu giải phẫu răng sữa và tầm quan trọng của chúng đối với trẻ là việc làm cần thiết đối với các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con. Răng sữa là răng tạm thời mọc khi trẻ còn nhỏ và sẽ được thay thế khi lớn nên đôi khi các bậc phụ huynh cho rằng chúng không quá quan trọng. Tuy nhiên, răng sữa lại đóng một vai trò đặc biệt đối với sức khỏe răng miệng. 
Ngày 13/06/2023

Torus hàm trên - Những thông tin cần biết

Torus hàm trên là tình trạng xương phát triển bất thường trong vòm họng, hầu hết là lành tính. Tuy nhiên, một số trường hợp lồi xương hàm trên cần phải can thiệp y khoa để tránh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người bệnh. Tìm hiểu về những thông tin liên quan đến tình trạng này để có biện pháp xử lý đúng cách và an toàn nếu xuất hiện torus.
Ngày 09/06/2023

Tìm hiểu về xương hàm trên giải phẫu

Hàm trên là một xương chẵn, tham gia vào xương mặt, đây là xương lớn nhất trong xương mặt. Xương hàm trên chứa các răng hàm trên và tham gia vào cấu tạo thành khoang mũi, hốc mắt và khoang miệng. Bài viết sau cung cấp các thông tin về giải phẫu xương hàm trên.
Ngày 11/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp