Chỉ số SpO2 đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định dấu hiệu sinh tồn của người bệnh trong quá trình điều trị. Bên cạnh đó, thông qua chỉ số này, chúng ta có thể xác định được các bệnh lý có thể xảy ra. Vậy, SpO2 thấp dấu hiệu bệnh gì?
13/10/2021 | Hướng dẫn cách nhận biết chỉ số SpO2 bình thường và bất thường 12/10/2021 | Những lưu ý khi chăm sóc và theo dõi chỉ số SpO2 ở bệnh nhân Covid-19 tại nhà 04/10/2021 | Chỉ số SpO2 là gì? Vì sao cần đặc biệt lưu ý đến nó khi chăm sóc bệnh nhân?
1. Chỉ số SpO2 là gì?
SpO2 là sự bão hoà oxy trong máu. Hiểu theo một cách khác là quá trình hoạt động của oxy sau khi được hấp thụ vào cơ thể người rồi liên kết với các phân tử Hb có trong hồng cầu. Từ đó tạo ra HbO2 với mục đích vận chuyển khí oxy đi nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể người để duy trì sự sống.
Bác sĩ sẽ xác định được tình trạng hô hấp của người bệnh thông qua chỉ số SpO2
Chỉ số SpO2 đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tình trạng người bệnh. Trong quá trình điều trị bệnh, cần phải theo dõi chỉ số này chặt chẽ để có thể kịp thời phát hiện được sự bất thường trong máu khi xảy ra tình trạng thiếu hụt oxy. Nhờ đó, bác sĩ sẽ có biện pháp y tế can thiệp kịp thời, tránh xảy ra chiều hướng xấu cho người bệnh.
Chỉ số SpO2 đối với người bình thường sẽ dao động mức 95% đến 100%. Dưới mức này có nghĩa người bệnh đang gặp vấn đề về hô hấp. Vậy, SpO2 thấp dấu hiệu bệnh gì? Đây là điều mà nhiều người cần phải biết, nhất là bệnh nhân đang mắc Covid-19.
2. Làm thế nào để đo được chỉ số SpO2?
Để biết được chỉ số SpO2, chúng ta sẽ sử dụng một loại thiết bị đo độ bão hòa oxy theo mạch đập. Cách sử dụng máy này rất đơn giản, chỉ cần kẹp ở đầu ngón tay, ngón chân hoặc dái tai.
Trước khi đo, chúng ta phải rửa tay sạch sẽ và thấm khô. Ngoài ra, cần tẩy sạch lớp sơn móng nếu có. Sau đó, nghỉ ngơi tầm 5 phút và ngồi hoặc nằm ở một tư thế thoải mái nhất để không làm ảnh hưởng đến trạng thái hô hấp. Nếu như thực hiện đo với những bệnh nhân cấp cứu, có thể tiến hành ngay để kịp thời xử lý.
Cách sử dụng thiết bị đo chỉ số SpO2 rất đơn giản
Sau đó, kẹp thiết bị đo vào vị trí mà mình đã chọn rồi bấm nút “On” để khởi động màn hình. Khi máy hiển thị màn hình và phát ra tiếng “bíp” thì chỉ cần chờ trong 10 - 30 giây là sẽ có kết quả. Chỉ số SpO2 sẽ hiển thị theo tỷ lệ từ 0% - 100%, nếu:
-
SpO2 > 97%: Chỉ số oxy trong máu bình thường.
-
SpO2 từ 94% - 96%: Chỉ số oxy trong máu bắt đầu có dấu hiệu rối loạn nhẹ nhưng chưa nguy hiểm. Chúng ta cần phải lưu ý và theo dõi tình trạng sức khoẻ của mình. Tùy theo từng trường hợp bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định có sử dụng thiết bị hỗ trợ hô hấp hay không.
-
SpO2 90% - 93%: Chỉ số oxy trong máu thấp. Việc cần làm lúc này là hỗ trợ hô hấp cho người bệnh. Đồng thời, xin ý kiến chỉ định ngay từ các bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu hoặc hô hấp.
-
SpO2 < 92% không thở oxy và SpO2 < 95% đã hỗ trợ thở oxy: Người bệnh đang bị suy hô hấp, cần điều chỉnh mức thở Oxy hoặc tìm nguyên nhân gây ra tình trạng trên để xử lý.
-
SpO2 < 90%: Đây là dấu hiệu suy hô hấp nặng, báo hiệu tình trạng cấp cứu lâm sàng. Cần phải báo ngay cho bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời.
Trong một vài trường hợp, thiết bị đo SpO2 sẽ cho kết quả sai. Đó là khi người bệnh cử động quá nhiều, sơn móng tay, bị lạnh hoặc huyết áp thấp. Ngoài ra, việc tiến hành đo ở những nơi có ánh sáng chiếu trực tiếp cũng làm ảnh hưởng đến kết quả.
3. Những đối tượng nào cần phải đo chỉ số SpO2?
Thông qua chỉ số SpO2, bác sĩ có thể xác định được tình trạng sức khoẻ của người bệnh. Cho nên, cần thực hiện đo đối với những đối tượng sau:
-
Bệnh nhân trong quá trình thực hiện phẫu thuật.
-
Trẻ sinh non và bị suy hô hấp.
-
Bệnh nhân bị suy tim, suy hô hấp nặng, tụt huyết áp, ngừng tuần hoàn hoặc truỵ tim mạch,…
-
Người bị mắc Covid-19.
-
Bệnh nhân đang trong quá trình hồi sức do bị đột quỵ não, thần kinh cơ mạn tính hoặc chấn thương ở tuỷ cổ kèm theo cơ hô hấp bị liệt,…
-
Ngoài ra, việc đo chỉ số SpO2 còn với mục đích xác định bệnh hay đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị.
Thiết bị đo SpO2 sẽ giúp phát hiện sớm tình trạng thiếu hụt oxy cho người bệnh
4. SpO2 thấp dấu hiệu bệnh gì?
Chỉ số Oxy trong máu nếu lớn hơn 95% thì mức bão hòa Oxy máu của người bệnh ở mức bình thường. Vậy, SpO2 thấp dấu hiệu bệnh gì? Dưới đây là câu trả lời cho thắc mắc này.
4.1. Bệnh lý liên quan đến hô hấp
Chỉ số SpO2 thấp là dấu hiệu của bệnh lý liên quan đến hô hấp như hen phế quản, suy hô hấp, phù phổi cấp, viêm phổi do vi khuẩn hoặc virus SARS-CoV-2 gây ra,… Những bệnh này sẽ khiến chúng ta bị thiếu hụt lượng oxy trong máu. Đây là nguyên nhân làm cho chỉ số SpO2 bị giảm.
Khi mắc những căn bệnh về hô hấp, nếu thể trạng của người bệnh tốt thì hiện tượng thiếu hụt oxy sẽ không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, khi chuyển biến nặng, cần phải theo dõi chặt chẽ chỉ số SpO2. Nếu dưới 93%, cần phải cho người bệnh thở oxy ngay để tránh xảy ra những tình huống xấu.
Cần phải biết được SpO2 thấp dấu hiệu của bệnh gì để có biện pháp xử lý kịp thời
Đặc biệt, với tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, việc tự theo dõi chỉ số SpO2 đối với những bệnh nhân tự điều trị tại nhà là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp người bệnh phát hiện được sớm tình trạng thiếu hụt oxy, trước khi xảy ra các triệu chứng trên lâm sàng như tím tái hoặc mất ý thức.
4.2. Thiếu máu
Khi chúng ta bị thiếu máu sẽ đồng nghĩa với việc lương Hb có trong máu sẽ giảm đi rất nhiều so với bình thường. Điều này khiến cho chỉ số SpO2 bị thấp đi.
4.3. Suy tim
Bệnh nhân suy tim sẽ có chức năng bơm máu không được tốt như những người bình thường. Điều này dẫn đến SpO2 bị thấp đi. Chính vì vậy, cần phải theo dõi chỉ số này để có thể đánh giá được tình trạng của người bệnh cũng như theo dõi hiệu quả đáp ứng của phương pháp điều trị.
Với những thông tin trên, hy vọng đã giải đáp được cho bạn câu hỏi “SpO2 thấp dấu hiệu bệnh gì?”. Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56, để được tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác nhất.