Dịch bệnh Covid-19 với nhiều diễn biến phức tạp và khó lường đã gây ra nhiều khó khăn trong công tác điều trị, phòng chống. Vậy cần lưu ý điều gì khi theo dõi chỉ số SpO2 ở bệnh nhân Covid-19 và chăm sóc như thế nào để họ nhanh chóng cải thiện tình trạng sức khỏe.
11/10/2021 | Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mùa Covid tăng đề kháng 10/10/2021 | Mách cha mẹ cách chăm sóc mắt trẻ mùa Covid 07/10/2021 | Giải đáp nghi vấn: Nên tiêm loại vắc xin Covid nào tốt?
1. Sơ lược thông tin về đại dịch Covid-19
Virus SARS-CoV-2 là một loại virus truyền nhiễm và lây lan thông qua sự tiếp xúc trực tiếp với virus ngoài không khí, hoặc gián tiếp với các vật dụng có chứa virus trên bề mặt, sau đó vô tình đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Dù với hình thức truyền nhiễm nào, hệ thống hô hấp đều là bước đệm đầu cho virus xâm nhập và tấn công cơ thể.
Vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay chính là tình hình dịch bệnh Covid-19 và những thông tin liên quan
Người bệnh Covid-19 thường có những biểu hiện phổ biến như sau:
-
Toàn trạng: sốt cao, đau đầu, cảm giác đau mỏi tay chân, ớn lạnh, vẻ mặt nhợt nhạt,…
-
Hô hấp: ho (ho khan hoặc ho có đờm tùy trường hợp), khó thở,…
-
Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy,…
-
Tim mạch: cảm giác đánh trống ngực, nặng ngực, tim đập nhanh, đau ngực,…
-
Một số triệu chứng khác: chán ăn, mất hoặc giảm vị giác và khứu giác,…
2. Những lưu ý khi chăm sóc và theo dõi chỉ số SpO2 ở bệnh nhân Covid-19
Bất kỳ ai cũng có thể trở thành đối tượng bị tấn công bởi virus SARS-CoV-2. Không kể độ tuổi hay giới tính, nhất là những người có hệ miễn dịch yếu như người già, trẻ em, trường hợp mắc sẵn bệnh lý nền,… và có thể chuyển biến nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Trong tình trạng các cơ sở y tế quá tải, một số bệnh nhân có triệu chứng nhẹ hơn được chỉ định và hỗ trợ theo dõi, chăm sóc tại nhà. Đây là công tác cực kỳ quan trọng, giúp phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm và hỗ trợ bệnh nhân xử trí kịp thời các dấu hiệu xấu. Bạn nên ghi nhớ một số lưu ý như sau:
Lưu ý khi theo dõi chỉ số SpO2
Bạn có thể dễ dàng theo dõi chỉ số SpO2 ở bệnh nhân Covid-19 ngay tại nhà với các thiết bị chuyên dụng. Kiểm tra SpO2 03 lần một ngày hoặc ngay khi bệnh nhân có các dấu hiệu trở nặng.
Cách sử dụng:
-
Cho bệnh nhân nghỉ ngơi ở tư thế thoải mái khoảng 5 - 10 phút trước khi đo.
-
Kiểm tra dung lượng pin, vị trí kẹp không có vết xước, nứt vỡ, tránh gây tổn thương khi đo.
-
Xác định vị trí đo bình thường, không có tổn thương nào.
-
Kẹp máy vào ngón tay/chân, bấm nút khởi động và đợi khoảng 30 giây.
-
Ghi chép lại kết quả đo để tiện trong việc theo dõi.
Cách đọc kết quả:
-
95 - 100%: chỉ số SpO2 bình thường.
-
≤ 94%: liên lạc với nhân viên y tế qua đường dây nóng tại địa phương để hỗ trợ oxy cho người bệnh. Giúp bệnh nhân thay đổi tư thế nằm (sấp hoặc nghiêng), hoặc ngồi thẳng lưng. Động viên bệnh nhân cố gắng, kiên trì thở.
Những tác động có thể ảnh hưởng đến kết quả chỉ số SpO2:
-
Cử động nhiều trong lúc đo.
-
Bệnh nhân có tiền sử hạ huyết áp.
-
Đang sử dụng thuốc vận mạch.
-
Có sơn móng tay/chân (cần phải tẩy sạch để không làm sai lệch kết quả).
-
Bệnh nhân có biểu hiện sốc (chân tay lạnh, da tái nhợt, tim đập nhanh,…).
Trong trường hợp không có máy đo độ bão hòa oxy trong máu, bất kỳ lúc nào bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, khó thở nhiều, đau ngực, không thể thực hiện các động tác đơn giản như ngồi dậy, trở mình, gặp khó khăn trong việc tự chăm sóc. Hãy liên lạc ngay với cơ sở y tế gần nhất để nhận được sự hỗ trợ cần thiết.
Việc theo dõi chỉ số SpO2 ở bệnh nhân Covid-19 cần thực hiện đều đặn mỗi ngày
Lưu ý trong chăm sóc
-
Khu vực sinh hoạt: sắp xếp khu vực riêng để người bệnh được sinh hoạt và điều trị tách biệt với các thành viên trong gia đình. Tốt nhất là nên cho bệnh nhân dùng phòng riêng và cả phòng vệ sinh riêng.
-
Dinh dưỡng: đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho người bệnh, đặc biệt chú trọng các loại rau củ và trái cây để hỗ trợ nâng cao sức đề kháng. Nên cho bệnh nhân ăn nhiều bữa nhỏ thay vì chỉ ăn no trong bữa chính giúp dễ hấp thu hơn, đồng thời phải thường xuyên uống nhiều nước.
-
Thuốc: tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế về việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân, ghi nhớ kỹ các thông tin như số lần dùng, liều lượng, khoảng cách mỗi lần sử dụng thuốc. Nếu có nhu cầu bổ sung thêm cần báo ngay cho nhân viên y tế để được tư vấn cụ thể, không nên tự ý sử dụng thuốc cho bệnh nhân.
-
Ngoài thuốc ra, bạn cũng có thể chăm sóc và làm giảm các triệu chứng bệnh bằng các phương pháp như:
+ Sốt: thông thoáng nơi ở; chọn chất liệu quần áo thông thoáng, không mặc đồ quá chật, lau ấm tại những vị trí trán, nách, các nếp gấp tự nhiên trên cơ thể (khuỷu tay/chân, vùng bẹn,…); cho bệnh nhân uống nhiều nước, có thể là nước hoa quả (cam, chanh, thơm,…).
+ Ho: vỗ rung lồng ngực, giúp bệnh nhân uống nước ấm để làm dịu những cơn ho. Đối với bệnh nhi có nguy cơ nôn do ho nhiều, nên để trẻ nằm nghiêng để tránh sặc chất tiết vào đường thở.
+ Khó thở: cho bệnh nhân nghỉ ngơi tuyệt đối ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, loại bỏ dị vật đường thở (thức ăn, đàm giải,…), tháo răng giả nếu có. Động viên bệnh nhân cố gắng hít thở đồng thời chú ý theo dõi chỉ số SpO2.
Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp cơ thể đảm bảo nguồn năng lượng cần thiết, đủ sức chống chọi lại với virus gây bệnh
Việc chăm sóc và thường gặp một số trở ngại và bối rối cho người chăm sóc nếu không thiếu những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Để được giải đáp các thắc mắc nhằm hỗ trợ bệnh nhân điều trị tốt hơn, bạn có thể liên lạc với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với số điện thoại 1900.56.56.56, hoặc cài đặt ứng dụng MedOn đặt lịch hẹn để được tư vấn cụ thể, cũng như nhận được sự hỗ trợ y tế cần thiết.