Hiện nay, bệnh đậu mùa khỉ đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Chỉ trong thời gian ngắn đã có hàng nghìn người được ghi nhận nhiễm bệnh. Điều này khiến không ít người dân hoang mang và lo sợ. Liệu rằng bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không? Thắc mắc sẽ được MEDLATEC giải đáp ngay trong bài viết.
04/08/2022 | Chuyên gia giải đáp: Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào? 03/08/2022 | Đã có vaccine đậu mùa khỉ chưa? Nên tiêm hay không? 08/07/2022 | Chuyên gia nhận định về tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ
Bệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện ở nhiều quốc gia
1. Tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ
Việc tìm hiểu các thông tin liên quan giúp chúng ta có cái nhìn chính xác hơn về đậu mùa khỉ và tìm ra câu trả lời cho bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không.
Bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi vi rút đậu mùa khỉ thuộc họ Poxviridae. Hầu hết các ca bệnh thường xuất hiện ở gần các khu rừng nhiệt đới - nơi sinh sống của động vật mang vi rút gây bệnh.
Bệnh đậu mùa khỉ do vi rút đậu mùa khỉ thuộc họ Poxviridae gây ra
Bệnh được phát hiện lần đầu năm 1958 tại một đàn khỉ được nuôi với mục đích nghiên cứu ở Đan Mạch. Sau đó, năm 1970 ca nhiễm đầu tiên được phát hiện ở người với đối tượng là là một trẻ em người Congo. Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh đậu mùa khỉ có 2 biến thể được hình thành là nhóm lưu vực Congo ở Trung Phi và Tây Phi.
Như đã đề cập, căn bệnh này do vi rút đậu mùa khỉ thuộc họ Poxviridae gây ra. Tuy nhiên, có nhiều suy đoán cho rằng cơn bùng phát dịch hiện nay không phải khỉ gây ra mà là các động vật hoang dã đã mang bệnh ở Tây Phi và Trung Phi như: cầy thảo nguyên, chuột túi,… Tuy nhiên, vẫn chưa có minh chứng chứng minh cho điều này.
Đậu mùa khỉ lây lan qua đường nào?
Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây lan từ động vật sang người và từ người sang người thông qua các con đường sau:
-
Khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể, vảy vết thương của người hoặc động vật bị nhiễm bệnh thì khả năng cao bạn cũng sẽ mắc đậu mùa khỉ.
-
Tiếp xúc với các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật như lông, da cũng là nguyên nhân khiến bạn mắc đậu mùa khỉ.
-
Không may ăn phải thịt động vật đã bị nhiễm đậu mùa khi khi không được nấu chín.
-
Chạm vào những đồ dùng, vật dụng mà người bệnh đã từng sử dụng, tiếp xúc qua như khăn tắm, chăn màn, quần áo,…
-
Tiếp xúc với vết thương của người bệnh.
-
Giọt bắn đường hô hấp khi người bệnh ho hoặc hắt xì.
-
Tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của người mắc đậu mùa khỉ.
Ngoài ra, đa số những ca bệnh được ghi nhận tính đến thời điểm hiện tại đều liên quan đến quan hệ tình dục đồng giới nam. Vì thế nhiều người cho rằng bệnh đậu mùa khỉ còn lây truyền qua quan hệ tình dục. Tuy nhiên, các chuyên gia lại cho rằng chưa chắc quan hệ tình dục đã là một phương thức lây truyền đậu mùa khỉ, sở dĩ bệnh nhân mắc bệnh có thể là do tiếp xúc trực tiếp khi quan hệ.
Bệnh đậu mùa khỉ ủ bệnh trong bao lâu?
Thời gian ủ bệnh của đậu mùa khỉ cũng là thắc mắc của nhiều người. Thông thường, sau khi tiếp xúc với mầm bệnh sau từ 6 - 13 ngày người bệnh sẽ dần xuất hiện các biểu hiện cụ thể. Tuy nhiên, thời gian này có thể kéo dài 5 - 21 ngày. Nếu được phát hiện và điều trị đúng cách bệnh sẽ khỏi trong 2 - 4 tuần.
Biểu hiện của bệnh đậu mùa khỉ
Bệnh đậu mùa khỉ có các biểu hiện và dấu hiệu bệnh tương tự như bệnh đậu mùa thông thường nhưng mức độ nhẹ hơn. Khi mắc đậu mùa khỉ, người bệnh có những biểu hiện như:
-
Nóng, sốt, đau đầu.
-
Đau lưng, đau cơ, nhức mỏi toàn thân.
-
Mệt mỏi, kiệt sức, không muốn làm gì.
-
Ớn rét.
-
Hạch bạch huyết sưng lên.
Có một điểm bệnh đậu mùa khỉ không giống với bệnh đậu mùa thông thường mà bạn phải chú ý là đậu mùa khỉ có khả năng khiến các hạch bạch huyết sưng lên còn đậu mùa thông thường thì không. Đây cũng là dấu hiệu giúp bạn nhận biết hai loại bệnh truyền nhiễm này.
Biểu hiện của đậu mùa khỉ là các nốt ban
Thông thường sau vài ngày kể từ kho người bệnh bị sốt, trên người thường xuất hiện các nốt phát ban ở vùng mặt, cổ sau lan dần đến các bộ bận trên cơ thể. Theo thời gian, các vết này sẽ phát triển và gây khó chịu cho người bệnh.
Ban đầu chúng chỉ là những nốt bạn sau phát triển thành nốt mụn sần, sờ vào có cảm giác cưng cứng, sau biến thành các bọc mụn nước, rồi thành mụn mủ, đầu là lúc bệnh nặng nhất. Cuối cùng là vết thương đóng vảy, cũng là giai đoạn sắp khỏi bệnh .
2. Mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?
Thông thường, bệnh đậu mùa khỉ hiếm khi chuyển biến nặng nhưng tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn với một số đối tượng có sức khoẻ yếu, đề kháng kém như: trẻ em, phụ nữ mang thai, người bị tiểu đường hoặc người bị suy giảm hệ miễn dịch.
Đặc biệt, tình trạng bệnh còn nguy hiểm hơn đối với trẻ nhỏ và người thiếu hụt miễn dịch cơ bản, thậm chí khả năng tử vong cũng cao hơn. Tính tính toán, tỷ lệ tử vong trong thời gian gần đây đối với nhóm bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ là khoảng 3 - 6%.
Đậu mùa khỉ sẽ nguy hiểm hơn với người có hệ miễn dịch kém
Mặc dù đậu mùa khỉ được đánh giá là dễ lây truyền nhưng vẫn có thể kiểm soát được. Nhìn chung, loại vi rút này không phải là mới, các phương thức lây nhiễm và những kiến thức về nó đã được phổ biến. Vì thế, đợt bùng phát này có thể được kiểm soát và những rủi ro mà nó mang lại sẽ thấp hơn các đợt khác.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đánh giá bệnh đậu mùa khỉ cũng là một căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy, chúng ta cần có biện pháp phòng ngừa hợp lý cũng như phương pháp điều trị đúng cách khi không may nhiễm bệnh. Đặc biệt, tuy rằng hiện nay Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ nào nhưng chúng ta cũng cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt với những người vừa xuất ngoại.
Có thể thấy rằng, bệnh đậu mùa khỉ là một căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là với những người có sức đề kháng yếu hoặc có vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, nếu thấy các dấu hiệu mắc bệnh bạn cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời và đúng cách.
Qua bài biết, chắc hẳn quý vị đã tìm ra câu trả lời cho bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không. Nếu vẫn còn điều gì thắc mắc, đừng ngại ngần hãy nhấc mắc lên và gọi cho MEDLATEC qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.