Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em, những vấn đề cha mẹ cần biết | Medlatec

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em những vấn đề cha mẹ cần biết

Xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em đặc trưng bởi tình trạng vết bầm tím trên da, niêm mạc,... Một số trường hợp nếu không được điều trị tích cực có thể bị xuất huyết não, xuất huyết nội tạng vô cùng nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây, MEDLATEC sẽ cùng các bậc cha mẹ tìm hiểu chi tiết về bệnh lý này.


30/03/2023 | Tìm hiểu chung về bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu
20/10/2020 | Xuất huyết giảm tiểu cầu: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
14/04/2020 | Xét nghiệm xuất huyết giảm tiểu cầu được tiến hành như thế nào?

1. Xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ là bệnh gì?

Tiểu cầu thuộc loại mảnh tế bào không nhân sinh ra từ tủy xương sinh ra. Chức năng chính của tiểu cầu là tham gia vào quá trình làm đông máu, co mạch, miễn dịch, sửa chữa,... Ngay khi có vết thương chảy máu lập tức tiểu cầu sẽ tập kết, hoạt hoá và phóng thích chất trong hạt chức năng kết dính lại để tạo thành cục máu đông ngăn cản sự chảy máu.

Trẻ bị xuất huyết giảm tiểu cầu có các mảng bầm tím trên da

Trẻ bị xuất huyết giảm tiểu cầu có các mảng bầm tím trên da

Xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em là rối loạn chảy máu do máu bị thiếu tiểu cầu. Nguyên nhân gây nên bệnh chủ yếu do hệ thống miễn dịch phá hủy nhầm tiểu cầu. 

2. Nguyên nhân và dấu hiệu xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em

2.1. Nguyên nhân gây xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em

Hầu hết trường hợp trẻ bị xuất huyết giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân và được xếp vào rối loạn miễn dịch. Một số yếu tố sau được xem là nguy cơ có liên quan đến xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em:

- Bẩm sinh hoặc di truyền.

- Trẻ mắc bệnh xâm lấn tủy, suy tủy.

- Trẻ mắc bệnh nhiễm trùng như: quai bị, sởi, nhiễm trùng huyết,...

- Nhiễm virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết.

- Trẻ bị bệnh tự miễn khiến tiểu cầu bị tăng lên về số lượng: viêm đa khớp dạng thấp, bướu máu, viêm nút động mạch,… 

- Trẻ đang dùng thuốc trị co giật, thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm,...

2.2. Dấu hiệu bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em

Tùy vào lượng tiểu cầu mất đi trong máu mà các dấu hiệu giảm tiểu cầu ở trẻ không giống nhau. Dấu hiệu xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em điển hình là:

- Có đốm đỏ, tím liên kết thành vết bầm hoặc thành đám trên niêm mạc, trên da.

- Hay bị chảy máu ở chân răng, chảy máu cam.

- Nước tiểu, phân có tia máu. 

- Bị chấn thương rất dễ chảy máu nhưng lại khó cầm máu, nhất là bị ở vùng đầu.

3. Tính chất nguy hiểm và phương pháp điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ 

3.1. Tính chất nguy hiểm của xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em

Ban đầu, các dấu hiệu xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em thường không nghiêm trọng nên hay bị bỏ qua. Đến khi bệnh tiến triển nặng thì dù không có va chạm cơ thể trẻ vẫn xuất hiện tình trạng xuất huyết.

Đại đa số trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em sẽ tự khỏi

Đại đa số trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em sẽ tự khỏi

Xuất huyết do giảm tiểu cầu có thể xảy ra ở hệ tiêu hóa, sinh dục, tiết niệu, nhưng nguy hiểm nhất là xuất huyết não. Nếu trẻ bị xuất huyết giảm tiểu cầu do yếu tố miễn dịch thì có thể tự khỏi sau khoảng vài tuần đến vài tháng, nhất là ở trẻ sơ sinh. 

Có khoảng 20% trường hợp trẻ bị xuất huyết giảm tiểu cầu tiến triển mạn tính, thời gian mắc bệnh đến vài tháng, vài năm và thường xuyên tái diễn dù đã được điều trị. Điều này gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của trẻ.

3.2. Điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu cho trẻ 

Mục đích của việc điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em là làm giảm triệu chứng chảy máu, giúp chất lượng cuộc sống của trẻ được cải thiện và trẻ có cơ hội được phát triển như những trẻ bình thường. 

Nguyên tắc chung khi chăm sóc trẻ mắc bệnh lý này là theo dõi công thức máu để phát hiện biến động về số lượng tiểu cầu. Nếu số lượng tiểu cầu dưới 10.000 thì cần làm tăng số lượng tiểu cầu lên để ngăn nguy cơ chảy máu. 

Các biện pháp điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu cho trẻ thường là:

- Thường xuyên theo dõi triệu chứng xuất huyết và số lượng tiểu cầu.

- Dừng sử dụng thuốc có thẻ gây xuất huyết giảm tiểu cầu.

- Điều trị nhiễm trùng.

Ngoài ra, một số phương pháp điều trị khác cũng có thể được cân nhắc như: truyền globulin, thuốc steroid, thuốc ức chế miễn dịch,... để tăng số lượng tiểu cầu hoặc ngăn chặn tình trạng tiểu cầu bị phá hủy. Nếu kháng trị với thuốc thì tùy vào trường hợp cụ thể mà bác sĩ cân nhắc phẫu thuật cắt lách.

Phương pháp điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em sẽ được bác sĩ đưa ra sau khi thăm khám và chẩn đoán xác định. Tùy vào khả năng đáp ứng với phương pháp điều trị và nguyên nhân gây ra bệnh mà thời gian điều trị ở mỗi trẻ sẽ có sự khác nhau.

Cha mẹ nên cho trẻ thăm khám sớm để có biện pháp điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu kịp thời

Cha mẹ nên cho trẻ thăm khám sớm để có biện pháp điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu kịp thời

4. Chăm sóc trẻ bị xuất huyết giảm tiểu cầu, cha mẹ cần lưu ý

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị xuất huyết giảm tiểu cầu, cha mẹ cần lưu ý:

- Cho trẻ dùng bàn chải đánh răng mềm để tránh gây ra tình trạng chảy máu nướu.

- Cho trẻ dùng son dưỡng môi để ngăn ngừa nứt nẻ da.

- Khi tắm chỉ dùng khăn mềm.

- Không bấm móng tay quá sát da.

- Cho trẻ đi giày/dép che được phần mũi chân để bảo vệ ngón chân của trẻ.

- Không cho trẻ tham gia các môn thể thao đối kháng, hoạt động dễ có nguy cơ bị thương.

- Không tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng viêm không steroid hay thuốc aspirin.

- Luôn chăm sóc vết xước da cẩn thận. Nếu phát hiện trẻ có vết xước cần dùng lực ấn mạnh và đều lên vết xước sau đó dùng gạc sạch để che kín vết thương. Nếu trẻ bị chảy máu cam cần nắm chặt phần cánh mũi đến khi máu dừng chảy.

- Luôn cho trẻ mang theo biển cảnh báo y tế với nội dung trẻ bị giảm tiểu cầu để đề phòng trường hợp khi chẳng may xảy ra biến cố chấn thương, chảy máu thì những người xung quanh sẽ có biện pháp giúp đỡ trẻ.

Hầu hết trường hợp trẻ bị xuất huyết giảm tiểu cầu có thể tự khỏi nhưng vẫn có 20% chuyển thành mạn tính. Vì thế, ngay khi nghi ngờ con có dấu hiệu xuất huyết giảm tiểu cầu, cha mẹ nên cho con đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Nếu cần chẩn đoán bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em, cha mẹ có thể liên hệ đặt lịch khám qua hotline 1900 56 56 56 hoặc đưa con đến khám tại Chuyên khoa huyết học - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi sẽ trực tiếp thăm khám, chỉ định những xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán đúng tình trạng của trẻ, đưa ra hướng khắc phục phù hợp để trẻ có được sự chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh xuất huyết não: nhận diện và xử trí

Xuất huyết não là một thể đột quỵ não nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sự sống và để lại những hệ lụy nặng nề. Phát hiện để không bỏ qua thời điểm vàng cấp cứu bệnh nhân xuất huyết não là cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng này. Trong nội dung bài viết dưới đây, MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến xuất huyết não.
Ngày 19/06/2023

Tìm hiểu về hạch bạch huyết và các bệnh lý liên quan

Đối với cơ thể, hạch bạch huyết giữ vai trò như người giữ cửa để bảo vệ các hệ thống cơ quan trước sự xâm nhập của tác nhân lạ. Đây chính là một phần không thể thiếu của hệ miễn dịch nên khi hệ thống hạch bạch huyết có vấn đề bất thường thì cơ thể rất dễ bị nhiễm trùng. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về hệ này và các bệnh lý liên quan.
Ngày 19/06/2023

Chuyên gia tư vấn: thiếu máu uống thuốc gì?

Thiếu máu là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Tình trạng này không những gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trường hợp thiếu máu nặng còn có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vậy thiếu máu uống thuốc gì sẽ giúp cải thiện sức khỏe? Chuyên gia của MEDLATEC sẽ giải đáp qua bài viết sau đây. 
Ngày 15/06/2023

Thiếu máu do đâu? nên ăn gì để cải thiện?

Thiếu máu là một trong những tình trạng rất phổ biến khi có khoảng 1/3 dân số thế giới mắc phải nhưng rất ít người hiểu rõ nguyên nhân cũng như tác hại của tình trạng này. Thiếu máu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng sức khỏe, gián đoạn hoạt động của các cơ quan do không được cung cấp đủ oxy. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này do đâu và những hệ lụy là gì?
Ngày 13/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp