Chó cắn là tai nạn phổ biến, nhưng cực kỳ nguy hiểm. Đặc biệt là trong trường hợp chó chưa tiêm phòng. Bởi vậy, để đảm bảo an toàn cho bạn hay những người xung quanh, cần nắm được các bước xử trí chó cắn nhanh chóng. Các bước cụ thể triển khai sẽ được bác sĩ MEDLATEC sẽ chia sẻ ngay dưới đây!
15/04/2023 | Bị mèo cào có sao không, có cần thiết chích ngừa bệnh dại? 30/01/2020 | Xét nghiệm bệnh dại giúp chẩn đoán chính xác có bị mắc bệnh dại không
1. Bị chó cắn có nguy hiểm không?
Nguy cơ bị chó cắn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi đối với cả người lớn và trẻ em khi bạn tiếp xúc và nô đùa với chúng.
1.1 Chó cắn nguy hiểm như thế nào?
Vết chó cắn sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu là chó lạc, chưa được tiêm phòng. Bất kể có phải vật nuôi quen thuộc hay không, bạn cũng không được xem thường vết chó cắn. Bởi thực tế, trong miệng của chúng luôn chứa một số lượng vi khuẩn mang mầm mống bệnh nhất định. Bệnh dại là một căn bệnh phổ biến xảy ra sau khi bị chó cắn.
Chó cắn có thể gây bệnh dại
1.2 Hiểu thêm về bệnh dại - hậu quả của chó dại cắn
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng con người. Dù là ai khi mắc bệnh này cũng sẽ đều dẫn đến tử vong. Thông thường, căn bệnh này được chia thành hai thể là liệt kiểu hướng thượng và thể cuồng.
Trong giai đoạn đầu người bệnh sẽ có cảm giác sợ hãi, đau đầu và cảm thấy nhức nhối tại vết bị cắn. Sau đó phát bệnh, cơ thể xuất hiện các cảm giác kích thích gia tăng như sợ ánh sáng, tiết nước bọt và rối loạn hệ trung ương thần kinh. Từ hai đến sáu ngày sau đó sẽ dẫn đến tình trạng liệt cơ hô hấp rồi gây tử vong.
Bị chó cắn rất nguy hiểm nên bạn cần biết cách xử trí chó cắn ngay lập tức để tránh được các nguy cơ lây bệnh một cách hiệu quả nhất.
2. Cách xử trí khi bị chó cắn
Quy trình xử trí chó cắn cụ thể sẽ được MEDLATEC cung cấp dưới đây.
2.1 Sơ cứu tại chỗ
Ngay khi bị chó cắn, bạn cần phải có các biện pháp sơ cứu tại chỗ. Các bước này nên được thực hiện một cách nhanh chóng nhất có thể để ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trong thời gian ngắn.
Đầu tiên, bạn cần làm sạch vết thương dưới vòi nước mạnh bằng xà phòng trong khoảng thời gian ít nhất là 5 phút. Sau đó tiến hành sát trùng bằng dung dịch cồn 70 độ hoặc iode để ngăn chặn virus xâm nhập vào vết thương. Tốc độ lây lan của virus cực kỳ nhanh chỉ 0,3 mm/h nên đòi hỏi quá trình này cần được diễn ra cấp tốc.
Xử lý chó cắn kịp thời để không gặp biến chứng
Tiếp theo, hãy sử dụng vải sạch hoặc băng gạc y tế băng hở miệng vết thương. Quá trình trên cần phải được đảm bảo diễn ra một cách nhẹ nhàng để tránh tình trạng làm lở loét, trầy xước thêm.
Cần tránh xa các chất kích thích như bột ớt, nước ép và nhựa cây dính vào vết thương. Sau đó, bạn cần ngay lập tức đến cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và có phương pháp điều trị thích hợp. Chú ý tuyệt đối không được dùng thuốc nam để xử trí chó cắn.
2.2 Tiêm huyết thanh và vắc xin phòng dại
Sau khi có những biện pháp sơ cứu tạm thời, để xử trí chó cắn bạn cần phải đến các trung tâm y tế để được tiêm huyết thanh và vắc xin phòng bệnh dại. Tuy nhiên, cần phải xem xét nhiều yếu tố kết hợp nữa như tình trạng vết thương mới có thể tiến hành tiêm thuốc. Cụ thể như:
-
Vết cắn sâu và gây ra chảy máu cần phải tiêm dại ngay lập tức.
-
Vết cắn ở vùng chứa thần kinh trung ương như đầu, cổ, vai, gáy , chi, bộ phận sinh dục,...cần phải tiêm vắc xin phòng dại và huyết thanh chống lại ngay lập tức dù con vật cắn bạn có bị dại hay không. Bởi đây là các phần ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh trung ương.
-
Vết cắn nhẹ có thể tiêm phòng uốn ván kết hợp theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 10 ngày sau đó.
-
Bạn cũng phải tiến hành tiêm ngay lập tức nếu tại thời điểm cắn chó có các triệu chứng bị dại hoặc bạn bị cắn bởi những con chó hoang không theo dõi được tình trạng sau đó.
Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh dại
Để được tiêm các loại huyết thanh ở vắc xin phòng chống, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế một cách nhanh nhất. Thời gian điều trị phòng dại thích hợp chỉ nên được kéo dài trong 24 giờ sau khi bị chó cắn. Nếu kéo dài thời gian hiệu quả của thuốc sẽ giảm đi đáng kể hoặc không có tác dụng trong việc điều trị bệnh. Từ đó, sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bị cắn thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
3. Cách phòng ngừa chó cắn
Bên cạnh đó, bạn cần nắm được cách phòng ngừa chó cắn để tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra. Các biện pháp cụ thể như sau:
-
Nếu nhà có trẻ em nên hạn chế nuôi chó bởi trẻ thường có tính tò mò và có những cử chỉ khiến chó bị kích động dễ cắn người .
-
Nếu nuôi chó làm thú cưng bạn cần theo dõi lịch tiêm phòng và tuân thủ đúng lịch trình.
-
Khi con vật bị dại thì trong nước bọt, da thịt của chúng cũng có một lượng virus dại nhất định. Tuyệt đối bạn không được ăn thịt chúng.
-
Đặc biệt trong những ngày nắng nóng, chó rất dễ bị kích động nên cần đeo rọ mõm, xích chúng lại tránh để tình trạng thả rông.
-
Theo dõi tình trạng của vật nuôi nếu có các dấu hiệu như sợ ánh sáng, sủa liên tục, né chủ, hung dữ, ra nhiều nước bọt, nhai mọi thứ và luôn tìm cách tấn công người khác thì rất có khả năng chó của bạn đã bị dại. Cần liên hệ các cơ sở thú y để có biện pháp giải quyết kịp thời.
Vết chó cắn trên da
Chó cắn có thể gây ra tình trạng rất nguy hiểm nên bạn cần có cách xử trí kịp thời và phòng ngừa hiệu quả Để đảm bảo an toàn bạn nên đến ngay các cơ sở y tế tiếp nhận bệnh nhân tiêm phòng dại để được đưa ra hướng điều trị kịp thời.
Bạn có thể lựa chọn đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn, thăm khám và đưa ra các biện pháp xử trí chó cắn kịp thời, hiệu quả nhất. Để được tư vấn cụ thể hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1900 56 56 56!