Công dụng của các loại thuốc điều trị suy giáp | Medlatec

Công dụng của các loại thuốc điều trị suy giáp

Suy giáp là một rối loạn nội tiết xảy ra tại tuyến giáp. Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể bị mắc căn bệnh này. Ngày nay, thuốc điều trị suy giáp được áp dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả cao. Bài viết dưới đây của MEDLATEC sẽ phân tích đặc điểm của một số loại thuốc điều trị suy giáp và những lưu ý khi sử dụng những loại thuốc này.


23/08/2021 | Giải đáp thắc mắc: trẻ suy giáp bẩm sinh điều trị như thế nào?
21/08/2021 | Hướng dẫn chế độ ăn uống tốt nhất cho bệnh suy giáp
23/06/2021 | Suy giáp nguyên phát ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

1. Triệu chứng khi mắc suy giáp là gì? 

Khi tuyến giáp giảm sản xuất hormon chuyển hóa thì sẽ gây nên chứng suy giáp và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi hoạt động sống của cơ thể. Tình trạng rối loạn nội tiết này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và thường gặp nhiều ở phụ nữ. 

Người bệnh khi bị suy tuyến giáp có thể gặp những triệu chứng sau:

  • Nhịp tim chậm;

  • Hay cảm thấy ớn lạnh, nhạy cảm với nhiệt độ bên ngoài, da khô;

  • Mệt mỏi, sức tập trung giảm;

  • Tăng cân bất thường không rõ nguyên do.

Mệt mỏi là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị suy giáp

Mệt mỏi là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị suy giáp

Khi thấy bản thân có những biểu hiện bất thường nêu trên, bệnh nhân cần đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, đồng thời áp dụng những phương án điều trị phù hợp tránh gây ra biến chứng nghiêm trọng.

2. Liệt kê một số loại thuốc điều trị suy giáp 

2.1. Thuốc cùng trong điều trị suy giáp bẩm sinh

Suy giáp bẩm sinh là bệnh lý xuất hiện ở những trẻ đang trong giai đoạn bú mẹ hoặc trong thời kỳ thanh thiếu niên, tuổi dậy thì. Hiện nay người ta thường dùng thuốc Levothyroxin để điều trị suy giáp.

Công dụng của Levothyroxin:

  • Dùng trong điều trị hội chứng suy giáp do bất kỳ nguyên nhân nào. Dùng được ở mọi độ tuổi bao gồm cả phụ nữ đang mang thai;

  • Có tác dụng ức chế việc sản sinh thyrotropin (TSH) có ích đối với chữa trị bướu cổ đơn thuần hoặc viêm giáp mạn tính, giúp tiêu giảm kích thước của bướu;

  • Kết hợp với các thuốc kháng giáp trong điều trị nhiễm độc giáp. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng bướu giáp và suy giáp.

Liều dùng: tùy từng đối tượng sử dụng bác sĩ sẽ kê liều dùng phù hợp.

Theo dõi khi điều trị bằng thuốc:

Khi điều trị suy giáp cho trẻ, ba mẹ cần phối hợp với bác sĩ để theo sát những dấu hiệu sau ở trẻ nhằm thống báo với bác sĩ trong thời gian sớm nhất:

  • Đổ nhiều mồ hôi;

  • Nôn mửa và tiêu chảy;

  • Khó ngủ;

  • Nhịp tim đập nhanh;

  • Trẻ trở nên kích thích.

 

Thuốc điều trị suy giáp có thể khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi

Thuốc điều trị suy giáp có thể khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi

Bên cạnh đó, trẻ cần được theo dõi trong suốt năm đầu tiên tiếp nhận điều trị và tái khám theo lịch hẹn tầm 3 tháng/lần. Khi trẻ điều trị suy giáp có thể gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên nếu trẻ đáp ứng các biện pháp điều trị thì sẽ kiểm soát được các triệu chứng khó chịu, bệnh tiến triển tốt hơn.Nhờ vậy trẻ trở nên nhanh nhẹn, chiều cao phát triển bình thường và có thể đi học trở lại.

2.2. Thuốc điều trị suy giáp ở người lớn

Theo như dược điển Hoa Kỳ, hiện nay có 3 nhóm chế phẩm và hormone giáp được dùng trong điều trị suy giáp ở người lớn:

  • Liothyronin (L-T3);

  • Levothyroxin (L-T4);

  • Liotrix (L-T4 và L-T3).

Liothyronin (L-T3):

Liothyronine còn được biết đến với những tên gọi khác như: cytomel, cynomel. Liothyronine có tác dụng làm nghiệm pháp Werner hoặc điều trị chứng hôn mê do suy giáp. Đôi khi thuốc còn được áp dụng đối với những người bị suy giáp tiên phát và chia thành từng đợt ngắn.

Levothyroxin (L-T4):

Như đã đề cập ở bên trên, Levothyroxine ngoài dùng cho suy giáp bẩm sinh ở trẻ em và thành thiếu niên cũng có thể dùng cho người lớn. Các biệt dược thường được đưa vào điều trị đó là: levothroid, levo-T, synthroid, levoxyl. 

Cách sử dụng:

Thuốc điều trị suy giáp thường được bào chế theo dạng viên nén, dạng thuốc nước hoặc đường tiêm. Không phải ai cũng dùng với liều lượng như nhau nhưng thường sẽ bắt đầu với lượng thấp và sau đó thì tăng dần. Khi TSH và hormon tuyến giáp trở về bình thường (hay còn gọi là bình giáp) thì người bệnh sẽ được giảm liều lượng khi dùng thuốc.

Liotrix (L-T4 và L-T3):

Đây là sự kết hợp giữa liothyronin và levothyroxin với các biệt dược đang được lưu hành rộng rãi trên thị trường là thyrolar và euthyral. 

2.3. Theo dõi và điều trị

Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị suy giáp, người bệnh cần theo dõi những chỉ số như: tần số tim, cân nặng, cholesterol máu, FT4, T4, xét nghiệm lại đều đặn từ 6 - 8 tuần/lần và theo dõi cả tình trạng táo bón.

 

Khi dùng thuốc điều trị suy giáp cần lưu ý tới các tác dụng phụ và thông báo ngay với bác sĩ về tình trạng này

Khi dùng thuốc điều trị suy giáp cần lưu ý tới các tác dụng phụ và thông báo ngay với bác sĩ về tình trạng này

Những bệnh nhân lớn tuổi nên bắt đầu dùng thuốc với liều nhỏ (chỉ khoảng 1µg/ kg/ ngày). Bên cạnh đó khi dùng thuốc người bệnh cũng cần quan tâm đến các biểu hiện điện tâm đồ, tim mạch. Trong trường hợp xuất hiện những cơn đau thắt ngực hoặc bị thiếu máu cơ tim cục bộ thì cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc giảm bớt liều dùng thuốc suy giáp.

3. Thay đổi thói quen ăn uống để điều trị suy giáp

Không chỉ riêng về bệnh lý suy giáp mà ngay cả người có thể trạng bình thường, khỏe mạnh cũng nên áp dụng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh. 

Trên thực tế đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng một chế độ ăn uống cân bằng đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng bao gồm vitamin, chất đạm, béo, đường, khoáng chất sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh chóng bệnh suy giáp. Bệnh nhân nên chú trọng bổ sung các thực phẩm như sau:

  • Chất béo có trong dầu thực vật như dầu oliu, dầu gạo, cá. Nên kiêng các loại chất béo từ thịt mỡ động vật;

  • Khuyến khích tiêu thụ đường chuyển hóa chậm như đường trong ngũ cốc: ngô, gạo, khoai, sắn, đậu (trừ đậu nành). Tránh ăn đường nhanh như bánh kẹo, đường kính hoặc chất làm ngọt nhân tạo khác;

  • Hấp thụ chất đạm chứa nhiều trong thịt nạc lợn, gia cầm, tôm, cua, cá,...;

  • Vitamin, khoáng chất trong rau củ và trái cây tươi các loại.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần đảm bảo luôn có một giấc ngủ hiệu quả từ 7 - 8 giờ mỗi ngày.

Như vậy, bài viết đã cung cấp thông tin của một số loại thuốc điều trị suy giáp cùng những gợi ý dành cho thói quen sinh hoạt khoa học hàng ngày mà người bệnh nên áp dụng. Nếu kiên trì điều trị theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa và có một lối sống lành mạnh thì bệnh nhân hoàn toàn có thể bình giáp trở lại.

Để được tư vấn về các dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị suy giáp hoặc những vấn đề sức khỏe khác, bạn hãy liên hệ ngay tới tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn và hỗ trợ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp