Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa.
05/05/2022 | Điểm giống và khác nhau giữa cường giáp và suy giáp là gì? 22/04/2022 | Cường giáp có nên uống nước dừa không? Người bệnh nên ăn những món nào? 22/04/2022 | Điểm danh các loại thuốc điều trị cường giáp và lưu ý khi sử dụng 07/01/2021 | Bệnh cường giáp là gì và dấu hiệu điển hình nhận biết
1. Cường giáp dưới lâm sàng là bệnh như thế nào?
Bệnh cường giáp dưới lâm sàng còn được hiểu là bệnh cường giáp sớm với những triệu chứng nhẹ hoặc không xuất hiện triệu chứng. Bệnh còn là một dấu hiệu cho thấy sự rối loạn hormone ở tuyến yên – là cơ quan kích thích tuyến giáp sản xuất hormone.
Cụ thể, tuyến giáp nằm ở dưới thanh quản, trên khí quản và phía trước cổ. Cơ quan này có thể sản sinh ra 2 loại hormone là Thyroxin (T4) và Triiodothyronine (T3). Hai loại hormone này sẽ được điều hòa bởi TSH – loại hormone được sinh ra từ tuyến yên.
Vai trò của tuyến yên là sản sinh ra nhiều TSH để kích thích tuyến giáp tiết ra nhiều T3 và T4. Trường hợp tuyến giáp đã tiết ra quá nhiều T3 và T4 thì tuyến yên sẽ tiết chế và giảm sát xuất hormone TSH.
Trong đó, phạm vi tiêu chuẩn của các chỉ số này như sau:
-Hormone T3 được cho là bình thường khi nằm trong khoảng 0,202 – 0,443 ng/dl.
-Hormone T4 được cho là bình thường khi nằm trong khoảng 0,932 – 1,71 ng/dl.
-Hormone TSH được cho là bình thường khi nằm trong khoảng 0,4 – 4,94 mcroIU/ml.
Bệnh cường giáp là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone T3 và T4, trong khi đó hormone TSH có thể tăng hoặc không tăng.
Người bệnh cường giáp dưới lâm sàng có chỉ số TSH giảm nhưng T3,T4 vẫn ở mức bình thường
Bệnh cường giáp lâm sàng thường xảy ra khi hormone T3 và T4 nằm trong giới hạn cho phép nhưng chỉ số TSH lại giảm dưới mức giới hạn tiêu chuẩn. Trong đó, giá trị của TSH chính là cơ sở để phân loại bệnh cường giáp dưới lâm sàng thành 2 cấp độ khác nhau. Cụ thể:
+ Cấp độ I: Là cấp độ nhẹ, chỉ số TSH ở mức 0,1 – 0,4.
+ Cấp độ II: Là cấp độ nghiêm trọng hơn, chỉ số TSH thấp hơn 0,1.
Bệnh có thể gây ra một số biến chứng như sau:
- Bệnh cường giáp dưới lâm sàng có thể tiến triển thành bệnh cường giáp. Điều này liên quan đến mức độ bệnh và một số bệnh lý đi kèm.
- Bệnh cũng có thể gây ảnh hưởng đến tim mạch, bao gồm tình trạng tăng nhịp tim, rung nhĩ, bệnh mạch vành, suy tim. Bệnh nhân trên 65 tuổi có nguy cơ cao với những biến chứng tim mạch.
- Bệnh cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống xương và chuyển hóa chất khoáng, bao gồm tình trạng tăng tiêu xương, mật độ xương thấp, tăng nguy cơ gãy xương,… Biến chứng này rất dễ xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi và bệnh nhân nữ.
2. Nguyên nhân gây bệnh cường giáp dưới lâm sàng
Rối loạn hệ miễn dịch có thể là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Ở cơ thể mỗi người, hệ miễn dịch chính là yếu tố quan trọng bảo vệ chúng ta tránh khỏi nguy cơ xâm nhập từ các loại vi khuẩn. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bệnh nhân cường giáp dưới lâm sàng thì hệ miễn dịch của người bệnh có thể bị suy yếu hoặc rối loạn khiến cho tuyến yên hiểu lầm rằng tuyến giáp đang sản sinh quá nhiều T3 và T4, vì thế cơ quan này sẽ giảm sản xuất TSH.
Viêm tuyến giáp có thể là nguyên nhân gây bệnh cường giáp dưới lâm sàng
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra bệnh cường giáp dưới lâm sàng là bệnh u tuyến giáp, viêm tuyến giáp hay Basedow mức độ nhẹ. Tuy rằng không gây nguy hiểm ngay lập tức đến người bệnh nhưng cường giáp dưới lâm sàng vẫn là một rối loạn không nên chủ quan mà cần theo dõi sát để có những cách xử trí kịp thời.
3. Bệnh cường giáp dưới lâm sàng gây ra những triệu chứng gì?
Phần lớn bệnh nhân mắc cường giáp dưới lâm sàng thường không có biểu hiện bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh có thể gặp phải một số biểu hiện giống như bệnh cường giáp nhưng ở mức độ nhẹ như sau:
- Sợ nóng: Bệnh nhân mắc cường giáp dưới lâm sàng rất sợ thời tiết nóng bức. Đôi khi thời tiết không quá nóng, người bình thường có thể cảm thấy thoải mái nhưng người mắc phải căn bệnh này lại cảm thấy rất nóng và khó chịu.
- Tim đập nhanh và thường xuyên có cảm giác bồn chồn, lo lắng.
- Run tay với biên độ nhỏ: Khi người bệnh tập trung hoặc quá lo lắng, hồi hộp, thì tình trạng run tay sẽ càng tăng lên.
Người bệnh khó ngủ và hay lo lắng
- Sụt cân không rõ nguyên nhân: Mặc dù không thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện, không có kế hoạch giảm cân nhưng bệnh nhân vẫn bị giảm cân bất thường, thậm chí chỉ trong vòng vài tháng người bệnh có thể giảm cân nghiêm trọng. Đây là một trong biểu hiện của bệnh.
- Rối loạn tiêu hoá, phổ biến nhất là tình trạng tiêu chảy.
- Người bệnh dễ bị căng thẳng, cáu gắt vô cớ, lo lắng quá mức,…
- Khó ngủ: Người bệnh khó ngủ vào ban đêm nhưng lại thức dậy sớm hơn bình thường.
- Kém vận động, cơ thể luôn cảm thấy yếu, mệt mỏi.
- Người bệnh bị đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường, mặc dù không phải lao động nặng.
4. Điều trị bệnh cường giáp dưới lâm sàng
Vì những triệu chứng của bệnh không đặc hiệu nên bệnh thường được chẩn đoán qua các chỉ số xét nghiệm T3, T4, TSH.
Điều trị bệnh cường giáp dưới lâm sàng cần dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn, ở những trường hợp mắc bướu giáp đa nhân dẫn tới tình trạng cường giáp dưới lâm sàng thì bệnh nhân cần điều trị bằng iốt phóng xạ. Trong khi đó, với những trường hợp mắc bệnh do bệnh Graves thì thường được điều trị kết hợp thuốc kháng giáp với iốt phóng xạ.
5. Một số phương pháp phòng ngừa bệnh lý về tuyến giáp
Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn phòng ngừa các bệnh lý về tuyến giáp:
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhất là khi phát hiện những dấu hiệu bất thường vùng cổ, bạn không nên chần chừ mà nên đi khám sớm để được chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh kịp thời.
Khám tuyến giáp định kỳ để phát hiện sớm bất thường tại cơ quan này
- Cần duy trì chế độ ăn uống khoa học. Nên bổ sung một số loại thực phẩm tốt cho tuyến giáp như rong biển, các loại hải sản, các loại rau màu xanh, các loại cá béo, thịt bò, sữa chua,… Tuy nhiên, nên ăn ở mức độ vừa phải, nếu ăn quá nhiều có thể gây phản tác dụng.
- Bên cạnh đó, bạn cũng nên duy trì cân nặng ở mức trung bình, thường xuyên tập thể dục.
Trên đây là một số thông tin về bệnh cường giáp dưới lâm sàng. Nếu có nhu cầu kiểm tra sức khỏe tuyến giáp, quý khách hàng có thể liên hệ đến Khoa Nội tiết - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đây là nơi quy tụ các chuyên gia đầu ngành, có thể giúp bạn chẩn đoán, tư vấn điều trị các bệnh lý về nội tiết như bệnh tuyến giáp, tiểu đường hay các rối loạn về nội tiết tố,… Đặc biệt, Khoa Nội tiết của MEDLATEC còn được đầu tư nhiều thiết bị máy móc hiện đại, đảm bảo kết quả chẩn đoán bệnh chính xác.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56.