Chuyên gia tư vấn: Bệnh hen suyễn có chữa được không? | Medlatec

Chuyên gia tư vấn: Bệnh hen suyễn có chữa được không?

Bệnh hen suyễn đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Căn bệnh này gây ra những triệu chứng ho, khó thở, đau tức ngực,… ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một vấn đề luôn được nhiều người bệnh quan tâm đó là bệnh hen suyễn có chữa được không và phương pháp điều trị bệnh như thế nào?


23/12/2021 | Những dấu hiệu sớm của bệnh hen suyễn không nên bỏ qua
23/12/2021 | Cùng tìm hiểu những nguyên nhân mắc bệnh hen suyễn thường gặp
16/04/2021 | Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không và phòng ngừa bệnh thế nào?
04/01/2021 | Cẩm nang những thông tin cần biết về bệnh hen suyễn

1. Bệnh hen suyễn có chữa được không?

1.1. Một số triệu chứng của bệnh hen suyễn

Khi bị bệnh hen suyễn, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như sau: 

- Bệnh nhân thường xuyên ho, khó thở, đau tức ngực,… Những triệu chứng này có thể tái phát nhiều lần và thường gặp vào buổi sáng sớm hoặc đêm khuya. 

- Những cơn khó thở của người bệnh có thể tạo thành tiếng rít mà chỉ đứng gần đã có thể nghe thấy. Cơn khó thở này có thể diễn ra trong khoảng 5 đến 10 phút hoặc cũng có thể kéo dài đến 1 tiếng. Khi cơn khó thở qua đi, bệnh nhân ho nhiều và khạc ra đờm đặc quánh. 

Bệnh hen suyễn gây khó thở, ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân

Bệnh hen suyễn gây khó thở, ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân

Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh nhân có thể gặp phải một số biến chứng như nhiễm khuẩn phế quản, tràn khí màng phổi, xẹp phổi, suy hô hấp, thậm chí ngừng hô hấp gây tử vong,…

1.2. Bệnh hen suyễn có chữa được không?

Rất nhiều người thắc mắc bệnh hen suyễn có chữa được không và mong muốn được chữa khỏi bệnh. Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi dứt điểm căn bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên lo lắng quá, nếu bạn phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp, căn bệnh này hoàn toàn có thể được kiểm soát giúp giảm thiểu triệu chứng và hạn chế nguy cơ tiến triển nặng của bệnh, nói một cách khác là bệnh nhân có thể “chung sống hòa bình” với bệnh hen suyễn. 

Bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi dứt điểm nhưng có thể được kiểm soát tốt

Bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi dứt điểm nhưng có thể được kiểm soát tốt

Bên cạnh đó, một số trường hợp bệnh nhân mắc hen suyễn có thể tự khỏi do diễn tiến tự nhiên của bệnh. Cụ thể là: 

- Một số bệnh nhân gặp phải các triệu chứng bệnh khi con nhỏ nhưng khi trưởng thành những triệu chứng này lại không còn nữa. 

- Một số bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ, chỉ cần tránh những yếu tố gây kích thích cơn hen là có thể kiểm soát bệnh rất tốt. 

2. Các phương pháp điều trị bệnh hen suyễn

Để điều trị bệnh hen suyễn, các bác sĩ có thể sử dụng một phương pháp hoặc áp dụng nhiều phương pháp để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến: 

  • Thuốc

Khi sử dụng thuốc điều trị hen suyễn, bệnh nhân cần lưu ý sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, cần luôn luôn mang theo thuốc bên người để có thể sử dụng trong một số trường hợp khẩn cấp. Một số loại thuốc thường được sử dụng là: 

+ Thuốc kiểm soát tình trạng hen suyễn dài hạn: Bệnh nhân cần sử dụng hàng ngày để tránh tình trạng viêm đường hô hấp và giảm thiểu nguy cơ xảy ra triệu chứng bệnh. 

+ Thuốc cắt cơn: Loại thuốc cắt cơn đường hít có thể mang đến tác dụng giảm thiểu triệu chứng nhanh chóng. Bệnh nhân có thể sử dụng trước khi vận động trong trường hợp có chỉ định của bác sĩ. 

  • Tái khám định kỳ: 

Trong những trường hợp hen phế quản đã được kiểm soát tốt thì người bệnh vẫn không nên chủ quan, mà cần tái khám định kỳ để được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá tình trạng bệnh. Trong trường hợp cần thiết có thể thay đổi loại thuốc, điều chỉnh lượng thuốc sao cho phù hợp với tình hình sức khỏe hiện tại giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh một cách tốt nhất. 

Mặc ấm khi trời lạnh để tránh nguy cơ khởi phát triệu chứng hen suyễn

Mặc ấm khi trời lạnh để tránh nguy cơ khởi phát triệu chứng hen suyễn

  • Tránh xa những yếu tố có thể khiến cơn hen suyễn khởi phát.

+ Thay đổi thời tiết: Trời chuyển lạnh, chuyển mùa là yếu tố gây khởi phát cơn hen suyễn khó tránh nhất. Vào những thời điểm này, bạn nên chú ý đeo khẩu trang khi ra đường, giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vào ban đêm khi trời trở lạnh,…

+ Gắng sức: Người bệnh có thể khởi phát những triệu chứng hen suyễn khi làm những công việc nặng nhọc, khi leo cầu thang, tham gia chơi thể thao,… Cách phòng tránh như sau: Trong khi vận động, nếu có biểu hiện mệt, thở khò khè thì bạn cần nghỉ ngơi ngay lập tức. Bên cạnh đó, chỉ nên tham gia những môn thể thao có tính chất rèn luyện toàn thân như đi xe đạp, bơi lội,…

+Khói thuốc lá: Cần loại bỏ thói quen hút thuốc, tránh xa khói thuốc lá để tránh nguy cơ gây bùng phát cơn hen,…

+ Khói bụi chẳng hạn như khói bếp, bụi nhà, bụi công nghiệp, bụi phấn,… chính là một trong những yếu tố kích thích triệu chứng bệnh. Cách phòng tránh như sau: Bệnh nhân không nên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nên mang khẩu trang khi ra ngoài đường, giữ gìn vệ sinh nhà cửa luôn sạch sẽ. 

+ Một số loại hóa chất như mỹ phẩm, nước hoa, nước tẩy rửa, thuốc nhuộm tóc, thuốc xịt phòng,… cũng là một số tác nhân mà người bệnh nên tránh để kiểm soát cơn hen. 

+ Một số loại thức ăn, đồ uống cũng có thể là nguyên nhân gây khởi phát triệu chứng hen. Chính vì thế, bệnh nhân nên cẩn trọng trong quá trình ăn uống. Nên ăn uống đủ chất nhưng đừng quên tránh xa những thực phẩm dễ gây dị ứng, những thực phẩm mà bạn đã từng bị dị ứng,…

Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lựa chọn bài tập toàn thân nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe, phòng tránh hen suyễn

Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lựa chọn bài tập toàn thân nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe, phòng tránh hen suyễn

+ Ngoài ra bệnh nhân cũng cần thực hiện một số lưu ý như: Không tiếp xúc với những người bị nhiễm trùng đường hô hấp để tránh nguy cơ lây nhiễm, có thể sử dụng điều hòa không khí để đảm bảo nguồn không khí trong lành, nên đóng cửa vào thời điểm nhiều phấn hoa, luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng,… để kiểm soát tốt cơn hen suyễn. 

Như vậy, những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh hen suyễn có chữa được không và một số phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Để được biết thêm thông tin về bệnh hen suyễn và một số vấn đề sức khỏe, bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hỗ trợ với cước gọi hoàn toàn miễn phí. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hít thở sâu - Chìa khóa vàng cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày

Hiện nay thế giới ngày càng hiện đại, sôi động đòi hỏi con người luôn phải sống nhanh hơn, ngay cả trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến cho không ít người đã bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe chủ động bằng những thói quen hàng ngày, đặc biệt là thói quen hít thở sâu. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của cách hít thở này nhé. 
Ngày 22/06/2023

Những biểu hiện của viêm phổi thùy và cách thức phòng tránh

Viêm phổi là một loại bệnh lý thường gặp. Bệnh được chia ra gồm có viêm phổi thùy và chứng phế quản phế viêm. Trong đó, bệnh viêm phổi thùy được đánh giá nhẹ hơn và hiệu quả điều trị cũng tốt hơn. Vậy viêm phổi thùy là gì? Những triệu chứng nhận biết của bệnh như thế nào? 
Ngày 21/06/2023

Phân độ suy hô hấp được phân chia như thế nào?

Suy hô hấp là một trong các dạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Suy hô hấp không chỉ có tác động xấu với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy các phân độ suy hô hấp được chia như thế nào?
Ngày 21/06/2023

Phổi nằm ở đâu? Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của phổi

Tầm quan trọng của lá phổi đối với các hoạt động sống của cơ thể đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ cấu tạo và nhiệm vụ của phổi cụ thể ra sao. Vậy phổi nằm ở đâu? Phổi có vai trò gì đối với cơ thể? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được tầm quan trọng của cơ quan này. 
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp