Hiện nay, bệnh nhân hen suyễn đang có xu hướng gia tăng. Điều đáng lo ngại là phần lớn bệnh nhân thường phát hiện hen suyễn ở giai đoạn muộn khiến cho việc điều trị rất khó khăn. Vậy những dấu hiệu sớm của bệnh hen suyễn là gì, phương pháp điều trị bệnh như thế nào và phải làm sao để điều trị bệnh hiệu quả?
20/12/2021 | Những thông tin cần biết về thuốc điều trị hen suyễn mạn tính 09/09/2021 | Hen suyễn là gì và các yếu tố dẫn tới tình trạng hen suyễn nặng 31/07/2021 | Cập nhật những thông tin bổ ích giúp kiểm soát hen suyễn tốt nhất 18/05/2021 | Bài tập hít thở dành cho bệnh nhân hen suyễn nên thử và tập luyện
1. Những dấu hiệu sớm của bệnh hen suyễn
Mỗi bệnh nhân hen suyễn có thể gặp phải những triệu chứng khác nhau và rất nhiều người nhầm lẫn các biểu hiện hen suyễn với những căn bệnh khác như bệnh lao, bệnh giãn phế quản, bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính,…
Bệnh hen suyễn có thể xảy ra ở trẻ em và người lớn
Triệu chứng của bệnh hen suyễn cũng có thể diễn ra không thường xuyên. Những triệu chứng bệnh có thể chỉ xuất hiện vào một thời điểm nhất định trong ngày hoặc khởi phát khi bệnh nhân tiếp xúc với những dị nguyên khác. Sau khi hết cơn hen, bệnh nhân lại có thể trở về trạng thái bình thường. Dưới đây là một số dấu hiệu sớm của bệnh hen suyễn:
- Khi lên cơn hen điển hình, bệnh nhân có thể gặp phải một số biểu hiện như sau: Khó thở nhất là vào ban đêm hoặc khi thời tiết thay đổi, thở khò khè, tức ngực, ho khan, sổ mũi,…
Cơn hen suyễn dễ dàng khởi phát khi trời chuyển lạnh
- Khi bệnh tiến triển, những dấu hiệu của bệnh sẽ lặp lại liên tục và mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân có nhu cầu cắt cơn thường xuyên hơn. Một số tình huống có thể làm tăng nguy cơ xảy ra những cơn hen cấp tính là:
+ Khi bệnh nhân làm việc quá sức, gắng sức tập luyện.
+ Khi thay đổi thời tiết hoặc vào mùa lạnh, triệu chứng bệnh hen suyễn cũng có nguy cơ khởi phát.
+ Người bệnh phải làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, nhiều hóa chất cũng dễ bị lên cơn hen suyễn,…
+ Bệnh nhân tiếp xúc với phấn hoa, nấm mốc, lông vật nuôi,…
2. Phương pháp điều trị bệnh hen suyễn
2.1. Chẩn đoán bệnh hen suyễn bằng cách nào?
Khi nghi ngờ những dấu hiệu sớm của bệnh hen suyễn, bạn không nên chủ quan mà cần đi khám sớm để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Một số phương pháp chẩn đoán bệnh thường được áp dụng là:
- Bác sĩ sẽ khai thác một số thông tin để biết rõ về các triệu chứng của bệnh nhân, đồng thời khai thác tiền sử bệnh để hiểu rõ về tình trạng dị ứng của người bệnh hay một số tác nhân khiến cơn hen khởi phát ở người bệnh.
- Đo chức năng hô hấp để kiểm tra phổi của bệnh nhân đang hoạt động như thế nào?
- Chẩn đoán hình ảnh: Bệnh nhân có thể được chỉ định chụp X- quang hoặc chụp CT lồng ngực để nhận biết những bất thường trong phổi. Một số trường hợp có thể được chỉ định chụp X-quang xoang để kiểm tra xoang nếu nghi ngờ các vấn đề về xoang có thể gây ra triệu chứng bệnh.
2.2. Phương pháp điều trị bệnh hen suyễn
Điều trị nội khoa là phương pháp điều trị thường được áp dụng với bệnh nhân hen suyễn. Bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng thuốc kiểm soát hen có corticoid đường phun hít và đồng thời sử dụng kèm theo thuốc kích thích beta giao cảm. Lời khuyên cho các bệnh nhân mắc hen suyễn nên chuẩn bị thuốc cắt cơn hen sẵn bên cạnh để dùng ngay trong những trường hợp cần thiết.
Người bệnh cần hiểu và sử dụng đúng cách các loại thuốc trị bệnh dạng phun hít
+Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, hiểu và sử dụng đúng cách các loại thuốc trị bệnh dạng phun hít, theo dõi và ghi lại nhật ký triệu chứng.
+ Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để đánh giá được đáp ứng điều trị, mức độ kiểm soát cơn hen, các yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát những cơn hen. Mức độ hen có thể thay đổi theo thời gian, do đó, bệnh nhân cần được thường xuyên đánh giá tình trạng sức khỏe để điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp nhất. Nếu điều trị sớm và tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh nhân có thể kiểm soát bệnh tốt.
2.3. Phương pháp phòng ngừa bệnh hen suyễn
Để bệnh hen suyễn không tiến triển và tránh những biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
+ Cai thuốc lá, tránh phơi nhiễm với khói thuốc.
+ Thường xuyên tập luyện để cải thiện thể trạng. Tuy nhiên, lưu ý, chỉ nên lựa chọn những bài tập với mức độ vừa phải, tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về việc tập luyện một số bài tập xử trí co thắt phế quản.
Tránh xa khói thuốc để giảm nguy cơ khởi phát cơn hen suyễn
- Nên tránh sử dụng các loại thuốc có nguy cơ gây khởi phát tình trạng hen suyễn. Chỉ nên sử dụng các loại thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
- Áp dụng chế độ ăn khoa học, lành mạnh. Nên ăn cân bằng dưỡng chất, đặc biệt nên ưu tiên bổ sung các loại rau củ và trái cây tươi, đồng thời tránh xa những loại thực phẩm có nguy cơ cao gây dị ứng.
- Cần giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để hạn chế nguy cơ khởi phát hen suyễn do nấm mốc, khói bụi,…
- Không nên tiếp xúc với những khu vực môi trường bị ô nhiễm, nhiều khói bụi.
- Tránh vận động gắng sức trong điều kiện thời tiết lạnh hoặc ẩm thấp.
- Nếu đang bùng phát dịch bệnh đường hô hấp thì không nên đến những chỗ đông người để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
- Kiểm soát tốt cảm xúc vì những trạng thái cảm xúc như quá sợ hãi, quá tức giận hay cười quá to cũng có thể là nguyên nhân gây ra những cơn hen suyễn cấp tính.
- Tập luyện các bài tập hít thở theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm cũng là một biện pháp hạn chế các cơn hen suyễn cấp tính.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ Y tế tin cậy đáp ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện và chất lượng cho người bệnh. Bệnh viện được đầu tư quy mô về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy khám chữa bệnh hiện đại như máy nội soi nội phế quản, nội soi màng phổi, máy chụp X-quang công nghệ cao, máy chụp cắt lớp vi tính, máy chụp cộng hưởng từ,... hỗ trợ các bác sĩ phát hiện sớm những bệnh lý về đường hô hấp.
Nếu nghi ngờ những dấu hiệu sớm của bệnh hen suyễn, bạn có thể liên hệ đến MEDLATEC theo hotline 1900 56 56 56 để được các bác sĩ tư vấn và đặt lịch khám sớm cho bạn.