Chuyên gia giải đáp: mổ tuyến giáp sau bao lâu thì lành? | Medlatec

Chuyên gia giải đáp: mổ tuyến giáp sau bao lâu thì lành?

Ngày nay, theo thời gian các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp ngày càng trở nên phổ biến và gia tăng. Đối với những trường hợp đã tiến hành phẫu thuật mổ tuyến giáp thì sẽ có chung một mối quan tâm đó là “mổ tuyến giáp sau bao lâu thì lành?”. Để giải đáp cho thắc mắc này, MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu về phẫu thuật cắt tuyến giáp và những lưu ý sau mổ theo bài phân tích dưới đây.


16/11/2021 | Nhận biết dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu để đối phó kịp thời
09/11/2021 | Ung thư tuyến giáp có di truyền hay không? Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia
26/10/2021 | 3 phương pháp điều trị nang tuyến giáp đang được áp dụng phổ biến

1. Bệnh nhân mổ tuyến giáp sau bao lâu thì lành?

Phương pháp phẫu thuật cắt tuyến giáp thường được sử dụng để điều trị ung thư tuyến giáp, bướu giáp hoặc cường giáp. Bệnh nhân sẽ mất một khoảng thời gian để phục hồi sau khi phẫu thuật.

Như chúng ta đã biết thì đối với bất kỳ vết thương hở hay vết mổ nào thì cũng cần trải qua một quá trình chữa lành và nó diễn ra theo 4 giai đoạn chính như sau:

  • Giai đoạn cầm máu: để hạn chế sự mất máu thì các mạch máu sẽ co lại. Sau đó tiểu cầu và các yếu tố đông máu sẽ kết dính lại với nhau để bao phủ và bịt kín các thành mạch máu giúp máu ngừng chảy;

  • Giai đoạn viêm: triệu chứng điển hình ở giai đoạn này đó là đau, sưng đỏ, nóng vết mổ. Hiện tượng sưng là điều bình thường và sẽ giảm dần về sau. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài lâu ngày thì bệnh nhân cũng cần lưu ý tới nguy cơ nhiễm trùng vết mổ;

  • Giai đoạn tăng sinh: là khi các mô và mạch máu mới bắt đầu hình thành, thay thế những mô bị tổn thương và đảm bảo rằng vết mổ vẫn được cung cấp đầy đủ oxy cũng như chất dinh dưỡng;

  • Giai đoạn tái tạo: collagen sẽ được tái tạo và đóng lại vết thương hoàn toàn.

Bệnh nhân sẽ mất một khoảng thời gian để phục hồi sau khi phẫu thuậtBệnh nhân sẽ mất một khoảng thời gian để phục hồi sau khi phẫu thuật

Mổ tuyến giáp sau bao lâu thì lành? Thực tế mỗi bệnh nhân sẽ có thời gian phục hồi sau mổ là khác nhau, trung bình là từ 1 – 2 tuần có thể thấy vết mổ gần như đã được liền lại từ bên ngoài. Tuy nhiên để vết thương được lành hẳn thì phải mất từ 3 - 6 tháng với điều kiện bệnh nhân được chăm sóc tốt.

2. Lưu ý khi chăm sóc để vết mổ tuyến giáp mau lành

Chế độ dinh dưỡng khoa học:

Phẫu thuật kết thúc cũng là lúc người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đớn, nhất là ở vùng cổ. Do đó bệnh nhân cần được bổ sung thêm những loại thực phẩm như sau:

  • Các món ăn dễ tiêu hóa: đu đủ, khoai lang, chuối, sữa chua, rau,… không chỉ dễ ăn mà còn bổ sung đủ các dưỡng chất thiết yếu, phù hợp với thể trạng của người bệnh;

  • Thực phẩm mềm, dễ nuốt: súp, cháo, nước ép trái cây,… có tác dụng giúp làm giảm cảm giác đau đớn khi nuốt. Người bệnh nên ăn chậm, nhai kỹ để làm mềm thức ăn, tránh bị nghẹn;

  • Thức ăn giàu đạm: thịt nạc, cá, trứng,… là nguồn protein dồi dào rất cần thiết đối với quá trình tăng sinh và tái tạo mô cho vết mổ;

  • Tăng cường vitamin và khoáng chất giúp vết mổ nhanh phục hồi:

  • Vitamin C: có trong các loại hoa quả như cà chua, cam, ớt chuông, dâu tây,…;

  • Vitamin A và vitamin K: chứa nhiều trong súp lơ, rau ngót, cải bó xôi, rau chân vịt,…;

  • Khoáng chất sắt, kẽm: có tác dụng thúc đẩy chức năng tuyến giáp, được tìm thấy trong nấm, các loại rau củ quả,…;

  • Tinh bột: có lợi cho sức khỏe và tuyến giáp vì trong tinh bột chứa nhiều kẽm, magie, vitamin A và vitamin E.

Người bệnh sau khi mổ tuyến giáp nên ăn những món ăn mềm để dễ nuốt

Người bệnh sau khi mổ tuyến giáp nên ăn những món ăn mềm để dễ nuốt

Vận động vùng cổ đúng cách:

Bệnh nhân cần tránh mang vác các vật nặng trên đầu, vai, cổ để không đè nặng áp lực lên vùng này. Bởi vì các tác động mạnh sẽ khiến vết mổ bị chậm phục hồi và tăng nguy cơ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.

Chỉ dùng thuốc khi có kê đơn:

Sau khi phẫu thuật vết mổ sẽ còn đau nên người bệnh sẽ cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của các loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không được dùng quá liều lượng.

Khi tình trạng đau đã giảm, bệnh nhân nên chuyển sang loại thuốc giảm đau an toàn hơn với liều khuyến cáo để tránh làm tổn thương gan. 

Không hút thuốc:

Biến chứng do hút thuốc lá sau phẫu thuật thường cao hơn so với những người không hút, cụ thể là vết mổ có thể bị nhiễm trùng, suy giảm chức năng nội tạng, vết mổ lâu lành hơn bình thường.

Lý giải cho điều này đó là do carbon monoxide và nicotine chứa trong thuốc lá sẽ khiến cho nồng độ oxy trong máu suy giảm, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng lưu thông máu. Vì thế nên việc vận chuyển máu và oxy tới vết mổ và các cơ quan trở nên kém hiệu quả khiến cho vết mổ mất nhiều thời gian để hồi phục. Do đó tốt hơn hết, trước và sau khi phẫu thuật bệnh nhân nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá.

Vận động vùng cổ đúng cách sẽ giúp gia tăng khả năng phục hồi sau phẫu thuậtVận động vùng cổ đúng cách sẽ giúp gia tăng khả năng phục hồi sau phẫu thuật

Quan sát và theo dõi những biến chứng sau mổ: 

Bất kể là bệnh nhân trải qua mổ hở hay phẫu thuật bằng phương pháp nội soi thì vẫn cần phải đặc biệt quan tâm tới quá trình chăm sóc và phục hồi sau khi mổ. Người bệnh cần chú ý đến những thay đổi sau để có biện pháp xử lý kịp thời:

  • Hạ canxi máu do tổn thương tuyến cận giáp gây nên với các biểu hiện như: co thắt cơ, ngứa ran lòng bàn chân, bàn tay, chuột rút, lo lắng, đau đầu, trầm cảm,...;

  • Tổn thương thanh quản làm thay đổi giọng nói, khản tiếng trong vài ngày hoặc thậm chí là vài tuần sau phẫu thuật, nghiêm trọng hơn là khàn tiếng vĩnh viễn;

  • Suy giáp biểu hiện qua những triệu chứng: chu kỳ kinh nguyệt thất thường, tăng cân, cảm lạnh,...;

  • Tụ máu ở cổ: tuy đây là biến chứng ít gặp nhưng lại rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân nếu không được phát hiện và cứu chữa kịp thời;

  • Nhiễm trùng vết mổ: mưng mủ, sưng viêm kéo dài kèm theo mệt mỏi và sốt thì bệnh nhân cần tới bệnh viện ngay.

Ngoài những lưu ý quan trọng nêu trên, người bệnh cần ghi nhớ và tuân thủ lịch hẹn tái khám vết mổ của bác sĩ để được cập nhật tốc độ bình phục của vết mổ, xét nghiệm hormone tuyến giáp định kỳ để phát hiện ra các bất thường từ sớm, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Việc thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, nghỉ ngơi và theo dõi sau phẫu thuật có vai trò quan trọng trong việc ổn định sức khỏe, tăng sức đề kháng hỗ trợ phục hồi vết mổ một cách nhanh chóng. 

Bài viết đã giải đáp câu hỏi mổ tuyến giáp sau bao lâu thì lành, đồng thời cung cấp thêm một số lưu ý cho việc chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật. Nếu bạn cần tham vấn thêm nhiều thông tin chi tiết khác, xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn ngay hôm nay! 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp