Phổi là một trong những cơ quan giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới hoạt động chung của cơ thể. Chúng ta nên chủ động tìm hiểu về chức năng của phổi và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc chính: phổi có chức năng gì?
01/12/2022 | Những căn bệnh phổi thường gặp hiện nay cần lưu ý 30/11/2022 | U phổi: Dấu hiệu, nguyên nhân và biện pháp điều trị 30/11/2022 | Những triệu chứng lao phổi người bệnh cần đi khám 25/11/2022 | Diễn biến sức khỏe của bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối
1. Giới thiệu chung về phổi
Chắc hẳn các bạn đều biết phổi là một trong những cơ quan không thể thiếu thuộc hệ hô hấp, giúp quá trình hít thở mỗi ngày diễn ra suôn sẻ. Để đảm bảo quá trình này diễn ra tốt nhất, phổi có cấu tạo tương đối phức tạp, vậy bạn đã nắm được cấu tạo chung của phổi hay chưa?
Phổi có cấu tạo tương đối phức tạp
Phổi có hai lá, nằm ở hai bên trong lồng ngực và được cấu tạo bởi các phế bào. Trong đó, phổi phải có ba lá, phổi trái có hai lá. Do trái tim lệch trái nên kích thước của phổi trái cũng nhỏ hơn phổi phải.
Để hiểu về chức năng của phổi, trước hết bạn cần xác định được cấu tạo chung của phổi. Trong đó, cây phế quản là một phần không thể thiếu thuộc cấu tạo của phổi. Mỗi ống phế quản lại có nhiều ống phế quản với kích thước nhỏ hơn, luồn lách tới khắp các ngõ ngách của lá phổi. Những ống phế quản nhỏ này còn được biết đến với tên gọi là tiểu phế quản.
Như đã phân tích ở trên, tiểu phế quản thường bắt đầu từ cây phế quản, cuối cùng chúng sẽ nối với phế nang. Hiểu đơn giản, phế năng chính là túi khí với kích thước nhỏ, đây là nơi chứa mao mạch chịu trách nhiệm vận chuyển oxy, CO2 trong máu. Chuyên gia cho biết trong lá phổi của chúng ta có tới hàng trăm triệu phế nang, nhờ vậy bệnh nhân có thể hô hấp dễ dàng hơn. Nếu các phế nang này chịu tổn thương, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ khó thở, mệt mỏi, hệ hô hấp hoạt động kém.
Chúng ta cần nắm được đặc điểm cấu tạo của phổi
Tiếp đến là màng phổi, lớp màng này bao bọc ngoài phổi thùy. Hiện tại, nhiều bệnh nhân được chẩn đoán liên quan tới màng phổi, trong đó phổ biến nhất là tình trạng tràn dịch màng phổi.
2. Khám phá chức năng của phổi
Chắc hẳn vấn đề được quan tâm hàng đầu là: phổi có chức năng gì? Vai trò quan trọng nhất của phổi đó làm đảm bảo quá trình hô hấp của cơ thể diễn ra suôn sẻ nhất. Nhờ hoạt động của phổi, cơ thể chúng ta được cung cấp lượng oxy cần thiết, giúp các cơ quan khác hoạt động dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, phổi cũng góp mặt trong quá trình đào thải khí CO2 ra ngoài cơ thể. Như vậy chức năng của phổi có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động chung của toàn bộ cơ thể.
Bên cạnh đó, nhờ có phổi, tế bào nội mô được duy trì và hoạt động hiệu quả hơn. Các tế bào này giúp tăng cường sức đề kháng cho chúng ta, ngăn ngừa sự tấn công của các loại vi khuẩn, bụi bẩn có thể gây tổn thương các cơ quan của cơ thể.
Chức năng của phổi có thể bị đe dọa bởi nhiều tác nhân
Không thể phủ nhận rằng phổi giữ vai trò quan trọng, khó thay thế đối với hoạt động của hệ hô hấp nói riêng và của cơ thể nói chung. Tuy nhiên, cơ quan này rất dễ bị tổn thương, chính vì thế các bạn cần có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh liên quan tới hệ hô hấp, đặc biệt là phổi.
3. Một số bệnh thường gặp ở phổi
Trên thực tế, chúng ta có nguy cơ đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe liên quan tới phổi. Nếu không phát hiện sớm, chữa trị đúng cách, sức khỏe của bệnh nhân sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Cụ thể, viêm phổi là một trong những bệnh khá phổ biến, bệnh xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, trong đó trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. Bệnh thường xảy ra do sự tấn công của các loại vi rút, chúng phá hủy chức năng của phổi và khiến hoạt động hô hấp có thể bị ảnh hưởng hoặc gây ra suy hô hấp.
Tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi cũng là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Để phát hiện tình trạng này, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân đi chụp X-quang hoặc chụp CT. Dựa vào kết quả chẩn đoán hình ảnh, chúng ta có thể xác định tình trạng tràn dịch, tràn khí và hút dẫn lưu trong trường hợp cần thiết.
Bệnh nhân cần đi khám khi phát hiện dấu hiệu tổn thương phổi
Một số bệnh phổi tắc nghẽn cũng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bệnh nhân. Trong đó, có thể kể đến một số bệnh như: hen suyễn, giãn phế quản hoặc bệnh viêm phế quản mạn tính,… Bệnh nhân cần phát hiện, điều trị sớm để chức năng của phổi không chịu nhiều ảnh hưởng xấu.
4. Bí quyết bảo vệ phổi
Nhìn chung, phổi của chúng ta rất dễ tổn thương và ảnh hưởng tới hoạt động của hệ hô hấp. Liệu có cách nào để bảo vệ chức năng của phổi, ngăn ngừa tổn thương xảy ra hay không? Nhìn chung, khi bạn chủ động chăm sóc sức khỏe hàng ngày, chúng ta có thể hạn chế tối đa sự tấn công của vi khuẩn, bụi bẩn vào phổi.
Thuốc lá vốn được xem là nguyên nhân hàng đầu khiến phổi bị tổn thương, tốt nhất chúng ta nên cai nghiện thuốc lá. Đây là cách để bạn tự bảo vệ bản thân và những người xung quanh, hạn chế nguy cơ mắc bệnh liên quan tới phổi. Ngoài ra, các bạn nên hạn chế sống, làm việc trong môi trường quá nhiều bụi bẩn, ô nhiễm không khí hoặc nhiễm hóa chất nặng. Trong những môi trường như vậy, chúng ta nên sử dụng khẩu trang che chắn, bảo vệ mũi, miệng.
Bạn nên luyện tập hít thở hàng ngày
Chế độ ăn uống khoa học cũng góp phần cải thiện sức khỏe phổi, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích chúng ta nên bổ sung nhiều vitamin C, chất xơ để tăng cường sức khỏe. Đặc biệt, bạn đừng quên luyện tập hít thở mỗi ngày, dành thời gian luyện tập thể dục, thể thao.
Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, bạn hãy đi kiểm tra tại các cơ sở y tế uy tín, một gợi ý dành cho bạn đó là chuyên khoa Hô hấp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với gần 30 năm kinh nghiệm, MEDLATEC đã và đang được rất nhiều khách hàng tin tưởng và hài lòng trong quá trình khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe tại đây.
Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về chức năng của phổi cũng như cách chăm sóc sức khỏe, hạn chế nguy cơ tổn thương phổi. Nếu có nhu cầu đặt lịch thăm khám, Quý khách vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 của bệnh viện.