Lao phổi là bệnh lý nguy hiểm, việc hiểu rõ về bệnh chính là cách tốt nhất để bạn bảo vệ và phòng tránh bệnh được hiệu quả hơn. Vậy bệnh lao phổi là gì? Những triệu chứng lao phổi nào phổ biến nhất?
26/10/2022 | Bác sĩ hướng dẫn cách điều trị lao phổi tại nhà theo chuẩn y khoa 15/06/2022 | Bệnh lao phổi có phải “ nỗi khiếp sợ” của toàn nhân loại? 10/11/2021 | Những kiến thức về xét nghiệm bệnh lao phổi không thể bỏ qua 13/10/2021 | Một số phương pháp xét nghiệm lao phổi phổ biến hiện nay
1. Khái niệm về bệnh lao phổi
Trước khi tìm hiểu về những triệu chứng lao phổi, đầu tiên, bạn cần phải hiểu được bệnh lao phổi có nghĩa là gì. Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis hay còn gọi là trực khuẩn Koch dựa theo tên của nhà khoa học đã tìm ra chúng. Nếu vi trùng lao thâm nhập vào trong một cơ quan bất kỳ của cơ thể rồi phát triển và cơ thể không có đủ điều kiện chống lại chúng thì sẽ hình thành bệnh lao.
Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis
Căn bệnh này có thể bắt gặp ở mọi bộ phận, cơ quan của cơ thể ví dụ như bệnh lao màng phổi, chứng lao hạch bạch huyết, bệnh lao màng não hay lao màng bụng,... Trong số đó, chứng bệnh lao phổi có tỷ lệ xuất hiện phổ biến nhất và cũng là nguồn gốc lây bệnh chính.
2. Nguyên nhân gây bệnh phổ biến là gì?
Vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis có thể lây lan mạnh mẽ trong cộng đồng khi gặp điều kiện thuận lợi. Vi khuẩn này lây lan trực tiếp từ người bệnh sang người lành khi người bệnh có các triệu chứng như ho, hắt hơi hoặc khạc nhổ thì lượng vi khuẩn phát tán ra ngoài càng nhiều hơn. Những người khỏe mạnh vô tình tiếp xúc với người bệnh có nguy cơ hít phải các vi khuẩn và mắc bệnh tại phổi.
Từ cơ quan này, các vi khuẩn gây bệnh có thể thông qua những con đường máu hoặc đường hạch bạch huyết để đi đến những tạng khác ở bên trong cơ thể và gây bệnh lao ở cơ quan đó. Các vi khuẩn lao có thể kháng lại cồn và acid dạ dày.
Nguyên nhân gây bệnh thường do bị lây nhiễm
Những tác nhân gây bệnh này có thể tồn tại trong một thời gian lên đến vài tuần ở trong đờm, rác ẩm và bóng tối. Chúng có khả năng bị tiêu diệt ở 1 số điều kiện như:
-
42 độ C: Vi khuẩn lao sẽ ngừng phát triển.
-
80 độ C trở lên: Vi khuẩn lao chết sau 10 phút.
-
Trong điều kiện tiếp xúc với tia cực tím: Vi khuẩn lao chỉ tồn tại được trong khoảng 2 - 3 phút.
-
Trong cồn 90°: Vi khuẩn lao sẽ bị tiêu diệt sau 3 phút.
3. Triệu chứng lao phổi phổ biến
Phổi là cơ quan dễ mắc lao nhất, chiếm tới 60% các trường hợp bị lao. Triệu chứng lao phổi điển hình như sau:
-
Triệu chứng ho thường kéo dài hơn 3 tuần (ví dụ như bị ho khan, ho đờm hoặc ho ra máu). Đây là một triệu chứng vô cùng quan trọng có liên quan đến căn bệnh lao phổi.
-
Người bệnh có thể bị đau ngực, thỉnh thoảng sẽ cảm thấy khó thở.
-
Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
-
Cơ thể người bệnh thường bị đổ mồ hôi trộm, đặc biệt vào ban đêm.
-
Thường bị sốt nhẹ hoặc bị ớn lạnh khi trời về chiều.
-
Cảm thấy chán ăn, bị sụt cân nhanh chóng.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể mắc phải nhiều triệu chứng khác. Tùy thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân mà các triệu chứng này sẽ có sự khác biệt nhất định. Vậy nên, tốt hơn hết là người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn chi tiết hơn.
Những triệu chứng lao phổi điển hình
4. Đối tượng nào có nguy cơ cao bị mắc bệnh lao phổi?
Lao phổi là một trong những căn bệnh khá phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bất cứ đối tượng ở mọi độ tuổi. Một vài yếu tố có thể khiến bạn dễ bị mắc phải căn bệnh này điển hình như:
-
Người bị suy giảm miễn dịch do các căn bệnh như: HIV, ung thư,...
-
Những người tiếp xúc trực tiếp với các nguồn lây bệnh.
-
Những người hiện đang mắc phải các căn bệnh mạn tính ví dụ như: loét dạ dày tá tràng, bệnh đái tháo đường, suy thận mạn,...
-
Những người nghiện ma túy, rượu bia hay thuốc lá.
-
Người thường xuyên sử dụng các loại thuốc có khả năng ức chế miễn dịch ví dụ như corticosteroid hay các hóa chất được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh ung thư,...
5. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh lao phổi?
Nhằm hạn chế sự lây lan nhanh chóng của căn bệnh, bạn có thể áp dụng một trong số các biện pháp phòng ngừa sau đây:
Để phòng bệnh lao phổi, mọi người cần lưu ý một số vấn đề
-
Tiêm vắc xin phòng bệnh: BCG được tiêm cho các bạn nhỏ nhằm phòng chống bệnh lao. Hiện tại, vắc xin phòng bệnh đang được triển khai tiêm cho trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên với chương trình Tiêm chủng mở rộng.
-
Nên mang khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với những người đang mắc bệnh lao phổi.
-
Che miệng cẩn thận mỗi khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay, đặc biệt là trước khi ăn và mỗi lần sau khi đi vệ sinh.
-
Không nên dùng chung đồ dùng với những người đang bị bệnh.
-
Người bệnh không nên ngủ chung cùng người khác và hạn chế đến những nơi đông người để hạn chế lây bệnh cho những người xung quanh.
-
Người bệnh cần phải đeo khẩu trang và che miệng khi ho hay hắt hơi. Không khạc nhổ lung tung và lưu ý tiêu hủy các vật dụng có chứa nguồn lây theo đúng quy định.
-
Tận dụng nguồn ánh nắng mặt trời để vệ sinh cho các vật dụng và nơi ở của người bị bệnh.
-
Duy trì một lối sống khỏe, lành mạnh với thời gian biểu sinh hoạt hợp lý.
-
Tránh sử dụng những chất gây nghiện có hại cho sức khỏe.
-
Thường xuyên vệ sinh khu vực sinh sống và làm việc, duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ.
6. Cách thức chẩn đoán bệnh lao phổi
Để xác định chính xác kết quả, các bác sĩ có thể dựa vào những triệu chứng lao phổi điển hình như bị sốt nhẹ khi chiều về, bị đổ mồ hôi vào ban đêm, thường xuyên chán ăn và bị sút cân nhanh chóng,... Khi đã kiểm tra các triệu chứng, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm cần thiết tùy vào từng tình trạng của các bệnh nhân. Ví dụ:
Các phương pháp chẩn đoán lao phổi
-
Thực hiện nhuộm soi đờm của người bệnh trực tiếp để tìm kiếm AFB.
-
Thực hiện xét nghiệm Xpert MTB/RIF (nếu cần thiết).
-
Tiến hành nuôi cấy để tìm vi khuẩn lao.
-
Chụp X-quang phổi.
-
Chẩn đoán và xác định bệnh: Cần phải có ít nhất một mẫu AFB (+) cùng với hình chụp X-quang nghi ngờ lao hoặc cần phải có hai mẫu đờm (+). Nếu bệnh nhân có kết quả X-quang nghi ngờ lao và xét nghiệm Xpert đờm dương tính thì cũng chẩn đoán xác định lao phổi.
Việc chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị kịp thời sẽ ngăn chặn được sự phát triển nặng hơn của căn bệnh này. Đồng thời, điều trị đúng phương pháp cũng sẽ hạn chế được những tình huống cần phải cấp cứu. Vậy nên, nếu nghi ngờ cơ thể có xuất hiện triệu chứng lao phổi, bạn nên đến chuyên khoa Hô hấp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám và can thiệp sớm, tránh trì hoãn việc đi khám khiến cho bệnh trở nên nặng và khó điều trị hơn. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ với bệnh viện thông qua tổng đài 1900 56 56 56.