Hiện nay, thiếu máu não là căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng xấu đến chức năng hoạt động một phần hoặc toàn phần tại não. Số ca tử vong bắt nguồn từ thiếu máu lên não đang ngày một gia tăng, báo động mức độ nguy hiểm của bệnh. Do đó, mỗi cá nhân nên tổng hợp những thông tin liên quan nhằm chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân.
22/09/2020 | Nếu chưa biết người bị thiếu máu nên ăn gì, đây chính là câu trả lời 17/09/2020 | Thiếu máu - nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và biến chứng 04/06/2020 | Định lượng Haptoglobin và ý nghĩa trong chẩn đoán thiếu máu tan máu
1. Dấu hiệu cho thấy bạn mắc bệnh thiếu máu não
Đau đầu
Đau đầu thường xuyên là một trong những dấu hiệu tiêu biểu của tình trạng thiếu máu lên não. Tuy nhiên, triệu chứng trên cũng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như: căng thẳng, mệt mỏi, stress,... hay do các bệnh lý khác. Vì vậy, nên thực hiện kiểm tra để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.
Chóng mặt, choáng váng
Bị chóng mặt, choáng váng khi thay đổi tư thế đột ngột. Nếu tình trạng trên kéo dài, ngày càng nghiêm trọng kèm theo cảm giác ù tai không có yếu tố tác động, thì tuyệt đối không nên chủ quan. Đây có thể là biểu hiện của tình trạng suy nhược cơ thể, máu vận chuyển lên não gặp khó khăn.
Thiếu máu lên não gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm
Tê mỏi chân tay
Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân thiếu máu não là tình trạng châm chích, tê bì tay chân, thỉnh thoảng kèm theo cảm giác kiến bò dưới da. Một số trường hợp đau mỏi cơ theo vùng phân bố thần kinh.
Ngoài ra, thiếu máu não cũng là nguyên nhân dẫn đến những biến chứng thần kinh như: ăn uống, nói chuyện gặp khó khăn, tê liệt mặt, môi hàm đông cứng.
Thị lực suy giảm
Hệ thống thần kinh tại vùng não thường có cấu trúc tương đối phức tạp. Quá trình vận chuyển, lưu thông máu nếu không diễn ra thuận lợi có thể gây thiếu oxy lên não nghiêm trọng, dẫn đến suy giảm thị lực. Bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng thần kinh thị giác.
Mất ngủ
Ngủ không sâu giấc, thức giấc liên tục,... là những dấu hiệu báo động về vấn đề tuần hoàn máu não gặp khó khăn. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu máu lên não nếu kéo dài liên tục sẽ gây rối loạn tâm lý, suy giảm trí nhớ, nguy hiểm hơn là mắc bệnh trầm cảm.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Tình trạng thiếu máu não có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên gồm hai nhóm cơ bản sau:
Thiếu máu não do biến chứng từ bệnh lý khác
Xơ vữa động mạch
Theo thống kê gần đây cho thấy, khoảng 80% bệnh nhân thiếu máu não bắt nguồn từ xơ vữa động mạch. Các mảnh động mạch xơ vữa khiến thành động mạch dày lên gây hẹp lòng mạch, cản trở quá trình lưu thông máu.
Tim mạch
Các bệnh liên quan đến tim mạch nếu không sớm phát hiện và điều trị sẽ gây cản trở nghiêm trọng đến quá trình lưu thông máu lên não. Do đó, nên duy trì một hệ tim mạch khỏe mạnh để hạn chế bệnh tật không mong muốn.
Tăng huyết áp
Tăng huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng áp lực quá trình lưu thông máu lên thành mạch. Lâu dần, thành mạch không thể phục hồi dẫn đến giãn nở và hình thành tổn thương. Những tổn thương này gây phình mạch, chảy máu não hoặc cản trở quá trình lưu thông máu lên não.
Hiện nay, rối loạn tim mạch được xem là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu máu lên não
Bệnh hình thành từ chế độ sống không lành mạnh
Căng thẳng kéo dài
Quá trình sinh hoạt và lao động sẽ thúc đẩy sản sinh nhiều gốc tự do, lâu dần gây ảnh hưởng xấu đến thành mạch máu và cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Nếu không có phương pháp kiểm soát hiệu quả, có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng như: đau nửa đầu, tai biến mạch máu não.
Lạm dụng thuốc lá, chất kích thích
Những người có thói quen sử dụng thuốc lá và chất kích thích thường xuyên thường có nguy cơ mắc bệnh cao. Một số chất có hại trong thuốc lá làm đẩy nhanh quá trình hình thành cục máu đông tại lòng mạch gây nên tình trạng thiếu máu cục bộ.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Sử dụng hàm lượng lớn chất béo, dầu mỡ, ít chất xơ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hình thành xơ vữa động mạch, ảnh hưởng xấu đến quá trình lưu thông máu.
Lạm dụng bia rượu thường xuyên trong thời gian dài có thể gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm
3. Điểm danh 8 thực phẩm người thiếu máu não không nên bỏ lỡ
-
Thịt bò: có tác dụng đẩy nhanh quá trình tái tạo, sản sinh hồng cầu, cung cấp lượng oxy cho cơ thể và tăng cường sức khỏe hệ thống miễn dịch nhờ chứa hàm lượng lớn các chất sắt, đạm, Vitamin B2, B6 và B12.
-
Thịt cá hồi: loại thực phẩm này chứa nhiều chất có lợi cho hoạt động của não bộ như Axit béo không no, khoáng chất Kali, Canxi, kẽm, nhóm Vitamin A, B6, D,...
-
Hải sản: trong hải sản có chứa nhiều kẽm, sắt, Vitamin B12, các axit amin,... Sử dụng hải sản với số lượng phù hợp mỗi ngày giúp giảm nhanh các cơn mệt mỏi, căng thẳng, nâng cao sức đề kháng, đặc biệt là hỗ trợ lưu thông máu, đưa oxy lên não.
-
Lòng đỏ trứng: giàu đạm, chứa hàm lượng lớn canxi, sắt, photpho và Vitamin giúp tăng cường quá trình tái tạo hồng cầu, sản sinh máu.
-
Rau chân vịt, bông cải xanh: sử dụng bông cải xanh và rau chân vịt hàng ngày giúp bổ sung thêm nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể như: sắt, Vitamin B12, Axit Folic.
-
Cà rốt: đây không chỉ là thực phẩm dễ chế biến, mùi vị thơm ngon mà còn hỗ trợ tăng cường lưu thông máu hiệu quả nhờ chứa nhiều dưỡng chất Beta - Carotene, Vitamin C, D, A, E, kali, canxi, magie,...
-
Dâu tây, mâm xôi: có khả năng tăng cường hấp thụ Sắt, nâng cao sức đề kháng và bổ sung folate, Carbohydrate, kẽm, chất xơ, chất chống oxy hóa cho cơ thể.
-
Nho đen khô: giúp tăng cường khả năng sản sinh Hemoglobin tạo máu, cung cấp hàm lượng lớn Vitamin C, chất chống oxy hóa.
Duy trì thói quen dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa bệnh tật
Thiếu máu não là bệnh có thể ngăn ngừa hiệu quả thông qua chế độ ăn uống, nghỉ dưỡng và rèn luyện thể dục, thể thao. Chủ động phòng tránh bệnh giúp mỗi cá nhân duy trì ổn định sức khỏe, hạn chế những biến chứng nguy hiểm như: suy nhược cơ thể, thậm chí là tử vong. Trong trường hợp cần tư vấn cụ thể, có thể liên hệ miễn phí đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua số điện thoại 1900 565656 để được hỗ trợ.